Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

ha nguyenthanh:  Chính phủ nợ Vinashin? Phạm Chí DũngTheoBauxite V...:   Chính phủ nợ Vinashin?   Phạm Chí Dũng Theo Bauxite Việt Nam Bảo lãnh nợ = Nhận nợ Sau một thời gian lắng tiếng canh chừng, giớ...
ha nguyenthanh:  SỞ HỮU ĐẤT ĐAI VÀ KINH TẾ NHÀ NƯỚC
KIẾN NGHỊ Chưa...
:   SỞ HỮU ĐẤT ĐAI VÀ KINH TẾ NHÀ NƯỚC KIẾN NGHỊ Chưa thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đối với nội dung quy định về quyền sở ...
Quê Choa: Góp ý trước thềm phán quyết – sửa đổi Hiến phá...: PGS. Đào Công Tiến Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam Nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Nguyên Hiệu ...

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

 Thư viết cho con trai 2005 ( nhân sinh nhật con Tí...: Chúc mừng sinh nhật con trai Tí Hớn của bố, hôm nay ở đây cũng trở gió mưa lạnh giống y như 8 năm trước ngày con sinh. Đây là sinh nhật đầ...
Giang hồ bồ tát

50/50

ha nguyenthanh :
                50/50

  Tối không  ai rủ nhậu. Mình quyết định..đi họp chi bộ ! nghĩ vậy nhưng cũng ráng click thêm một  “bạn thù địch” nữa…mà cũng không xong với thằng Tèo , nó cứ ò e ò e trong túi quần ! vừa căng mắt “chống tham nhũng” vừa thọc tay zô quần bấm off trả lời ò í e cho nó …chưa “chống” được gì, nó lại ò e ò e…Không biết sao dạo này chúng nó khẩn trương họp hành đến thế nhỉ ! thôi đành off còm xách xe đi…offline . Nói cho có vẻ quan điểm chơi , chứ mình đảng đoàn đ…ếch gì ! xuống uống trà, tán khỉ với mấy thằng “phản động” vậy mà !
  Vừa đặt mông là thằng Tèo hắng giọng trịnh trọng :
         _Thôi thưa, anh em đồng chí đông đủ… zô cái đi._
  Nhấp tí trà “ô long”, hương trà nhè nhẹ , ngon ngót cuối lưỡi, nghe thằng Pho-net nói   mấy trăm k một kí .
         _ Không biết trà thiệt không hay lá khoai, lá điều ướp hương “tàu lạ”đây ! 
         _ Hên xui ! thời buổi này 50/50 . 
         _ mà đám này cũng tầm 50 (tuổi) rùi , ôi dào, 50/50 zô !
  Cứ thế vài ba ly …lúc giá cả xuống lên, lúc an toàn thực phẩm, lúc hỏi han công ăn việc làm, công an làm việc , rồi sức khỏe các cụ, học hành các cu …ối dà ! xen kẻ búa xua…50/50 ! cứ thế đại khái là tình hình là tình hình, rồi cũng cố khối đại đoàn kết zậy mà !
    Nhưng đó mới là hiệp một : giao lưu thăm dò,hiệp thương sơ bộ…báo cáo phê phán tình hình địa phương !  Sang hiệp hai thì gay cấn dần : lúc tổng hợp tổng lực câu bay câu bổng, lúc bắt cặp, phối hợp hai ba xuyên phá thọc sâu…râm ran chuyện đạo, chuyện đời…cả chuyện đ..óa nữa ! hehe ! Chuyện đó thì hẵng rồi ! 50/50 dô ! Chuyện đời thì Chúa ơi là chán ! Chuyện đạo thì đạo văn, đạo thơ, đạo trì, đạo trị...đạo khủng, mát... gọi là kính thưa các loại !
         _À ! mà dạo này thấy mấy ông đạo toàn nói càn không à nhe ! 50/50 zô !...

 Thôi thì rù rì rủ rỉ nhỏ to…đến lúc có thằng lè nhè : _“th.ô.i uố.n.g  kh.ô.n.g nổi nữa ! nhà mình..xa…mình..xin zề..trước !!” thằng thì nài nỉ_"la.àm ly nử..ữa đi !"...lúc này gọi là hiệp phụ. Nhiều lúc hàng xóm, hay bà  khu phố hay đi ngang qua cũng không hiểu cái bọn này nó họp hành, nhậu nhẹt hay trà lá gì nữa ! Ôí dà ! cứ 50/50 !!

   Hehe !! Chuyện zậy mà ! hôm nào không có độ nhậu mình lại đi họp.....!!

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Quê Choa: Những đám đông tháng Mười.: Cánh Cò Theo canhco's blog   NQL :Đây là bài viết hay nhất trong tháng mười, cũng có thể là là bài viết hay nhất trong mọi tháng...
Quê Choa: Kinh tế Việt Nam đi về đâu ?:   Thụy My & Phạm Chí Dũng Theo RFI   Doanh nghiệp phá sản, thất nghiệp, lạm phát…kinh tế Việt Nam năm nay mang màu sắc u ám. Kỳ...

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Cười ruồi tí chơi !


ha nguyenthanh

“Tám” hc mnh đ !!!

                      ……
              _ A chia hết cho C, B chia hết cho C thì A cng B chia hết cho C, đây là mnh đ mt chiu vì đo li thì không đúng con à !
        Mình ly hết sc bình sinh, vn mười hai thành công lc, tp trung cái đnh cao trí t cùn mn tán hc ca mình, trin khai ví d thun nghch c th, ging gii cho con gái…va thm mt, mình ba hoa dông dài luôn :
           _ng dng trong cuc sng là, mun nuôi bò thì phi ngh đến c, đâu có c nhiu thì người ta ngh đến nuôi bò, nhưng không phi đâu cũng được, vì bò không phân bit c và lúa, nó…“không cha th gì”!
        Đến đây thì ông ni ca cháu là B mình đang đc báo trước hiên nhà, chc chu không ni mi tng hng vng vào :
            _Ưhm !Trên nhng tòa nhà cao rng, to ln, phòng máy lnh, sang trng như cung đin, đôi lúc cũng toàn bò trng không con à !!!
         Con mình không hiu gì trn mt, mình thì bm ming còn con v t dưới bếp, đng dao đng tht :
             _ Thôi ! thôi ! dy con, dy dân, dy nước !! mnh đ vi lc đ ..
phn đi áp đt chính tr vi tr em !
          Hehe !!!
   ----------------------------------------

 Ti ri ! ti r..i !!!


            
Nhìn mã dáng bên ngoài chiếc xe cũng chng ni nào, nhưng chuyến đi thì... ôi dào bão táp… và có c “mưa sa”…trên đường và trong lòng đám đông “l khách”. Đã my ln hng hóc dng li, sa cha, ch chc nht xăng... Đến gi thì nó đang c ch, hàng hai trên đường...thiên lý.
               Đã có mt s người b vé gia đàng, đón hay quá giang đến đích, mà cũng có người…“dc đường gió bi”!? còn li s đông trên xe xơ xác, có người nhăn nhó chưởi  tài* chưởi ét*, có người càm ràm, lườm, hích…đa phn còn li lo s, nhn nhn, đi ch…Bóng đêm l m, nhưng xa xa sau rng núi u minh… hình như có gì đó! …không!,…trăng h tun!!!
              Chiếc xe rùng rình, lp bp, nghiêng o l phi nghe răng rc ri như chưa kp thăng bng bng nghiêng đt ngt qua l trái như qung c cơ ngơi cơ th  ri xóc mnh,lao nhanh, long chong đánh… “M”...bi rm!...
              Hng máy,b xăng,đ du,mt đin,gãy lái… có tiếng la :
                    -Ti ri ! Ti rô..i !!!-Mi người đang cơn hn lon, chen chúc, ngoi lên nhìn ra ngoài…tri “ti đen như mc”…gia rng gia rú
              Ông khách nón ci ghế trên rên rĩ làu bàu :
                    -B láo ! him nguy đ máu ! ti đếch mà ti !
               Tiếng người lúc nãy cáu bực :
                    - ! thì zy lát mi có "cu h", “cp cu “, “bo him” ti đưa  nhanh hơn !!!
                                                                                       Ha nguyenthanh


        *tài : bác tài : lái xe.   ét: ph,lơ xe.

chuyenxuanaythuong...

 "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia " câu này có từ thời phong kiến...,nguyên khí có thịnh ! và có sử dụng nguyên khí !? Âu cũng do "mệnh trời" vậy !!??
   tựa và cảm dẫn cũa ha nguyenthanh

   theo boxitvn   
  26/10/2013

“Chủ nghĩa lý lịch Việt Nam”

Thiện Tùng


Xem qua cái tựa của bài viết, chắc có người cho rằng người viết bài bầy uống lộn thuốc sao mà cường điệu, chỉ có cái ngữ lý lịch mà cũng gọi là chủ nghĩa.
Sở dĩ tôi gọi “Chủ nghĩa lý lịch VN” là vì tôi không biết trên hành tinh này, ngoài VN, còn có nước nào chọn người vào bộ máy công quyền không dựa vào tài đức mà chủ yếu dựa vào lý lịch hay không.
Chắc chúng ta ai cũng ít nhất một lần nghe câu châm ngôn “Con vua thì được làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa”. Từ câu châm ngôn này tôi mới ngộ ra, việc chọn người dựa vào lý lịch là dựa vào huyết thống (dòng máu) chớ không dựa vào tài đức. Chọn người theo huyết thống là kéo lùi lịch sử trở về thời vua chúa phong kiến.
Ở Việt Nam ta, tuyển người có dựa vào lý lịch theo kiểu “Con vua thì được làm vua” hay không ? Tôi dám khẳng định là có, có khắp trời từ trung ương đến cơ sở. Đã nói có khắp trời thì mọi người tự tìm sẽ thấy, đừng ép tôi bày ra xem nó ở đâu, thuộc dòng họ nào. Hãy dành thời gian tìm hiểu xem nó tác động tốt xấu thế nào vào đời sống xã hội đương đại của chúng ta.
Do kén chọn người nặng về lý lịch nhẹ về tài đức nên người lãnh đạo cao nhất chưa hẳn là người có tài đức nhất. Từ 1975 đến nay, chất lượng người lãnh đạo, quản lý, điều hành đất nước mỗi ngày một kém so với tiền nhiệm và với mặt bằng xã hội. Nguyên nhân chính là do theo lối mòn “Đảng chọn Dân bầu”. Đảng cơ cấu nhân sự dựa hẳn vào 2 tiêu chuẩn: một làđảng viên, hai là 5C - con cháu các cụ cả.
Ham lãnh đạo mà tài đức kém thì họ “đục” những ai hơn mình về tài đức. Họ trọng dụng những trí thức “nhẹ roi” chỉ biết gọi dạ bảo vâng, ghét cay ghét đắng những trí thức “cứng đầu”, thường hay phản biện đường lối, chủ trương, chính sách của lãnh đạo ban ra.
Nếu trong chiến tranh là thời kỳ cống hiến thì sau chiến tranh là thời kỳ hưởng thụ, việc lãnh đạo kén chọn người dựa hẳn vào hai chuẩn vừa nói trên cũng là điều dễ hiểu. Phần lớn con em cán bộ đảng viên được ưu tiên: sớm được chọn vào bộ máy công quyền, sớm được vào đoàn vào đảng, sớm được thăng quan tiến chức, sẵn sàng trong tư thế kế vị cha ông. Tình cờ, tôi chứng kiến 2 học sinh tiểu học đối đáp với nhau, xin kể vắn tắt để xem mọi người nên cười hay mếu:
- Bạn phải cố gắng học cho thành tài để kế thừa Bác Hai chớ!?
- Lo gì, cha tao làm tỉnh ủy, tao chẳng cần học nữa cũng làm tỉnh ủy thôi.
Phong kiến ngày xưa đất nước chỉ có một vua, phong kiến trá hình ngày nay vua tập thể. Trong khi một dòng họ chưa đủ sức thống lĩnh giang sơn, nhiều dòng họ liên minh ma quỷ với nhau, tạo bè cánh, tạo quyền thế, chia nhau làm vua từng lĩnh vực, lãnh địa, thi nhau rút rỉa, thực thi luật giang hồ “mi không đánh ta ta không đánh mi”. Không êm đâu, như đàn khỉ, con khỉ đực nào thắng thế, nó sẽ cắn d… tất những con khỉ đực khác để độc chiếm…, giống như vua chúa ngày xưa, thiến tất cả nam phục vụ nội cung để độc chiếm… Họ còn thích kết thông gia với nhau, để con anh rể tôi, con tôi dâu anh, chúng ta có trách nhiệm lo cho chúng có cuộc sống cao sang, có vị thế xã hội xứng đáng. Liên minh là giải pháp tình thế, chỉ là phương tiện để thực hiện tham vọng gia tộc trị mà họ luôn ấp ủ.
Chủ nghĩa lý lịch tạo điều kiện cho lãnh đạo sống ngoài vòng pháp luật, vô kỷ, vô cương. Từ thực trạng hiện nay, chúng ta thử lấy người đương nhiệm làm trung tâm, hãy cùng xét xem :Có khi nào họ mạnh tay xử lý sai phạm của hậu duệ, và có khi nào họ truy cứu lỗi lầm của tiền nhiệm hay không ? Chắc chắn là không, bởi vì họ là dòng tộc với nhau nỡ nào ? - ứng với câu “tay cắt tay bao nỡ, ruột cắt ruột sao đành”. Đã vậy thì dại gì không “quậy”, quậy cũng được “đôn”, cũng được “hạ cánh an toàn”.
Hy sinh đời bố để củng cố đời con” là câu nói biếm đời khá phổ biến, nhằm châm chích bọn tham quan, nó thường thốt ra từ cửa miệng những người thích đùa. Có một số đảng viên hồi hưu chơi thân vời tôi, dường như cố tật, họ thường gợi tôi nói và phân tích thời sự cho họ nghe, xem mòi họ bực bội với những tệ nạn xã hội, nhất là tệ tham nhũng. Bữa nọ tôi vui miệng nói :
- Bóc lột vừa vừa thôi các cha – sao chỉ nghe tôi nói mà không nói cho tôi nghe?!.
- “Hy sinh đời bố củng cố đời con” – một trong số nhìn tôi cười nói.
- Bộ hồi còn đương nhiệm quơ quào nhiều, giờ đây cứng họng? – tôi đùa.
- Quơ quào cái con khỉ, chúng tôi đang ém tức vào trong, vì con cháu phải á khẩu - Con cháu chúng tôi đang làm việc trong bộ máy đảng và nhà nước, nếu nói thẳng ruột ngựa như anh lũ nó bị đì, mỗi khi bị đì về nhà chúng cằn nhằn chịu không nổi.
- Lớn cả rồi, đầu ai chí nấy chớ?! – tôi thăm dò.
- Anh không phải người lâm cảnh không hiểu hết nói vậy thôi – “tru di nhị tộc” chớ bộ!... Chúng tôi đang bị kẹt cứng, phải chấp nhận 19 điều cấm. Đã “quy y thì phải đầu Phật thôi”!
- Sao không rời “chùa” cho nó khỏe?
- Lũ nhỏ càng chết – “tru di tam, cửu tộc” chớ chẳng chơi!
v.v…
Qua đối thoại ngắn này, tôi càng thấy rõ hơn sự độc hại của việc tuyển người qua lý lịch theo tiêu chuẩn đảng viên và 5C. Từ đó, tôi tự ý nâng tầm rồi đặt đại cho nó cái tên “Chủ nghĩa lý lịch”, nếu ai muốn dùng thì cùng dùng, không ép.
25/10/2013
T.T.

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

Nên bớt quyền hành...

   Đã nói là không có “Tam quyền phân lập “và “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.” Mà sao cái ông Luật sư này cứ lại…là :
                                                       ha nguyenthanh
Theo BBC

'Nên bớt quyền hành Chính phủ'

Cập nhật: 06:53 GMT - chủ nhật, 24 tháng 3, 2013
Một phiên họp của Chính phủ Việt Nam
Chính phủ Việt Nam phạm nhiều sai lầm trong thời gian qua là do tự chuyên?
Gần đây dư luận bàn luận nhiều về việc các cơ quan thuộc Chính phủ ban hành ra những quy định pháp luật vô lý xâm phạm tới đời sống xã hội dân sự - nguyên nhân ở đây là do cơ quan hành pháp được thực hiện quyền lập pháp, tức là ban hành các văn bản quy phạm pháp luật gồm nghị định, thông tư.
Có thể loại bỏ được những quy định bất công vô lý nếu trước khi ban hành văn bản được đưa ra bàn thảo ở Quốc hội. Khi đó các đại biểu đứng ở những góc độ khác nhau sẽ chỉ ra được tác hại của quy định và những hệ quả xấu nếu chính sách được thông qua.
Ở một quốc gia pháp quyền sẽ không bình thường nếu cơ quan hành pháp được thực hiện quyền lập pháp. Điều này không chỉ tạo ra bức bối khó chịu trong đời sống dân sự mà nó còn là nguyên nhân đưa đến lạm quyền, sai lầm trong chính sách. Câu hỏi đặt ra là tại sao Đảng lãnh đạo vẫn để tình trạng này diễn ra mà không có biện pháp chấn chỉnh?

Bỏ qua Quốc hội

Đảng lãnh đạo đất nước bằng chủ trương đường lối, Nhà nước sẽ chuyển hóa những nội dung lãnh đạo của Đảng thành luật pháp triển khai trong đời sống. Do phạm vi Đảng lãnh đạo rộng lớn gồm cả những vấn đề lớn nhỏ và thời gian quanh năm nên nếu chỉ có Quốc hội hoạt động định kỳ được quyền lập pháp thì sẽ không đủ đáp ứng đòi hỏi luật hóa chính sách của Đảng. Vì đó Đảng đã trao thêm quyền lập pháp cho Chính phủ là cơ quan hoạt động thường xuyên.
Chính phủ trở thành cơ quan chấp hành trực tiếp của Đảng, nhiều hoạt động của Chính phủ được triển khai trực tiếp từ các nghị quyết Đảng. Có những chủ trương chính sách Chính phủ triển khai không dựa trên bất cứ văn bản nào của Quốc hội về cùng vấn đề.
Ví dụ: Chủ trương cho thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước kinh doanh đa ngành được Chính phủ triển khai trực tiếp từ Nghị quyết trung ương 3 khóa IX của Đảng. Trong nhiều năm Chính phủ thành lập một loạt tập đoàn, tổng công ty kinh doanh đa ngành mà Quốc hội không có bất cứ một nghị quyết nào nói về vấn đề này.
Chỉ đến năm 2009 khi được báo cáo hoạt động kinh doanh của tập đoàn có biểu hiện lệch lạc Quốc hội mới có Nghị quyết chấn chỉnh yêu cầu: tập đoàn, tổng công ty nhà nước kinh doanh đa ngành nhưng phải xác định và tập trung cao vào ngành sản xuất, kinh doanh chính, lựa chọn kỹ lưỡng nội dung hoạt động trong các ngành khác mà doanh nghiệp có tiềm năng, lợi thế. Quy định thật cụ thể các điều kiện, tiêu chuẩn, quy mô một tập đoàn, tổng công ty nhà nước được đầu tư sang các ngành, lĩnh vực khác. Chấn chỉnh kịp thời các lệch lạc trong thời gian vừa qua.
Thủ tướng Dũng phát biểu trước Quốc hội
Có ý kiến cho rằng Chính phủ nên tách ra khỏi sự kiểm soát của Quốc hội
Một thực tế rõ ràng lâu nay Chính phủ gần như vượt thoát ra khỏi vai trò là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Trong Hội thảo về Hiến pháp do Văn phòng chính phủ tổ chức gần đây, có ý kiến cho rằng Chính phủ không cần là cơ quan chấp hành của Quốc hội và đề xuất bỏ đi nội dung Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội trong Hiến pháp.
Nếu đồng ý theo những ý kiến này thì phải sửa bỏ đi nội dung Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ưu và khuyết điểm

Điều thuận lợi khi Chính phủ là cơ quan chấp hành trực tiếp của Đảng là mọi chủ trương chính sách được Chính phủ triển khai mau chóng vì vốn dĩ Chính phủ là cơ quan chấp hành, không phải cơ quan bàn luận.
Mặc dù Đảng lãnh đạo Quốc hội nhưng khi đưa chính sách ra Quốc hội thì vẫn có thể phát sinh ý kiến trái chiều, nguyên nhân là Quốc hội có cả đại biểu là người ngoài Đảng hoặc những đại biểu có vị trí khoảng cách quá xa nên không song trùng về nhận thức và hành động với lãnh đạo. Trong khi đó đứng đầu các cơ quan Chính phủ đều là các ủy viên Trung ương nên dễ dàng quán triệt đường lối chính sách của lãnh đạo Đảng.
Nhược điểm lớn của việc này là ở chỗ Chính phủ hoạt động theo nguyên tắc cá nhân lãnh đạo, cấp dưới phục tùng cấp trên, do vậy ít có trường hợp cấp dưới có ý kiến đề xuất khác biệt với lãnh đạo, chỉ ra cái sai của lãnh đạo.
Trong khi đó đại biểu Quốc hội do dân bầu không có mối bận tâm nào khác ngoài ý chí và nguyện vọng của cử tri, họ mạnh dạn nói hết ra những mặt trái của chính sách, nhờ vậy ngăn ngừa được những chính sách bất công vô lý.
Lấy ví dụ, nếu chủ trương cho tập đoàn kinh tế nhà nước kinh doanh đa ngành được đưa ra bàn luận ở Quốc hội sẽ xuất hiện những câu hỏi: Đa ngành là bao nhiêu ngành? Các ngành nghề liên quan tới nhau như thế nào? Giới hạn mức đầu tư cho mỗi ngành ra sao?
Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng
Chính phủ chỉ chấp hành theo đường lối của Đảng là đủ?
Trường hợp Vinashin có ngành nghề kinh doanh chính là công nghiệp đóng mới, sửa chữa tàu thuỷ và vận tải biển thì có liên hệ gì với những ngành: đầu tư xây dựng khu đô thị và nhà ở; chế biến kinh doanh các mặt hàng thủy hải sản, chế tạo cung ứng các thiết bị nuôi trồng thủy sản; sản xuất bia, rượu, nước giải khát?...
Trường hợp Vinalines ngành nghề chính là vận tải biển, khai thác cảng biển và cung ứng các dịch vụ hàng hải, thì có liên hệ gì đến những ngành: vận tải hành khách bằng ôtô; kinh doanh bất động sản và hạ tầng giao thông; dịch vụ du lịch, du lịch lữ hành nội địa và quốc tế; dịch vụ vui chơi giải trí; kinh doanh cửa hàng miễn thuế, mua bán rượu, thuốc lá?...
Bằng việc công khai trả lời rõ những vấn đề chưa rõ ràng tại Quốc hội, sẽ dự liệu trước được những phát sinh trong tương lai. Các tập đoàn có lẽ đã không đầu tư dàn trải vô tội vạ mà giờ đây Chính phủ đang vất vả yêu cầu thoái vốn, Vinashin và Vinalines có lẽ đã không gây hệ quả quá xấu thiệt hại tới hàng trăm nghìn tỷ như đã xảy ra.
Chính phủ cần ở đúng vai trò là cơ quan thực hiện chính sách chứ không phải cơ quan ban hành chính sách. Khi vài người có quyền ban hành chính sách sẽ dễ bị các nhóm lợi ích thao túng, nhóm lợi ích không thể thao túng chi phối được vài trăm đại biểu Quốc hội.
Lâu nay, cùng là văn bản quy phạm pháp luật nhưng Luật của Quốc hội trước khi thi hành còn phải qua khâu kiểm tra và được ký công bố bởi Chủ tịch nước, còn nghị định và thông tư thì không. Đây cũng là nguyên nhân góp phần dẫn đến những chính sách sai lầm do bỏ sót khâu kiểm tra phòng ngừa.
Trong tương lai sẽ phải loại bỏ nghị định, thông tư khỏi danh mục các văn bản quy phạm pháp luật. Trước mắt có thể loại bỏ ngay thông tư, còn nghị định trước khi triển khai thi hành phải qua Chủ tịch nước ký duyệt.

Chính phủ có thiếu quyền?

Một cây xăng ở Hà Nội
Nhiều chính sách của Chính phủ không tính đến tâm tư nguyện vọng của người dân?
Cần xác nhận thực tế rằng có những chính sách các cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện không dựa vào bất kỳ chủ trương nào của Đảng hoặc Quốc hội về cùng vấn đề.
Có thể kể ra hàng loạt thông tư do các Bộ ban hành chứa đựng những quy định bất công vô lý mà Đảng và Quốc hội không hề có chủ trương như thế. Gần đây trong khi kinh tế suy thoái đời sống nhân dân lao động vốn đã nhọc nhằn, các Bộ không biết khoan sức dân còn ban hành ra những quy định gây bức xúc làm tiêu hao sinh khí nhân dân.
Đây có thể xem như một sự tha hóa quyền lực do quá nhiều quyền, vừa hành pháp vừa lập pháp. Vấn đề này cần thay đổi sớm để tốt cho dân, tốt cho Đảng.
Trong khi góp ý sửa đổi Hiến pháp có ý kiến cho rằng quyền hạn hiến định cho thủ tướng Chính phủ còn bó hẹp, cần tăng thêm. Không rõ theo những ý kiến đó Thủ tướng Chính phủ còn thiếu quyền nào để bổ sung?
Lấy ví dụ về quyền hạn của thủ tướng Chính phủ: Để tái lập Ban Nội chính và Ban Kinh tế Trung ương, tổng bí thư đã phải thai nghén đề án trong bao lâu, thuyết phục bao nhiêu người, thông qua bao nhiêu hội nghị? Trong khi đó chỉ bằng hai quyết định của cá nhân Thủ tướng đã lập ra hai ban gồm Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm thuộc Chính phủ, và Ban chỉ đạo liên ngành triển khai đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015, hai Ban này có nhiệm vụ quyền hạn chưa chắc đã thua kém Ban Nội chính và Ban Kinh tế của Đảng.
Việc lập ra các Ban này hẳn là tốn kém nguồn nhân vật lực quốc gia, nếu việc lập các Ban giúp cho hoạt động của Chính phủ tốt hơn thì cũng cần kiến nghị Chính phủ lập thêm ra Ban công nhân và Ban nông dân, bởi lẽ những vấn đề của công nhân hay nông dân cũng rất bức thiết, rất cần được Chính phủ quan tâm giải quyết.
Trụ sở Vinalines
Nếu Quốc hội kiểm soát Chính phủ chặt chẽ hơn thì sẽ không có những sai phạm như ở Vinalines?
Tình trạng nghèo đi của kinh tế đất nước như hiện tại nguyên do không phải là Chính phủ thiếu quyền để giải quyết, mà do nhiều quyền mà không bị kiểm soát. Vì nhiều quyền và không bị kiểm soát nên đã phát sinh ra những chủ trương chính sách bất công sai lầm phung phí nguồn lực đất nước.
Chính phủ cần soát xét lại danh mục thứ tự các vấn đề ưu tiên thực hiện để nhân dân khỏi quên mất đây là chính quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

Tăng quyền Quốc hội

Trong hệ thống hiện tại Đảng và Chính phủ đang nắm giữ nhiều quyền, xu hướng tương lai cần san sẻ bớt cho Quốc hội. Đảng cần giúp nâng cao vai trò của Quốc hội, buộc Chính phủ trong khi là cơ quan chịu sự lãnh đạo của Đảng thì vẫn là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Làm việc đó chế độ sẽ có được chất kháng sinh trong cơ thể kháng ngừa những chính sách sai lầm có nguy cơ ảnh hưởng đến sinh mệnh của Đảng và tồn vong của chế độ.
Sẽ là sai khi nghĩ rằng chỉ những chủ trương lớn mới đưa ra Quốc hội quyết định, đúng ra cả những chủ trương nhỏ cũng cần đem ra Quốc hội vì chủ trương nào khi thực hiện cũng sử dụng tiêu hao nguồn nhân lực vật lực Quốc gia. Quốc hội đại diện cho dân chúng sẽ cân nhắc sử dụng nguồn lực vào việc gì cho thích đáng bởi lẽ đất nước còn nghèo cần hết sức tiết kiệm.
Dự thảo Hiến pháp cần giữ nguyên nội dung Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, đưa lại nội dung Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp, rà soát loại bỏ quy định trao cho Chính phủ quyền lập pháp. Hiến pháp cần tăng quyền cho Quốc hội bằng cách tăng thời gian họp của Quốc hội lên hơn 2 kỳ một năm, tăng số lượng đại biểu chuyên trách, đầu tư tài chính để mỗi đại biểu có được đội ngũ văn phòng giúp việc cố vấn. Các Đại biểu Quốc hội cần nắm bắt phát huy những quyền hạn đã có để tận tâm thực hiện trách nhiệm trước cử tri, tránh thờ ơ với vai trò của mình.