Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

Vỡ đập !_Khủng hoảng Ngân sách !

 http://chauxuannguyen.org

CXN_102815_10 589_Bài 2: Tôi không thích chỉ trích PTDC nữa, nhưng khi một Tiến Sĩ Kinh Tế VN như Phạm Chí Dũng mà phơi bày kiến thức kinh tế VM tầm thường hơn cả người dân tầm thường thì tôi phải lên tiếng, nhất là đăng bởi Đài VOA là tiếng nói của Mỹ, không khéo người ta lại tưởng 93 triệu dân VN là ngu xuẩn hết, không nhìn thấy cái sai để lên tiếng (lack of knowledge, 27 Hội Đoàn, century to change VC, LTCN, syndicate of banks): Khủng hoảng ngân sách Việt Nam: Thống đốc Bình ở đâu?

50219-port
Châu Xuân Nguyễn
xxxxx
Bài hai này chỉ ra đồng chí an ninh cài cắm không tra Google kỹ càng trước khi tuyên bố một câu chắc nịch như sau: Trích bài báo dưới đây ngày 28.10.2015:”Chưa kể đến việc đối tượng nào đã mua 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế của chính phủ VN lần trước vẫn còn là một bí mật mà cho đến nay chưa được công bố.
Đã có đồn đoán cho rằng người mua 1 tỷ USD trái phiếu năm ngoái không phải là doanh nghiệp nước ngoài mà chính là doanh nghiệp trong nước.”(HT)
xxxxx
Tôi nhớ rất kỹ là lúc CPVN tuyên bố bán thành công 1 tỷ usd tôi có vào Blooberg tiếng Anh tìm và thấy nó quả đúng như 2 bài báo này (nếu không đúng, bịa chuyện thì tôi đã là người tuyên bố ầm lên rồi…http://www.thesaigontimes.vn/122409/Viet-Nam-ban-het-1-ti-do-la-My-trai-phieu-quoc-te.html
http://www.thesaigontimes.vn/122418/Trai-phieu-quoc-te-dat-hang-Chinh-phu-can-nhac-phat-hanh-them.html
CXN_042815_8742_Khi nợ xấu NHTM bế tắc không trả nổi thì đẩy lùi nợ xấu, bây giờ nợ c ông bế tắc không trả nổi thì đẩy lùi nợ công. Sau khi đẩy lùi nợ xấu NH 2 năm thì phá sản NHTM, bao giờ phá sản KTVN đây ???: Sẽ tiếp tục phát hành trái phiếu quốc tế để hoán đổi n ợ
Trích bài 8742 ngày 28.4.2015 (6 tháng nay):”Hồi đầu tháng 11-2014, Bộ Tài chính đã phát hành đợt trái phiếu quốc tế đầu tiên tại thị trường Mỹ để tái cơ cấu nợ trị giá 1 tỉ đô la với mức lãi suất cố định 4,8%/năm. So với lãi suất các đợt phát hành năm 2005 và 2010 là 6,875% và 6,755% thì mức lãi suất mới thấp hơn đáng kể.
Các ngân hàng Deutsche Bank, HSBC và Standard Chartered Bank đóng vai trò là tổ hợp quản lý cho đợt phát hành đó đồng thời giao dịch hoán đổi/mua lại các trái phiếu cũ.”(HT)
xxxx
Cái mà đồng chí an ninh thành ủy không biết dc, ko hiểu dc mà vẫn sẵn sàng viết lên những điều hoàn toàn sai sự thật để làm đài VOA của CP Mỹ cũng mang tiếng lây là không kiểm chứng là một lũ dốt đặc cán mai. Khi vay số tiền quá lớn, hàng tỷ đô thì không một NHTM thế giới nào cho vay 100% vì không thể nào mua bảo hiểm dc vì rủi to quá lớn (too big a risk) nên phải gộp chung lại nhiều NH, gọi là Syndicate banking chỉ thuần túy cho khoản vay này thồi, trong trường hợp này là “Các ngân hàng gồm Deutsche Bank, HSBC, và Standard Chartered Bank đóng vai trò là tổ hợp quản lý cho đợt phát hành trái phiếu và giao dịch hoán đổi/mua lại các trái phiếu cũ. HSBC là ngân hàng thanh toán và phân phối trái phiếu.” Lý do là để spreading the risks tức là phân tán rủi ro rồi khi mua bảo hiểm thì mỗi NH thành viên mua bảo hiểm (phòng khi VN vỡ nợ) riêng với những cty bảo hiểm riêng, từ đó rủi ro phân tán mỏng, đó là nguyên tắc của International Financing (Tài Chánh QT).
x
Một lần nữa, kiến thức của Tiến Sĩ Phạm Chí Dũng và Đài VOA của chính phủ Hoa Kỳ dc phơi bày thật rõ ràng cho bàn dân thiên hạ …
BÀI 1 LÀ PHẦN DƯỚI ĐÂY
Đồng chí an ninh cài cắm PCD lúc nào cũng huênh hoang như ta đây giỏi về KT nhưng điều cơ bản rằng Nguyễn Văn Bình là Thống Đốc NHVN, là người chịu trách nhiệm về chính sách tiền tệ (Monetary Policy), bao gom tỷ giá, dự trử ngoại hối, kiểm tra và giám sát NHTM.
x
Ngược lại, Ngân sách VN là bổn phận và trách nhiệm cua Bộ Tài Chính, đó là trách nhiệm về quản lý, dự toán, thực hiện thu chi, thuế, đầu tư phát triển, trả nợ QG, chi thường xuyên v.v… Đó là trách nhiệm chính sách tài khóa (Budgetary Policy).
x
Vậy mà Tiến Sĩ không nhìn được sự khac biệt là chuyện NS thì không dính gì tới Thống Đốc NH, cũng như không dính gì tới Bộ Y Tế, Bộ Giáo Dục…Họ chỉ nhận tiền chi trong Ngân sách mà thôi.
x
Một điều sĩ nhục cho Đài VOA, một đài tiếng nói của Hoa Kỳ lại đăng một bài lộ rõ sự thiếu kiến thức (lack of knowledge) của một Tiến Sĩ Kinh Tế Made in VN như PCD. Khi đăng lại họ cũng rõ rằng không có một kiến thức cơ bản về sự khác biệt giữa chính sách Tiền Tệ và Chính Sách Tài Khóa và ai là người chịu trách nhiệm phần nào. Còn rất nhiều điều sai trg bài này của PCD nhưng hẹn bài sau.

Càng ngày kịch bản kết liễu KT của CSVN càng rõ, đồng bào ngưng đóng thuế (CP HCS sẽ không truy thu thuế), xuống đường biểu tình đột xuất để nhanh chóng lật đổ bọn ăn hại đái nát, bất tài, tham nhũng, quản lý KTVM tồi vì ngu xuẫn và dốt nát để nhanh chóng có một CP mới có tài hơn, trong sạch hơn. -Melbourne –
29.10.15 –
Châu Xuân Nguyễn
xxxxxxxx
http://www.voatiengviet.com/content/khung-hoang-ngan-sach-thong-doc-binh-o-dau/3025031.html
28/10/2015
Khủng hoảng ngân sách Việt Nam: Thống đốc Bình ở đâu?

Nhân viên đếm tiền tại một quầy giao dịch của Ngân hàng Quốc tế Việt Nam ở Hà Nội.
Sự ‘biến mất’ trên mặt công luận của Thống đốc ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình trong thời gian gần đây đang gây nên những đồn đoán về tình hình nhân sự của cơ quan độc quyền vàng – đô la – tín dụng và cả in tiền này trước Đại hội Đảng 12.
Tín hiệu ‘vỡ đập’
Giới quan chức Việt Nam càng ngày càng tỏ ra bất lực lẫn bất nhất khi cố ngăn chặn nạn vỡ đập ngân sách.
Không có chuyện Chính phủ thoái vốn để trả nợ nước ngoài’ – Lần này người ta muốn đưa nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Phạm Viết Muôn ra đính chính trước biện pháp không thể chối cãi của Chính phủ về việc thoái vốn đồng loạt tại 10 tập đoàn lớn. Ông Muôn khẳng định chắc nịch như thế tại Hội nghị thường niên các nhà đầu tư của Tập đoàn VinaCapital.
Thế nhưng cùng lúc, vài chuyên gia rất thân cận với Chính phủ lại khẳng định điều ngược lại. Điều được coi là “khó khăn ngân sách” và trách nhiệm phải trả nợ công là lẽ đương nhiên mà ngay cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng không thể chố cãi.
Từ giữa năm nay, khi Chính phủ chỉ đạo cho Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài chính nghiên cứu thực thi chính sách bán dần một số công trình đã hoàn tất như cầu, đường, sân bay… để thu tiền cho ngân sách, thực tế đã cho thấy rõ tình hình “thùng rỗng kêu to”. Không chỉ cán bộ công chức mà cả đến người dân cũng hiểu rằng rất có thể đến một lúc nào đó ngân sách sẽ hoàn toàn rỗng ruột và chẳng còn gì để trả lương cho đội ngũ “hành là chính”.
Tín hiệu “vỡ đập” mới nhất vừa xuất hiện khi Bộ Tài chính Việt Nam phải trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phương án phát hành 3 tỷ USD trái phiếu nhằm tái cơ cấu nợ trong nước trong giai đoạn 2015-2016.
Con số 3 tỷ USD cho kế hoạch phát hành trái phiếu này lớn gấp 3 lần so với số trái phiếu quốc tế có giá trị 1 tỷ USD do chính phủ Việt Nam phát hành vào cuối năm 2014.
Vài tờ báo trong nước tỏ ra hồ hởi đầy giả tạo: “Nhà nước sắp thu về nhiều tỷ đô la từ trái phiếu quốc tế”. Nhưng khốn nỗi, báo cáo của Bộ Tài đã chứng tỏ một tâm trạng hết sức hoang mang. Không chỉ tình trạng bội chi ngân sách đang không biết làm thế nào giảm bớt, mà phần nợ công đến hạn phải trả lại đang ngập đến tận cổ.
Nếu vào tháng 5/2015, báo cáo của Bộ Tài chính lên Quốc hội về việc sử dụng vốn vay và quản lý nợ công còn kiên định với chỉ số nợ công so với GDP ước năm 2014 là 59,6%, thì đến tháng 9/2015, Học viện Chính sách và Phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tính toán lại và đưa ra con số nợ công trong năm 2014 là 66,4% GDP, tức vượt cả ngưỡng nguy hiểm là 65% GDP.
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được tung ra chỉ ít ngày trước khi diễn ra Hội nghị trung ương 12 “quyết định về nhân sự cao cấp” của đảng.
Cũng cần lưu ý rằng mới chỉ vào giữa năm nay, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh và cũng là một trong số 200 ủy viên Trung ương đảng, đã đáp rất thành thật: “Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm” tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, khi ông được hỏi thế nào là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sự thật là bất chấp việc chính phủ Việt Nam vẫn thường xuyên tung ra các báo cáo tô hồng về “kinh tế quốc gia như GDP tăng hơn 6% và nợ công vẫn an toàn”, rõ ràng là tình hình ngân sách đã trở nên cực kỳ khó khăn từ cuối năm 2014, và quá khó để tìm ra nguồn để trả nợ nước ngoài.
Ai mua trái phiếu?
Một khi chính phủ đã phải “cắn răng” thoái vốn tại 10 tập đoàn lớn, trong đó có cả “con bò sữa” Vinamilk, để rút ra 10.000 tỷ đồng dùng cho “chi tiêu ngân sách”, có thể hiểu rằng hàng loạt công trình xây dựng trụ sở và tượng đài ngàn tỷ, kể cả cái đề án “đổi mới sách giáo khoa” lên đến 34.000 tỷ của một bộ trưởng quá thiếu liêm sỉ để từ chức… đã góp phần to lớn như thế nào vào việc làm khánh tận quê hương và vắt kiệt sức chịu đựng của dân chúng.
Dân chúng đã vậy, song gần 3 triệu công chức viên chức cũng đang lâm nạn. Cùng thời điểm tuyên bố kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế, Bộ Tài chính bất ngờ tiết lộ việc “có thể hoãn tăng lương năm 2016 đối với cán bộ công chức”.
Từ mấy năm qua, năm nào chính sách tăng lương cho công chức viên chức cũng được mang ra bàn thảo. Nhưng sau hết, thành quả cao nhất vẫn chỉ là một lời hứa hẹn. Sự thật rất rõ ràng là nếu vào những năm trước, khi ngân sách chưa đến nỗi “dội vào vách đá” như hiện nay mà còn không thể tăng lương, thì thử hỏi lấy tiền ở đâu ra để trả lương trong những năm tới, khi tình hình còn khó khăn hơn nhiều.
Cũng mới đây, chính Bộ Tài chính đã phải đề nghị “vay nóng” Ngân hàng nhà nước 30.000 tỷ đồng để “tạm thời giải quyết khó khăn ngân sách”. Sau một thời gian giằng co, Ngân hàng nhà nước đã chấp nhận cho Bộ Tài chính vay một “gói 30.000 tỷ đồng”. Trước đó vào tháng 4/2015, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính vay từ quỹ dự trữ ngoại hối. Mặc dù số ngoại tệ dự trữ quốc gia là khá lớn – lên đến 37 tỷ USD – nhưng đề xuất này đã vấp phải phản ứng khá mạnh mẽ của giới chuyên gia do lo sợ sẽ gây thâm hụt dự trữ ngoại hối và mất ổn định tiền tệ.
Hàng loạt dấu hiệu ngân sách cạn tiền đang lồ lộ hiện ra.
Chẳng có gì chắc chắn là kế hoạch phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế lần này sẽ “thành công” như vụ phát hành 1 tỷ USD cuối năm ngoái. Chưa kể đến việc đối tượng nào đã mua 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế của chính phủ VN lần trước vẫn còn là một bí mật mà cho đến nay chưa được công bố.
Đã có đồn đoán cho rằng người mua 1 tỷ USD trái phiếu năm ngoái không phải là doanh nghiệp nước ngoài mà chính là doanh nghiệp trong nước.
Vào cuối năm 2013, một tập đoàn làm ăn tham nhũng và nợ ngập đầu là Vinashin đã có kế hoạch phát hành 600 triệu USD trái phiếu ra quốc tế. Tuy nhiên cho tới nay, dường như kế hoạch này không mang lại kết quả nào.
Gần đây, một số đợt phát hành trái phiếu trong nước của chính phủ đã bị ế ẩm. Dường như tình hình các ngân hàng thương mại đã có nhiều dấu hiệu cạn tiền. Một số ngân hàng thậm chí còn bắt đầu lao vào cuộc đua tăng lãi suất huy động.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình ‘biến mất’?
Trong khi con số 500.000 tỷ đồng nợ xấu ngân hàng vẫn còn nguyên vẹn, sự “biến mất” trên mặt công luận của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình trong thời gian gần đây đang gây nên những đồn đoán về tình hình nhân sự của cơ quan độc quyền vàng – đô la – tín dụng và cả in tiền này trước Đại hội Đảng 12.
Vào cuối tháng 7/2015, ngay sau khi ký kết hợp tác với đối tác Mỹ tại Washington, ông Nguyễn Xuân Sơn, lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng GP, đã bị Bộ Công an bắt khẩn cấp tại Việt Nam.
Nếu không “thành công” với kế hoạch phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế, tình trạng thâm hụt ngân sách của Việt Nam sẽ càng nghiêm trọng, càng đẩy nhanh con tàu tài chính quốc gia đến bờ vực phá sản.
Khi đó, tất cả sẽ cho thấy rằng báo cáo “kinh tế vẫn ổn định và phát triển” của Chính phủ sau 9 năm “điều hành linh hoạt và uyển chuyển” là không tưởng như thế nào!
Ngay sau khi nổ ra cuộc cách mạng tại Ukraine vào đầu năm 2014, cảnh sát phát hiện trong nhà cựu bộ trưởng năng lượng của chế độ Yanukovych bị lật đổ hàng triệu USD và tới 42 kg vàng. Nhưng ngân khố quốc gia khi đó chỉ còn vỏn vẹn 500 ngàn đô la…