Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

"Đã đến lúc..." Báo thanh niên đăng :

Họ đã làm được gì?

Một trong những "con nợ" lớn nhất với số nợ lên tới trên 103.000 tỉ đồng là Tập đoàn điện lực VN (EVN).
Kết quả mà tập đoàn này mang lại là liên tục thua lỗ trong nhiều năm và liên tục tăng giá để bù lỗ. Tăng giá điện là một trong những yếu tố góp phần làm kiệt quệ sức khỏe của doanh nghiệp, làm giảm mức sống của người dân và giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế trong nhiều năm qua. Ngược lại, kinh doanh có lãi nhưng Tập đoàn dầu khí VN (PVN) lại không bằng lòng với đề xuất tăng tỷ lệ lãi nộp từ 50% lên 75% để giúp ngân sách bớt căng thẳng trong bối cảnh bị hụt thu lớn hiện nay. Đây không phải lần đầu diễn ra chuyện "kỳ kèo" phân chia tỷ lệ lợi nhuận giữa PVN với ngân sách. Đến mức, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cũng bày tỏ không bằng lòng khi “năm nào Thường vụ Quốc hội cũng phải bàn việc chia thế nào cho PVN”. Nên nhớ, PVN đang dẫn đầu trong số những tập đoàn - tổng công ty được ngân hàng cho vay nhiều nhất, họ nợ 124.499 tỉ đồng.
Nơi lỗ thì tăng giá làm khó doanh nghiệp và người dân; chỗ có lãi thì không muốn chia sẻ với ngân sách gánh nặng hụt thu. Đó chỉ là hình ảnh của 2 "con nợ" lớn nhất của hệ thống ngân hàng trong tổng số nợ 1,35 triệu tỉ nói trên. Rồi thì Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) liên tục mập mờ lỗ lãi để tăng giá bán lẻ; Tập đoàn Than khoáng sản nhiều lần "đòi" điều chỉnh thuế xuất khẩu than dù trong nước đang và sẽ phải nhập than; Tập đoàn Hàng hải Việt Nam thì gây thất thoát, thua lỗ cho ngân sách hàng ngàn tỉ đồng...
Được ưu ái về vốn, về lợi thế kinh doanh... nhưng điều mà khối DNNN nói chung mang lại cho nền kinh tế nhiều năm nay không tương xứng. Thậm chí, theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, hoạt động sa sút của họ là một trong những nguyên nhân chính tạo nên suy thoái kinh tế kéo dài. Đó là vì hiệu quả sử dụng tài sản kém hơn hẳn so với các khu vực DN khác trong khi đang nắm giữ nhiều nguồn lực hơn.
Ví dụ năm 2009, DNNN chiếm 37,2% nguồn vốn kinh doanh, 44,8% giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn, nhưng chỉ tạo ra 25% doanh thu, 37% lợi nhuận trước thuế, 20% giá trị sản xuất công nghiệp. Hiệu quả đầu tư cũng thua xa các loại hình doanh nghiệp khác. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho hay, năm 2009, các DNNN phải sử dụng tới 2,2 đồng vốn để tạo ra một đồng doanh thu trong khi DN ngoài quốc doanh chỉ cần 1,2 đồng vốn và DN vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là 1,3 đồng. Điều này đã kéo mức sử dụng vốn trung bình của toàn bộ DN Việt Nam xuống 1,5 đồng.
Trong kinh doanh, nợ là chuyện bình thường. Nhưng nợ lớn hơn nhiều lần vốn chủ sở hữu; vay nợ để đầu tư ngoài ngành; vay nhiều nhưng hiệu quả đầu tư kém... thì rất đáng lo ngại. Những con số đã phản ánh chân thực những việc mà các DNNN đã làm cho đất nước, cho nền kinh tế.
Đã đến lúc phải mạnh dạn và quyết liệt cho giải thể các DN làm ăn thua lỗ kéo dài; phá bỏ thế độc quyền, tạo môi trường bình đẳng cho tất cả các DN cùng cạnh tranh, phát triển và đóng góp thực sự cho nền kinh tế.  
Nguyên Khanh

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Lá phiếu trắng của nhà sử học Dương Trung Quốc

Bỏ qua chuyện “xào nấu” số liệu của bảng điện tử nói về số 97,59% nhất trí với Hiến pháp 1992 sửa đổi, bởi có 488 người biểu quyết, mà 486 người nhất trí, hai người không biểu quyết, mà hệ thống chuyên thu thập số liệu biểu quyết lại đưa ra con số 97,59% thì nên đuổi việc anh phụ trách IT của Quốc hội.

Hệ thống này chỉ có hai nút “Nhất trí” và “Không nhất trí”, tương đương với hai số 1 và 0. Nếu bấm nút “Nhất trí” thì hệ thống cộng thêm số 1, nếu không, thì chẳng cộng thêm gì nữa. Sau khi các đại biểu hoàn tất việc bấm nút, hệ thống cộng dồn số “Nhất trí” chia cho tổng số người bầu sẽ ra phần trăm “Nhất trí” và “Không nhất trí”, một bài toán đứa trẻ học lớp 7 cũng biết làm, tính nhẩm cũng ra khoảng 99%.
Không hiểu sao hệ thống tin học của Quốc hội mà “nát đến tận byte bít” hay là “bị can thiệp đến tận CPU – bộ xử lý trung ương” như thế. Thôi thì cứ coi là hệ IT của Quốc hội luôn “đồng tình với ý kiến của đại đa số nhân dân” nên nó được “điều chỉnh cho hợp lý như VTV” đã làm vài giờ sau đó.
Dư luận băn khoăn, hai người không bấm nút là ai, sao lại cả gan thế.
Một người đã chính thức lên tiếng: nhà sử học Dương Trung Quốc, ông từng đề nghị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ chức trong kỳ họp Quốc hội lần trước và  từng đề nghị hoãn thảo luận sửa đổi Hiến pháp (video trên).
Như vậy, tôi tin những gì đại biểu Dương Trung Quốc nói từ trước tới nay trên hội trường Quốc hội là từ tâm của ông. Một mình lội dòng nước ngược không hề đơn giản trong bối cảnh hiện nay.
Còn nhớ, trong quá trình thảo luận về sửa đổi Hiến pháp, ông Trương Trọng Nghĩa đã phát biểu: “Hậu thế sẽ đánh giá Quốc hội khóa XIII khi thúc đẩy hay cản trở sự phát triển của lịch sử dân tộc” mà ông Dương Trung Quốc đã rất đồng tình.
Nếu tất cả các đại biểu Quốc hội, dù là đảng viên hay không, biết thể hiện chính kiến của mình và dũng cảm trong bỏ phiếu, thì hệ thống IT không có cách nào làm méo số liệu như kỳ bỏ phiếu vừa qua. Chắc chắn không có Vinashin, Bauxite, láng giềng khó mà bắt nạt.
Chưa biết hậu thế sẽ đánh giá thế nào về Quốc hội khóa XIII (13), bởi cần có thời gian, nhưng qua lần bỏ phiếu này, ông Dương Trung Quốc xứng đáng được gọi là đại biểu của nhân dân.
Thiểu số chưa chắc đã sai, đa số chắc gì đã đúng. Nếu đem ra trưng cầu dân ý, làm một cách thực sự khoa học và dân chủ thì số người không ấn nút cũng không phải là ít. Hai lá phiếu trắng trong gần 500 phiếu đồng ý đã đi vào lịch sử của Quốc hội Việt Nam, thể hiện thái độ rất đáng trân trọng.
HM Blog. 29-11-2013
theo bbc :

Luật đất đai: 'Sự khôn lỏi của nhà nước'

Cập nhật: 10:23 GMT - thứ sáu, 29 tháng 11, 2013
Luật đất đai sửa đổi được Quốc hội thông qua với tỷ lệ phiếu tán thành áp đảo
Sáng 29/11, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật đất đai sửa đổi với tỷ lệ phiếu tán thành là 448 trong số 473 đại biểu tham gia, đạt gần 89,9%.
Điều 4 của luật mới quy định: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của luật này," báo trong nước đưa tin.
Luật mới cũng quy định định kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm và không quy định tầm nhìn 20 năm.
Về vấn đề thu hồi đất, luật mới tiếp tục quy định nhà nước được phép thu hồi đất để "phát triển kinh tế, xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng" trong các trường hợp:
  • Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư
  • Thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư
  • Thực hiện các dự án do hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận
BBC đã có cuộc phỏng vấn với ông Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS và là một trong 72 nhân sỹ trí thức ký tên trong bản kiến nghị thay đổi hiến pháp được biết đến với tên gọi Kiến nghị 72, về sự kiện này.
BBC: Ông nhận xét gì về những khác biệt cơ bản giữa Luật đất đai sửa đổi mới được thông qua, so với luật cũ?
TS Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ rằng nó không có tiến bộ gì so với cái cũ cả.
Nó có thể có một số câu từ làm cho việc thu hồi đất chặt chẽ hơn trước một chút và giảm bớt được sự tùy tiện của chính quyền địa phương khi họ thu hồi đất và đền bù thu hồi đất.
Đấy là ở tầm câu chữ chung của Luật đất đai sửa đổi lần này.
Còn cái vấn đề mà người ta bàn luận rất nhiều trong thời gian vừa qua thì thực sự được ngã ngũ từ hôm qua, khi Quốc hội thông qua hiến pháp với nội dung đất đai thuộc sở hữu toàn dân.
Hiến pháp thông qua ngày hôm qua còn hợp hiến hóa cho việc thu hồi đất cho các dự án phát triển kinh tế xã hội.
Những dự án cho xã hội kinh tế như thế trong luật đất đai trước kia là quy định vi hiến so với hiến pháp năm 1992.
Dù biết đó là quy định vi hiến, hôm qua, 29/11, các đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua một hiến pháp giúp hợp hiến hóa cho điều này.

'Nhà nước khôn lỏi'

"
BBC: Ông nghĩ thế nào về quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý trong bối cảnh ngày nay?
TS Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ đây là một sự sao chép hết sức mù quáng những sai trái của hiến Pháp Liên Xô những năm 80.
Khái niệm 'sở hữu toàn dân' là một khái niệm không đầy đủ.
Khái niệm 'toàn dân' là khái niệm dùng để đánh tráo một khái niệm chính xác hơn, lẽ ra phải gọi là 'sở hữu công', hoặc 'sở hữu nhà nước', có một chủ thể, một pháp nhân cụ thể, đó là chính phủ hay một UBND tỉnh nào đấy vì cơ quan đó có tư cách pháp nhân, là chủ sở hữu của một lô đất nào đó cụ thể. Có như thế mới gọi là chủ sở hữu.
Còn 'toàn dân' không thể là một khái niệm kinh tế cụ thể để thực thể đó có thể sở hữu gì cả.
Quan trọng nhất là chủ sở hữu phải tham gia vào quan hệ dân sự - mua bán chuyển nhượng quyền ở hữu của mình, và trong một số trường hợp là phải ra tòa nếu hai bên không thống nhất.
Một cá nhân, một doanh nghiệp, một tổ chức có tư cách pháp nhân, chính phủ, UBND tỉnh có thể bị kiện ra tòa. Thế nhưng toàn dân thì không ai vớ được cái ông toàn dân để đưa ra tòa.
Một đối tương mông lung như vậy, không phải là một đối tượng cụ thể nào cả mà bảo rằng nó là chủ sở hữu. Rồi nhà nước lại là đại diện để sử dụng quyền chủ sở hữu mà quản lý đất.
Thực sự là nhà nước rất khôn, trốn tránh trách nhiệm chủ sở hữu để không ai kiện được nhà nước về đất đai với tư cách là chủ sở hữu. Nhà nước lại đùn cho một ông vô hình dung gọi là 'ông toàn dân'.
Đó là một sự vô trách nhiệm của nhà nước, khôn lỏi của nhà nước, chỉ hưởng, chỉ có quyền mà không chịu trách nhiệm. Đó là một khái niệm mà không một từ xấu xa nào mô tả được.
Rất đáng tiếc đó là một khái niệm vay mượn của một chế độ mà sau khi vay mượn thì chỉ chưa đầy 10 năm sau, chế độ đó đã bị xóa sổ.
Thế mà sang thế kỷ 21, những người tự nhận là trí tuệ, đại diện của Việt Nam lại không chịu lắng nghe, để rồi nhắm mắt thông qua hiến pháp với luật quy định sở hữu toàn dân thì tôi không thể hiểu được.
Ông Nguyễn Quang A nói các đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu với tư cách Đảng viên

'Bỏ phiếu với tư cách Đảng viên'

BBC: Nếu ông là đại biểu quốc hội có mặt trong phiên biểu quyết về Hiến pháp sửa đổi và Luật đất đai sửa đổi, ông sẽ lựa chọn như thế nào? Tán thành, không tán thành, hay không biểu quyết?
TS Nguyễn Quang A: Chắc chắn là không tán thành chứ làm gì có chuyện không biểu quyết.
Tất nhiên là những người không biểu quyết thì cũng tỏ thái độ của người ta. Nhưng tôi nghĩ thái độ đấy vẫn còn là thái độ lừng khừng.
Theo những gì tôi nghe được từ một số người khi họ nói ở bên ngoài thì tôi biết được số không tán thành không phải là ít.
Nhưng vì người ta phải chịu kỷ luật rất khắt khe của Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ là Đảng viên và khi Lãnh đạo Đảng đã bảo rằng Đảng đã quyết định, phải chấp hành thì họ cứ như cái máy mà ấn nút thôi.
Khi họ bỏ phiếu thì họ không phải bỏ với tư cách cá nhân, mà là với tư cách là một phần của Đảng.
Quê Choa: Global Witness cho Việt Nam: Hãy hành động!: Phạm Chí Dũng Theo RFA   Ảnh bên: Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN phá rừng để trồng cao su ở Campuchia. Con sóng Global Witness Kh...
theo Đào Tuấn :

Nghị trường ấn tượng những phát ngôn..ấn tượng

duongtrungquoc“Bao nhiêu Thỏ thành Gấu”. “Nghị quyết gối đầu giường”. “Chúng ta đang nói về chúng ta”. “ĐBQH nói gì thì nói trừ tham nhũng”… Nghị trường năm nay ấn tượng vì tràn ngập những phát ngôn… ấn tượng.

Bao nhiêu con Gấu bị tuyên là ThỏẤn tượng nhất là câu hỏi chất vấn Chánh án TAND TC của ĐBQH Nguyễn Bá Thuyền “Liệu có bao nhiêu con Gấu bị tuyên là Thỏ”.
Trong khi đó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nói về “Suy đoán có tội”, đại kỵ của ngành tư pháp- với Chánh án:
“Trong quá trình điều tra lại, cơ quan điều tra, viện kiểm sát phải hoàn toàn dựa trên những bằng chứng sự thật khách quan nếu không đủ căn cứ kết luận ông Nguyễn Thanh Chấn phạm tội thì phải đình chỉ điều tra ngay, không phụ thuộc vào kết quả điều tra Lý Nguyễn Chung, tuyệt đối không được dùng nguyên tắc suy đoán có tội theo hướng không chứng minh được tên Chung phạm tội thì chính là ông Chấn”.Điều đáng buồn Chánh án thậm chí còn không biết thế nào là “Gấu bị tuyên là Thỏ”.
Chúng ta đang nói về chúng ta“Quy hoạch thủy điện mang tính đặc thù, cũng không phải bất biến, cố định mà là quy hoạch động, mở… Đây là quy hoạch của cả nước chứ không riêng của Chính phủ, hay của Bộ Công Thương. Chúng ta đang nói về chúng ta, chứ không phải nói về Chính phủ hay về bộ ngành này, bộ ngành khác”- Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng phát biểu về quy hoạch thủy điện. Một phát biểu mà sau đó ĐBQH là ông Ngô Văn Minh bình luận: “Chắc chắn là hầu hết đại biểu Quốc hội chúng ta không hiểu nổi. Chính tôi không hiểu nổi. Bộ trưởng nói “chúng ta nói về chúng ta” và nhắc đi nhắc lại mấy lần. Tôi không hiểu Bộ trưởng nói gì”.
Nghị quyết “gối đầu giường”Hai lần bị truy về thực trạng chạy chức chạy quyền trong chính ngành nội vụ, Bộ trưởng Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình trả lời: “Do đây là vấn đề nhạy cảm, tế nhị, chúng tôi đã đọc kỹ các văn kiện của Đảng. Báo cáo chính trị tại ĐH Đảng XI đánh giá cán bộ là khâu yếu, tình trạng chạy chức, chạy quyền chưa được khắc phục… Chúng tôi coi đây là tài liệu gối đầu để nghiên cứu giải pháp khắc phục”.
Cơ quan điều tra Việt Nam giỏi nhất thế giới.“Cơ quan điều tra Việt Nam được coi là một trong những cơ quan giỏi nhất thế giới. Quá trình điều tra của Việt Nam rất nhanh. Khóa trước chúng tôi làm việc 1 tuần với FBI, thấy án an ninh quốc gia, giết người cướp của của ta rất giỏi, vì công cuộc phòng chống tội phạm của ta dựa vào nhân dân.
Phó Chủ nhiệm ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền trả lời phỏng vấn xung quanh vụ án oán 10 năm Bắc Giang
Kinh tế xã hội có màu gìNghe báo cáo Chính phủ thì thấy màu hồng, nghe báo cáo thẩm tra thấy màu xám, còn nhân dân nói thì màu tối. Theo tôi nền kinh tế phải đánh giá cho đúng, cũng như người bệnh, nếu chúng ta cảm cúm nhẹ thì uống Tiffy là khỏi, cảm cúm nặng thì phải có thuốc khác”-  ĐBQH Nguyễn Bá Thuyền nói về báo cáo tình hình KTXH.
Trong khi đó, ĐBQH Nguyễn Thái Học nói “Báo cáo Chính phủ khẳng định nền kinh tế đang trên đà phục hồi. Báo cáo của Ủy ban Kinh tế nhận xét kinh tế nước ta vẫn đang trong giai đoạn khó khăn, tiếp tục phải đối mặt với áp lực lớn. Còn tại các diễn đàn kinh tế, hội thảo khoa học, thì nền kinh tế được cho là đang đi xuống đáy, đang đơn phương đối mặt với những khó khăn so với các nước trong khu vực”.
Ra ngõ gặp kẻ cướp“Tôi băn khoăn khi đọc báo cáo của Chính phủ về tình hình tội phạm và thực tế, chưa bao giờ lòng dân bất an như lúc này. Cử tri nói ra ngõ là gặp kẻ cướp. Thậm chí chúng còn vào từng nhà, sờ từng người để lấy trộm, uy hiếp lột tài sản… Tôi giật mình khi nghe anh ấy nói hiện tượng của Dương Chí Dũng không phải là cá biệt”.
Phát biểu của Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Bùi Đặng Dũng.
Sự đơn độc của ngành y tế.“Sự đơn độc của ngành y tế trong việc giáo dục và nâng cao y đức sẽ không thể xây dựng một đội ngũ cán bộ thầy thuốc giỏi y thuật, sáng về y đức”. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời chất vấn của ĐBQH Nguyễn Bá Thuyền.
Đối với vụ Cát Tường, bà cho biết đó là “sự mất nhân tính chứ không chỉ là đạo đức ngành y, nó đã gây đau đớn cho tất cả ngành y, tất cả cán bộ y tế đều không tin đó là sự thật”. Chúng tôi cảm nhận sâu sắc là y đức là vấn đề rất lớn. Mong đại biểu và cử tri có cái nhìn khoan dung và toàn diện hơn, bởi hàng năm với khối lượng rất lớn các ca khám chữa bệnh thì chắc chắn có tai biến và có cán bộ y tế “con sâu làm rầu nồi canh”.
Trong khi đó, trả lời lý do vì sao Bộ trưởng Bộ Y tế không có tên trong danh sách chất vấn kỳ này, Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết với Bộ trưởng Tiến thì “câu hỏi không nhiều, xếp thứ tự chỉ đứng thứ 7, thứ 8 thôi cho nên không đưa vào danh sách xin ý kiến đại biểu”.
Thủy điện xả lũ đúng quy trìnhĐợt mưa lũ diễn ra trong kỳ họp QH khiến hàng chục người thiệt mạng, thiệt hại hơn 3.000 tỷ đồng, trong khi đó, hệ thống thủy điện mỗi năm chỉ đóng góp cho ngân sách 6.000 tỷ.
ĐBQH Đỗ Văn Đương phát biểu: “Khi chúng ta ngồi đây hôm nay, đồng bào miền Trung đang ngập chìm trong lũ. Họ cho rằng lũ chồng lên lũ là do các hồ chứa thủy điện xả lũ không đúng quy định. Trách nhiệm của Bộ Công thương như thế nào?”. Ông Đương đề nghị phải “Ai không làm phải xử lý trách nhiệm, truy cứu trách nhiệm hình sự rất nặng về tội cố ý làm trái, tội thiếu trách nhiệm hay tội gì đó trong luật hình sự không thiếu”.
Trong khi đó, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đi công tác nước ngoài. Còn Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho hay: Tất cả các địa phương và các bộ kiểm tra đều đánh giá là các thủy điện vận hành đúng quy trình.Đập tan các thế lực phản độngKhi Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ đập tan các thế lực phản động đang hoạt động ráo riết nhằm tẩy chay và thậm chí dựng lên nhiều chuyện vu cáo, xuyên tạc, bôi nhọ Việt Nam vi phạm nhân quyền. Đó chỉ là những tiếng nói đơn độc, không thể hiện được sự thật trong vấn đề bảo đảm quyền con người mà Nhà nước ta đã bảo đảm trong thời gian qua.
Chủ nhiệm UB Đối ngoại QH Trần Văn Hằng trao đổi với báo chí nhân việc Việt Nam trúng cử thành viên Hội đồng nhân quyền LHQ.Phát biểu gì cũng được, trừ tham nhũng“Khi có tham nhũng xảy ra, chính người đứng đầu lại chỉ đạo, biến báo, nhào nặn số liệu, làm phép thuật để tham nhũng chỉ còn là khuyết điểm hoặc sơ suất, chỉ xử lý nội bộ ở mức phê bình, nhắc nhở, hoặc chuyển công tác lên cấp cao hơn. Vì thế, nhiều người nói: xung quanh chúng ta toàn đồng chí tốt, “bộ phận không nhỏ” là ở cơ quan khác, ngành khác, địa phương khác. Có vị đại biểu tâm sự, mỗi lần ra họp QH, lãnh đạo địa phương căn dặn rất kỹ lưỡng, muốn phát biểu gì cũng được trừ phát biểu về tham nhũng vì nếu phát biểu, khi còn cơ chế xin – cho, mình xin …ai cho.. Thế là tiếng nói chống tham nhũng có nguy cơ bị triệt tiêu ngay trên diễn đàn QH”.
ĐBQH Lê Như Tiến phát biểu về chống tham nhũng.
Nguồn gốc của thảm họa là “Vinacho”Vinashin đã là thảm họa. Nhưng nguồn gốc thảm họa là “Vinacho”, và bên cạnh là “Vinachia”. Chia như thế nào? Đấy là sự thỏa hiệp ngầm, thỏa hiệp đen để bòn rút cái tài sản nhà nước.
ĐBQH Dương Trung Quốc bình luận về Vinashin.
Mỗi ngày QH họp hết 1 tỷ đồng.“Trong buổi tập huấn cách đây 1 năm, một chuyên gia cho biết 1 phút họp của các đại biểu tại hội trường là Nhà nước phải bỏ ra 2 triệu đồng. Như vậy, bình quân một ngày họp mất 1 tỉ đồng.
ĐBQH Trần Quốc Tuấn phát biểu trong phiên thảo luận về thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
Cán bộ gọi số lạ không bao giờ nghe“Ngày xưa các cán bộ phải chui vào nhà dân để lấy tiếp tế, lấy thông tin đánh địch, giờ nhân dân đóng thuế nuôi cán bộ, mua điện thoại cho cán bộ, trả tiền điện thoại cho cán bộ nhưng dân gọi không nghe. Một bộ phận không nhỏ cán bộ bây giờ gọi bảo số lạ không bao giờ nghe”.
ĐBQH Nguyễn Bá Thuyền nói về mối quan hệ cán bộ và nhân dân.
Và cuối cùng là phát ngôn nổi tiếng của ĐBQH Dương Trung Quốc “Tôi là một trong hai người không bấm nút” (thông qua Hiến pháp sửa đổi)
ha nguyenthanh: theo bbc :'An ninh muốn biết tôi ra Hà Nội làm gì?...: theo bbc : 'An ninh muốn biết tôi ra Hà Nội làm gì?' Cập nhật:  16:28 GMT - thứ sáu, 29 tháng 11, 2013 An ninh V...
Bài học nhân quyền cần đưa vào giáo khoa tiểu học.

 Li mẹ dặn ! 
                       
Tôi mồ côi cha năm hai tuổi…               
Mẹ tôi thương con không lấy chồng.     
trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải…                
nuôi tôi đến ngày lớn khôn.               
Hai mươi năm qua tôi vẫn nhớ…            
ngày ấy tôi mới lên năm…                       
Có lần tôi nói dối mẹ !                       
hôm sau tưởng phải ăn đòn,                  
nhưng không mẹ tôi chỉ buồn,         
ôm tôi hôn lên mái tóc:                         
_con ơi ! trước khi nhắm mắt           
Cha con dặn con suốt đời                     
phải làm một người chân thật             
_Mẹ ơi, chân thật là gì?                     
Mẹ tôi hôn lên đôi mắt                         
_con ơi một người chân thật               
Thấy vui muốn cười cứ cười           
Thấy buồn muốn khóc cứ khóc             
_Yêu ai cứ bảo là yêu                                
_ghét ai cứ bảo là ghét                              
Dù ai ngon ngọt nuông chiều                   
cũng không nói yêu thành ghét              
Dù ai cầm dao dọa giết                             
cũng không nói ghét thành yêu.         
                                                                  
 Từ đấy người lớn hỏi tôi
_Bé ơi , bé yêu ai nhất?
Nhớ lời mẹ tôi trả lời :
_Bé yêu những người chân thật !
Người lớn nhìn tôi không tin,
…cho tôi là con vẹt
Nhưng không! những lời dặn đó !
In vào trí óc của tôi
 như trang giấy trắng tuyệt vời
in lên vết son đỏ chói.
Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi
đứa bé mồ côi thành nhà văn
nhưng lời mẹ dặn thuở lên năm
Vẫn nguyên vẹn màu son đỏ chói.

Người làm xiếc đi dây rất khó,
nhưng chưa khó bằng làm nhà văn.
Đi trọn đời trên con đường chân thật.
_Yêu ai cứ bảo là yêu
_ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
cũng không nói yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao dọa giết
cũng không nói ghét thành yêu.
Tôi muốn làm nhà văn chân thật,
             chân thật suốt đời !                                                                                                                                                                                 
Đường mật công danh không làm                                                   
                ngọt được lưỡi tôi ,
 Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã !
 Bút giấy tôi ai cướp giật đi…!?
 Tôi sẽ dùng dao …
                              Viết văn lên đá !

                   1957_ Phùng Quán
 bài copy từ

30/11/2013


Tuyên bố về Hiến pháp sửa đổi


Quốc hội khóa XIII, tại kỳ họp thứ 6, ngày 28-11-2013 đã thông qua và ra nghị quyết thực hiện bản Hiến pháp vẫn giữ nội dung cơ bản của thể chế chính trị như Hiến pháp 1992, mặc dù đã nhận được yêu cầu của nhiều người nặng lòng vì nước đòi dừng việc thông qua Hiến pháp sửa đổi, trả quyền hiến định cho nhân dân. Quốc hội khóa XIII đã thông qua một bản hiến pháp thể chế hóa cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), coi thường nguyện vọng của đông đảo nhân dân muốn xây dựng một hiến pháp làm nền tảng cho một chế độ dân chủ với nhà nước pháp quyền thật sự của dân, do dân và vì dân. Như vậy, Quốc hội khóa XIII đã tự chứng tỏ không đại diện cho nhân dân và phải chịu trách nhiệm trước lịch sử và dân tộc; hiến pháp này không thật sự là hiến pháp của nhân dân và người dân có thể sử dụng quyền bất tuân dân sự của mình.

Hiến pháp mới được thông qua trên thực tế vẫn tiếp tục giữ cho ĐCSVN đứng ngoài và đứng trên pháp luật, duy trì một thể chế tập trung mọi quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm duy trì sự lãnh đạo tuyệt đối độc quyền của ĐCSVN đối với toàn xã hội, tiếp tục giữ đất đai thuộc sở hữu toàn dân, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, lực lượng vũ trang phải trung thành với ĐCSVN. Nhiều quyền công dân và quyền con người tuy được ghi nhận, song vẫn giữ cụm từ được thực hiện “theo quy định của pháp luật,” tạo điều kiện cho việc vô hiệu hóa các quyền này bằng các văn bản pháp quy dưới luật như đã thể hiện rõ trong thực tiễn nhiều năm qua.
Chúng tôi đòi Quốc hội, Chính phủ và cơ quan lãnh đạo ĐCSVN tôn trọng các quyền tự nhiên của con người và quyền tự do dân chủ của công dân, trước hết là quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền lập hội, quyền biểu tình, quyền bầu cử và ứng cử. Đặc biệt chúng tôi yêu cầu ngay từ bây giờ phải làm mọi việc cần thiết cho một cuộc bầu cử trung thực Quốc hội khóa XIV để Quốc hội thực sự đại diện cho dân, có năng lực và thực quyền đáp ứng được trách nhiệm của mình.
Chúng tôi kêu gọi những người có lương tri trong giới cầm quyền cùng với nhân dân cả nước và đồng bào ở nước ngoài nhận rõ thực trạng hiện nay của đất nước, không nản lòng mà tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước kiên cường, đoàn kết và hợp sức đấu tranh bằng các phương thức ôn hòa để thực hiện các quyền con người và quyền công dân của mình, để thúc đẩy tiến trình cải cách chính trị nhằm đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng và lạc hậu, phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia.
Ngày 29-11-2013

Những người khởi xướng, hưởng ứng kiến nghị 72* và đã ký lời kêu gọi dừng việc thông qua Hiến pháp sửa đổi gửi Quốc hội ngày 15-11-2013

* Kiến nghị ngày 19-1-2013 về sửa đổi Hiến pháp, mang chữ ký trực tiếp của 72 người và tiếp đó có gần 15 nghìn người ký hưởng ứng

Ôi ! Mỗi năm 5.000 ! Ôi quê ta !!!


Mỗi năm có gần 5.000 dự án vi phạm quy định đầu tư

29/11/2013 22:21 (GMT + 7)

TTO - Tại Hội thảo tái cấu trúc và đánh giá hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam vào ngày 29-11, Tiến sĩ Đặng Đức Anh, Vụ chính sách tài chính tiền tệ (Bộ Kế hoạch Đầu tư) đã cho biết như vậy.
Cụ thể, theo ông Đặng Đức Anh, trong giai đoạn 2005-2012, số dự án vi phạm có xu hướng giảm nhưng thực tế vẫn ở mức cao như năm 2011 là 4.774 dự án, năm 2012 là 4.560. Có đến 13% tổng số dự án được cấp phép vi phạm quy định về quản lý đầu tư như không phù hợp với quy hoạch, phê duyệt không đúng thẩm quyền; không thực hiện đầy đủ trình tự thẩm tra, thẩm định dự án…
“Chậm tiến độ thực hiện là vi phạm chủ yếu của hàng vạn công trình trong mỗi năm. Có dự án kế hoạch thực hiện chỉ 2-3 năm nhưng thực tế kéo dài đến 5, thậm chí 6 năm. Chậm tiến độ là một trong nguyên nhân gây lãng phí, thất thoát vốn của nhà nước làm giảm hoặc mất hiệu quả đầu tư của dự án.
Giải thích về vi phạm này, các bộ ngành, địa phương báo cáo gồm rất nhiều nguyên nhân như năng lực của nhà thầu, chậm giải phóng mặt bằng, thiếu vốn… Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm nay, các dự án chậm tiến độ do các nguyên nhân như không cân đối được vốn là gân 700 dự án; do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng là hơn 1.000 dự án; do năng lực nhà thầu kém là 300 dự án…” ông Đặng Đức Anh nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, ông Lê Xuân Bá, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương thẳng thắn nhận định bệnh tật của dự án đầu tư công ông nghe đã đầy lỗ tai. Từ khi còn là sinh viên và đến nay ông đã về hưu thì những hạn chế, vi phạm trong quy định đầu tư của dự án đầu tư vẫn chưa hề giảm xuống.
                                                                                                                                                 L.THANH

Theo TTO
Quê Choa: Đại biểu Dương Trung Quốc giải thích lý do không “...: Tuấn Ngọc thực hiện Theo Một thế giới   Trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Một Thế Giới về quyết định ấn nút “không biểu quyết” ...

"KHÔNG THỂ" xem thường lịch sử !
Xin lổi ngứa mồm quá ! Hơn ai hết ông Dương Trung Quốc "KHÔNG THỂ" xem thường lịch sử !? Có lẻ đây là lần đầu người ta đọc được lịch sử ở thì tương lai ! Bởi thế có những dự đoán sai lầm :
      -chắc chắn thông qua .
      -100 %  YES .
      -cũng có khoảng  5%  NO .
Không thể ngờ lại chỉ 02 ! "Đáp số 02" hay "kỳ án 0.4 %" có phương án khoanh vùng điều tra đầu tiên là những người có tâm lý dòng "Tư Mã" thuộc "Bộ phái Ngự Sử" ...và những nhân vật có khuynh hướng viễn tưởng như "...hậu thế sẻ đánh giá ..." !!! Có thể Bác Trương Trọng Nghĩa sẻ được nhiều thăm hỏi !?


Có 1 có 2 rồi...5, 10...và cứ thế ! Bởi "KHÔNG THỂ" xem thường lịch sử !
                       thiendangloantu.

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Thành thật cáo lổi cùng các bạn là mình cảm thấy buồn_vu vơ thế thôi!_nên xin từ chức ! Mà đúng là mình phải từ chức vì sự giới hạn do không đủ trình độ "Thiền Đăng" nên đã thiếu trách nhiệm "Loạn Tự". Nhưng cứ có gì là cách chức, từ chức thì "lấy ai làm việc" vì bổn báo "Thằng Điên" chỉ có mình mình "phá chùa ... chưởi bậy" hehe !! Thôi để mình...loạn tửu tiêu sầu một khoảng bằng cách học điệu belero với một hợp âm chết...vác đàn đi...coi bộ dể...kiếm ăn !!!hehe!!!
Quê Choa: Chỉ có hai người: Phạm Đình Trọng Theo FB Phạm Đình Trọng   Đang chạy xe máy trên đường Nguyễn Hữu Thọ, quận 7, tôi nhận được cuộc...
Quê Choa: Độc tài và sở thích “đồng thuận cao”: Đoan Trang Theo blog ĐT Một trong các biểu hiện bên ngoài giúp ta dễ nhận ra chế độ độc tài, đó là: Trong một chính thể độc tài, tỷ l...
Quê Choa: Can ngăn độc đoán: Phạm Kỳ Đăng Theo BVN   Cũng như những lời vòng vo chối cãi leo lẻo trước Quốc hội, nào là xả lũ đúng quy trình , cần phải chứng m...

Đảng gắn bó mật thiết với quá trình xây dựng bản Hiến pháp

(Những chử xanh lớn trong bài do hanguyenthanh nhấn để “nêu !?” đây là bài rất hay đăng ở TTO )

 

28/11/2013 20:02 (GMT + 7)
TTO - Đó là khẳng định của Phó chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí ngay sau thời khắc Quốc hội biểu quyết thông qua Hiến pháp sửa đổi.
Phó chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí - Ảnh: Việt Dũng
Ông Lưu nói: Bản Hiến pháp sửa đổi lần này đã thể chế hóa được cương lĩnh của Đảng, trên cơ sở phát huy dân chủ, phát huy đại đoàn kết toàn dân tộc, đề cao quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và có thể nói là phân định rõ được chức năng, nhiệm vụ của cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp.
* VTV: Thưa ông, cái đổi mới nhất trong lần sửa đổi này được mọi người đánh giá là quy định về quyền con người, ông có thể cho biết về ý kiến này?
- Vâng, đúng thế. Chúng ta thấy trước đây chương V của Hiến pháp năm 1992 nói về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Nhưng Hiến pháp sửa đổi lần này chúng ta đưa nội dung này lên chương II, chỉ đặt sau chương về chế độ chính trị. Như vậy, chỉ riêng về bố cục cũng đã thể hiện sự quan trọng của chương về quyền con người.
Thứ hai là tên chương cũng có sự thay đổi. Trước đây là “quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân”, còn bây giờ là “quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, để khẳng định Nhà nước cam kết bảo đảm, bảo vệ, tôn trọng quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đúng như quy định tại các công ước quốc tế mà nước ta là thành viên. Và đây cũng là thành quả của 30 năm đổi mới, của sự phát triển của đất nước.
TUỔI TRẺ: Thưa Phó chủ tịch, ông vừa đề cập các quy định về quyền con người như một điểm nhấn của Hiến pháp sửa đổi. Vậy phải làm thế nào để các quy định tốt đẹp ấy được thực thi triệt để trong cuộc sống? Ví dụ, có những quyền như là quyền biểu tình đã được ghi trong các bản Hiến pháp của Việt Nam nhưng vẫn chưa được thể hiện bằng một đạo luật cụ thể?
- Những quyền tự do, dân chủ, lập hội, biểu tình… thì không chỉ được quy định trong Hiến pháp sửa đổi lần này mà cả các bản Hiến pháp trước đây của chúng ta cũng có. Bây giờ để triển khai cái đó thì rõ ràng tới đây phải ban hành luật để quy định rõ các điều kiện, trình tự, thủ tục để cho công dân thực hiện được các quyền đó. Và các quyền đó là các quyền hiến định.
VNECONOMY: Thưa Phó chủ tịch, việc đổi mới thể chế kinh tế được đặt ra như một yêu cầu cấp bách, vậy Hiến pháp sửa đổi lần này có sự đột phá nào để đáp ứng yêu cầu này?
- Có thể nói rằng ngay điều 51 của Hiến pháp sửa đổi đã khẳng định mục tiêu, mô hình kinh tế của chúng ta, khẳng định nhất quán là mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế và các thành phần kinh tế bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, được đối xử bình đẳng trước pháp luật.
Hiến pháp sửa đổi cũng khẳng định rõ các thành phần kinh tế đều được Nhà nước bảo hộ và Nhà nước không quốc hữu hóa những tài sản hợp pháp của các nhà đầu tư, nhà sản xuất, nhà kinh doanh. Đây là một thông điệp mà tôi nghĩ rằng rất quan trọng.
Và thứ ba nữa là khẳng định quyền sở hữu hợp pháp của các thành phần kinh tế, các chủ thể, các cá nhân thì đều được Nhà nước tôn trọng, bảo đảm và đây là quyền thiêng liêng của họ.
TUỔI TRẺ: Thưa Phó chủ tịch, với tư cách là một thành viên Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, ông còn băn khoăn hoặc tiếc nuối nào về những điều chưa thể đưa vào được Hiến pháp sửa đổi không? Chẳng hạn quy định về Hội đồng Hiến pháp phải rút ra?
- Đấy cũng là một vấn đề. Phải nói đây là một câu hỏi rất thú vị. Bởi vì thế này: ở đây chúng ta đang triển khai một chủ trương, chính sách rất lớn đó là kiểm soát quyền lực mà chúng ta đã đưa vào Hiến pháp sửa đổi ở tại điều 2 là quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Quy định như vậy để đảm bảo quyền lực của nhân dân được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, hiệu lực, hiệu quả.
Thế thì về cơ chế kiểm soát quyền lực tuy chúng ta chưa đưa quy định về Hội đồng Hiến pháp vào ngay bây giờ, nhưng các chương, điều khác của Hiến pháp sửa đổi cũng đã thể hiện tinh thần, nguyên tắc đó. Ví dụ, khẳng định quyền lập pháp thuộc về Quốc hội, quyền hành pháp thuộc về Chính phủ, quyền tư pháp thuộc về cơ quan xét xử là tòa án.
Và trong các chương này đã thể hiện phân định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan. Chính sự phân công này cũng tạo điều kiện cho sự kiểm soát quyền lực.
Ngoài ra, theo kiến nghị của đại biểu Quốc hội và cử tri thì chúng ta thấy rằng cần ghi rõ vào chương quy định hiệu lực Hiến pháp một điều để nói rõ trách nhiệm của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, TAND tối cao, Viện KSND tối cao, các cơ quan khác của Nhà nước và trách nhiệm của toàn dân trong vấn đề bảo vệ Hiến pháp, bảo đảm tôn trọng Hiến pháp theo tinh thần Nhà nước pháp quyền.
Còn với điều kiện hiện nay, với cơ chế bảo hiến đã có thì chúng ta sẽ tiếp tục hoàn thiện, quy định rõ trong luật. Còn quy định về Hội đồng Hiến pháp thì trong quá trình thảo luận có nhiều ý kiến khác nhau.
Như lúc đầu chúng tôi nói, với những vấn đề chưa có đồng thuận cao, còn nhiều ý kiến khác nhau, mặc dù chúng ta biết đó là phương tiện cần thiết, nhưng mà chúng ta vẫn phải tiếp tục nghiên cứu.
VNECONOMY: Ông nghĩ gì khi có hai đại biểu không bấm nút thông qua Hiến pháp sửa đổi?
- Tôi nghĩ đó là quyền của họ. Họ thể hiện chính kiến của họ. Và đây cũng là điều bình thường trong xã hội bây giờ. Chúng ta không thể áp đặt họ được.
PHÁP LUẬT TP.HCM: Thưa ông, như Chủ tịch Quốc hội nói, Hiến pháp sửa đổi thể hiện được ý chí của toàn dân, trong đó Đảng là lực lượng lãnh đạo. Vậy thì Đảng đóng vai trò gì trong quá trình sửa đổi Hiến pháp lần này? 
- Các đồng chí trở lại điều 4. Hiến pháp sửa đổi lần này chúng ta vẫn tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản VN, trong đó có mấy điểm lớn.
Một là Hiến pháp lần này thể hiện rõ hơn bản chất của Đảng. Nói một cách công khai và có thể nói là đã đưa vào trong Hiến pháp rằng đây là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc, là đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là đại biểu trung thành của nhân dân lao động và của cả dân tộc.
Hai là khẳng định vị trí lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng Cộng sản VN. Nhưng điều quan trọng hơn mà cử tri và đại biểu Quốc hội mong muốn là phải xác định rõ trách nhiệm của Đảng so với Hiến pháp trước đây.
Trước đây trong bản Hiến pháp chúng ta không nói rõ trách nhiệm của Đảng thì lần này đã đưa vào và nhấn mạnh: Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, đấy là sức sống của Đảng. Hơn nữa, Đảng phải phục vụ nhân dân, phải chịu sự giám sát của nhân dân và phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về quyết định của mình. Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội mà nếu như quyết định không đúng, quyết định ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, nhân dân thì Đảng phải chịu trách nhiệm trước nhân dân và trước dân tộc. Đây là một điểm rất mới.
Còn trong quá trình tham gia, quá trình chỉ đạo sửa đổi Hiến pháp thì có thể nói rằng đây là một quá trình thể chế hóa cương lĩnh, cụ thể hóa những điểm lớn, những mục tiêu mà đại hội Đảng đã đề ra.
Thêm nữa là chúng ta cũng chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về mục tiêu, quan điểm, định hướng. Cho nên có thể nói rằng Đảng gắn mật thiết với quá trình xây dựng bản Hiến pháp này, để như Chủ tịch Quốc hội nói rằng đây là bản Hiến pháp kết tinh giữa ý Đảng, lòng dân.
LÊ KIÊN ghi

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Nhân quyền...mồm.
Ngày 28/11/2013 thông qua dự thảo hiến pháp sữa đỗi mà không sữa đỗi gì cả chỉ nhấn mạnh thêm và như tuyên bố thách thức hơn sự toàn trị đối với nhân dân thì ngày 27/11/2013 ra Nghị định 174/2013/NĐ-CP hòng bịt miệng các trang mạng xã hội và các blogger chớ có ghé vào chia phần "thành công tốt đẹp của đại hội".(ha nguyenthanh)
Quê Choa: Nhân quyền…mồm: Hiệu Minh Theo blog HM   Gà tây và hươu cùng chung sống Trong tháng 11-2013, Việt Nam đã làm được hai việc quan trọng:  Ký Công ư...



Niềm vui và sự bất ổn :
Tàu sân bay Liêu Đông được đưa vào biển Đông tập trận biểu diễn để mua vui cho 3000 thanh niên ưu tú VN đang có mặt ăn chơi nhảy múa tại Trung cộng

hình chôm tạc nét !
HUỲNH NGỌC CHÊNH: CÙNG NHAU MÚA CHUNG QUANH VÒNG...: ...VUI CÙNG VUI MÚA VUI. He he, vui thật, đàn anh Trung cộng, hằng năm mời hàng ngàn thanh niên ưu tú nhất trong lực lượng ưu tú của VN san...
Chúc mừng đại hội thành công tốt đẹp !!!...và chắc chắn ngày này, 28/11/2013 là một ngày được ghi đậm vào lịch sữ đất nước này, dân tộc này ! Mãi mãi...muôn đời hậu thế...nhắc nhở nhớ về !(như ý của một đại biểu)...Nó không thể là một ngày mù mờ...lấp lững, không xác định như ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói :"... Hôm nay là ngày 28 tháng 11 nhằm ngày 26 tháng10 năm 2013..." được !?!!

 (ảnh dưới cop của TỂU )

KẾT QUẢ BẤM NÚT THÔNG QUA HIẾN PHÁP CỦA QUỐC HỘI VIỆT NAM



Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013


Ngày 28/11

Tin tức cập nhật ngày 28/11/2014 : “ “Kỷ niệm một năm “ngày tình yêu” Made in Vina””
Tin tức cập nhật ngày 28/11/2015 : “ “Kỷ niệm hai năm …chọn ngày 28/11 là ngày "nói ...đại" thế cho ngày 1/4 hằng năm.
    Theo nghiên cứu của “Tổng hội tôn giáo made Vina” từ sau năm 2013 đa số người dân bỏ lể tảo mộ trong tiết thanh minh và cúng bái mồ mả trước dịp tết nguyên đán mà thống nhất dời qua ngày 28/11 hằng năm…
…………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………… ..
Tin tức cập nhật ngày 28/11/2025 : “”‘Tuyệt đại đa số” nhân dân Việt nam tổ chức lể hội kỷ niệm 10 năm ngày “Cá …tháng 11””
Tin tức cập nhật ngày 28/11/2063 : “” Để bỏ ngày 28/11 …
         
        Chỉ là tin trên dự báo mà ! thành thật xin lổi các vị sinh nhật nhằm ngày trên !!! Tôi cũng sinh ngày 28/11  nên Cụ nhà đã đổi khai sinh lại thành ngày 1/4 !!! đcm cho nó "quang vinh" ấy mà !


                       ha nguyenthanh.

“Điều gì khiến X bất khả xâm phạm như vậy?” (*)


Nguyên Hằng
Tác giả tự hỏi: “Điều gì khiến ngành điện trở nên bất khả xâm phạm như vậy?”. Nói đúng hơn, đây là một trò “điền vào ô trống cho hợp nghĩa” quen thuộc của học trò, có dạng “Điều gì khiến X bất khả xâm phạm như vậy?”, mà ở đất nước ta, X là vô khối chuyện. Chẳng hạn: “Điều gì khiến Ngân hàng Nhà nước bất khả xâm phạm như vậy?”, “Điều gì khiến các dự án sân golf bất khả xâm phạm như vậy?”, “Điều gì khiến việc khai thác Bauxite Tây Nguyên bất khả xâm phạm như vậy?”, “Điều gì khiến việc kiểm duyệt báo chí bất khả xâm phạm như vậy?”, “Điều gì khiến chủ trương kiên định con đường xã hội chủ nghĩa bất khả xâm phạm như vậy?”, “Điều gì khiến các phương châm 4 tốt, 16 chữ vàng bất khả xâm phạm như vậy?”, “Điều gì khiến Bộ Chính trị bất khả xâm phạm như vậy?”, “Điều gì khiến Điều 4 Hiến pháp bất khả xâm phạm như vậy?”, vân vân và vân vân.
Than ôi! Đối với những người có trách nhiệm, đó những “câu hỏi lớn không lời đáp” (Huy Cận). Và trong cơn say quyền lực, có khi họ không thèm tìm kiếm lời đáp cho nhân dân. Không những thế, chừng nào còn nắm quyền lực một cách tuyệt đối, chừng ấy họ còn quay sang gán tội suy thoái tư tưởng cho tất cả những ai cố gắng đi tìm lời đáp.
Họ đóng sập cửa trước mọi cải cách? Thì cứ xem Hiến pháp có thay đổi gì không, Luật Đất đai có thay đổi gì không, là biết!
Bauxite Việt Nam
Với khoản nợ các ngân hàng tính đến cuối tháng 7.2013 lên tới gần 120.000 tỉ đồng, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) trở thành “con nợ” lớn nhất trong số các tập đoàn - tổng công ty nhà nước. Ấy vậy mà Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012 đã được kiểm toán của EVN lại cho thấy, “con nợ” này vẫn có tiền mang đi cho vay rồi sau đó lại đi... vay lại chính “con nợ” của mình.
Để có thể hình dung, tạm phác thảo lại đường đi ra - đi vào dòng vốn của EVN từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán như sau: EVN vay vốn Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản, sau đó năm 2006, tập đoàn này “trích” 6.900 tỉ đồng cho Công ty CP Nhà máy nhiệt điện Phả Lại (PPC) vay. Lúc này, EVN đóng vai trò “chủ nợ” của PPC. Đến năm 2010, trong khi vẫn đang là”chủ nợ”, EVN lại quay sang vay của PPC 2.350 tỉ đồng và vừa là chủ nợ, vừa là con nợ...
Điều không rõ ràng là chỉ cách đây hơn 1 tháng, phản hồi trước kết luận của Thanh tra Chính phủ, EVN còn phân trần, do nhu cầu vốn đầu tư các công trình điện rất lớn, mỗi năm EVN đầu tư hơn 60.000 tỉ đồng. Riêng năm 2013 kế hoạch đầu tư của tập đoàn này cho các công trình điện là 106.600 tỉ đồng, trong khi đó khả năng thu xếp vốn không đáp ứng được nhu cầu đầu tư, nên lúc nào EVN cũng thiếu vốn đầu tư trầm trọng. Thiếu vốn trầm trọng là lý do ngành điện liên tục tăng giá nhằm đảm bảo đủ vốn đối ứng để có thể vay vốn đầu tư dự án. Vậy thì tại sao EVN lại phải “ngắt” gần 7.000 tỉ đồng từ vốn vay để cho PPC vay lại? Ngoài PPC, liệu EVN còn cho công ty nào khác vay nữa không?
EVN cho PPC vay vốn với lãi suất ưu đãi 2,42%/năm cộng với chi phí cho vay lại là 0,2%/năm. Vậy PPC cho EVN vay với lãi suất bao nhiêu? Nên nhớ năm 2010, năm “chủ nợ” EVN bỗng dưng chuyển sang vay tiền của PPC là năm diễn ra cuộc chạy đua lãi suất khốc liệt giữa các ngân hàng với lãi vay trên thị trường được đẩy lên 18 - 20%/năm. Khả năng EVN cho vay giá rẻ nhưng vay lại giá cao là rất lớn. Tất nhiên, chi phí này, người cuối cùng phải “gánh” vẫn là người tiêu dùng.
Năm có lãi vẫn không chịu giảm giá; năm lỗ lớn vẫn lương cao, thưởng lớn; hạch toán vào giá điện cả việc xây biệt thự, sân tennis, mua xe sang; chịu lỗ thay doanh nghiệp nước ngoài; đầu tư 42 dự án thì có tới 20 dự án chậm tiến độ gây thiếu điện và dẫn tới tăng chi phí đầu tư... và tới giờ là nhập nhằng vốn vay đi - vay lại với PPC. Với bảng “thành tích” này, rất khó hiểu khi EVN lại được trao quyền tự quyết tăng giá không quá 10% thay vì 5% như hiện nay. Và với khung giá bán lẻ điện bình quân mới ban hành, giá điện có thể sẽ tăng tới 22% vào năm 2014.
“Bộ Công thương có “làm ngơ” tiêu cực của EVN?” - là câu hỏi được Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng đặt ra với Bộ trưởng Bộ Công thương trong văn bản chất vấn. Còn với người dân, những người đã gánh 9 lần tăng giá trong 7 năm qua và sẽ phải chấp nhận việc điện tăng giá mạnh ngay khi những sai phạm, khuất tất chưa được làm rõ, câu hỏi lớn hơn là “điều gì khiến ngành điện trở nên bất khả xâm phạm như vậy?”.
N. H.
Nguồn: thanhnien.com.vn
(*) Nhan đề của BVN