theo bbc :
Kiev biểu tình lớn phản đối chính quyền
Cập nhật: 20:39 GMT - chủ nhật, 24 tháng 11, 2013
Hơn 100.000 người ở thủ đô Kiev, Ukraine biểu tình phản đối quyết định của chính phủ trong việc hoãn thỏa thuận hợp tác với Liên minh châu Âu do sức ép từ Nga.
Đây là cuộc biểu tình được cho là lớn nhất kể từ Cách mạng Cam năm 2004.
Cảnh sát bắn đạn hơi cay vào nhóm biểu tình đang cố phá vỡ hàng rào cảnh sát gác xung quanh các tòa nhà chính phủ.
Một phong trào ủng hộ chính phủ cách đó vài dặm cũng thu hút khoảng 10.000 người tham gia.
Cảnh sát Kiev nói họ bắt đầu bắn hơi cay khi nhiều người biểu tình ném lựu đạn khói vào cảnh sát nhằm phá hàng rào vào tòa nhà Nội các chính phủ.
Ukraine đưa ra quyết định về thỏa thuận với EU hồi tuần trước, nói rằng nước này không thể cắt đứt quan hệ với Moscow. Nga đang nỗ lực đưa Kiev vào Liên minh Hải quan của mình.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cáo buộc EU hăm dọa Ukraine nhằm ép quốc gia này ký thỏa thuận trong hội nghị thượng đỉnh ở Lithuania vào tuần cuối tháng 11 tới.
Người biểu tình tụ tập ở Quảng trường châu Âu, có người mang cả gia đình và trẻ em, đa số giơ biểu ngữ viết “Tôi muốn sống ở châu Âu” hay “Ukraine là một phần của châu Âu”.
“Chúng tôi muốn sống chung với châu Âu,” Volodymyr Mnikh, một nhà hóa học 62 tuổi đã nghỉ hưu nói với hãng thông tấn AP.
“Chúng tôi muốn con cháu mình có tương lai và không phải chịu sức ép của Nga.”
Các lãnh đạo đảng đối lập cũng tham gia biểu tình.
Đã nổ ra nhiều cuộc biểu tình ở Kiev và một số thành phố khác trong mấy ngày qua, song sự kiện hôm Chủ nhật 24/09 có quy mô lớn nhất.
Nhà vô địch thế giới môn quyền anh hạng nặng Vitali Klitschko, dẫn dắt phong trào Liên minh Dân chủ Cải cách Ukraine (Udar), nói trước cuộc biểu tình ở Kiev rằng người Ukraina sẽ không tha thứ cho quyết định của tổng thống Yanukovich đối với tương lai của đất nước nếu tham gia thỏa thuận EU.
“Chúng tôi sẽ đấu tranh để thỏa thuận với EU được ký kết,” ông nói.
Đây là cuộc biểu tình được cho là lớn nhất kể từ Cách mạng Cam năm 2004.
Cảnh sát bắn đạn hơi cay vào nhóm biểu tình đang cố phá vỡ hàng rào cảnh sát gác xung quanh các tòa nhà chính phủ.
Một phong trào ủng hộ chính phủ cách đó vài dặm cũng thu hút khoảng 10.000 người tham gia.
Cảnh sát Kiev nói họ bắt đầu bắn hơi cay khi nhiều người biểu tình ném lựu đạn khói vào cảnh sát nhằm phá hàng rào vào tòa nhà Nội các chính phủ.
Ukraine đưa ra quyết định về thỏa thuận với EU hồi tuần trước, nói rằng nước này không thể cắt đứt quan hệ với Moscow. Nga đang nỗ lực đưa Kiev vào Liên minh Hải quan của mình.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cáo buộc EU hăm dọa Ukraine nhằm ép quốc gia này ký thỏa thuận trong hội nghị thượng đỉnh ở Lithuania vào tuần cuối tháng 11 tới.
Người biểu tình tụ tập ở Quảng trường châu Âu, có người mang cả gia đình và trẻ em, đa số giơ biểu ngữ viết “Tôi muốn sống ở châu Âu” hay “Ukraine là một phần của châu Âu”.
“Chúng tôi muốn sống chung với châu Âu,” Volodymyr Mnikh, một nhà hóa học 62 tuổi đã nghỉ hưu nói với hãng thông tấn AP.
“Chúng tôi muốn con cháu mình có tương lai và không phải chịu sức ép của Nga.”
Các lãnh đạo đảng đối lập cũng tham gia biểu tình.
Đã nổ ra nhiều cuộc biểu tình ở Kiev và một số thành phố khác trong mấy ngày qua, song sự kiện hôm Chủ nhật 24/09 có quy mô lớn nhất.
Nhà vô địch thế giới môn quyền anh hạng nặng Vitali Klitschko, dẫn dắt phong trào Liên minh Dân chủ Cải cách Ukraine (Udar), nói trước cuộc biểu tình ở Kiev rằng người Ukraina sẽ không tha thứ cho quyết định của tổng thống Yanukovich đối với tương lai của đất nước nếu tham gia thỏa thuận EU.
“Chúng tôi sẽ đấu tranh để thỏa thuận với EU được ký kết,” ông nói.
Tranh chấp dầu khí
Hôm thứ Sáu 22/11, Thủ tướng Mykola Azarov cho biết quyết định không ký thỏa thuận hoàn toàn đến từ lợi ích kinh tế và “có chiến thuật”. Ông nói điều này không ảnh hưởng tới chiến thuật phát triển chung của Ukraina.
Chính phủ Ukraina nói đang tìm cách thiết lập một ủy ban chung nhằm đẩy mạnh mối quan hệ giữa Ukraina, Nga và khối EU.
Ukraina vẫn lệ thuộc vào nhập khẩu dầu từ Nga, nhưng gần đây nhà cung cấp Gazprom phàn nàn rằng Ukraina đã chậm thanh toán.
Các ống dẫn dầu tới Ukraina cũng bơm dầu khí của Nga sang nhiều quốc gia thành viên khối EU khác.
Năm 2009, Nga cắt cung cấp dầu khí cho Ukraina do tranh cãi về giá cả, gây ra tình trạng thiếu nhiên liệu trên toàn châu Âu vào ngay giữa mùa đông.
Nga cũng có liên minh hải quan với hai quốc gia từng là thành viên khối Xô Viết - Belarus và Kazakhstan - và đã thúc giục Ukraina tham gia.
Đạt thỏa thuận thương mại tự do với EU có nghĩa là Ukraina chấp nhận các quy định thương mại khác.
Quyết định của Kiev hôm thứ Năm khiến Ủy viên Hội đồng Mở rộng EU Stefan Fuele phải hoãn chuyến đi tới Ukraine.
Chuyến đi được dự tính nhằm lên kế hoạch cho hội nghị thượng đỉnh “Quan hệ Đông Âu” giữa EU và một số quốc gia cựu thành viên của Liên Xô, được tổ chức ở Vilnius, Lithuania vào ngày 28, 29/11.
Chính phủ Ukraina nói đang tìm cách thiết lập một ủy ban chung nhằm đẩy mạnh mối quan hệ giữa Ukraina, Nga và khối EU.
Ukraina vẫn lệ thuộc vào nhập khẩu dầu từ Nga, nhưng gần đây nhà cung cấp Gazprom phàn nàn rằng Ukraina đã chậm thanh toán.
Các ống dẫn dầu tới Ukraina cũng bơm dầu khí của Nga sang nhiều quốc gia thành viên khối EU khác.
Năm 2009, Nga cắt cung cấp dầu khí cho Ukraina do tranh cãi về giá cả, gây ra tình trạng thiếu nhiên liệu trên toàn châu Âu vào ngay giữa mùa đông.
Nga cũng có liên minh hải quan với hai quốc gia từng là thành viên khối Xô Viết - Belarus và Kazakhstan - và đã thúc giục Ukraina tham gia.
Đạt thỏa thuận thương mại tự do với EU có nghĩa là Ukraina chấp nhận các quy định thương mại khác.
Quyết định của Kiev hôm thứ Năm khiến Ủy viên Hội đồng Mở rộng EU Stefan Fuele phải hoãn chuyến đi tới Ukraine.
Chuyến đi được dự tính nhằm lên kế hoạch cho hội nghị thượng đỉnh “Quan hệ Đông Âu” giữa EU và một số quốc gia cựu thành viên của Liên Xô, được tổ chức ở Vilnius, Lithuania vào ngày 28, 29/11.