Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

SƯU TẦM


    “Khi mà quyền lập pháp và hành pháp nhập lại trong tay một người hay một Viện Nguyên Lão, thì sẽ không có gì là tự do nữa, vì người ta sợ rằng chính ông ta hoặc viện ấy chỉ đặt ra những luật độc tài để thi hành một cách độc tài. Cũng không có gì là tự do nếu như quyền tư pháp không tách rời quyền lập pháp và hành pháp. Nếu quyền tư pháp được nhập với quyền lập pháp, thì người ta sẽ độc đoán với quyền sống, quyền tự do của công dân; quan tòa sẽ là người đặt ra luật. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền hành pháp thì quan tòa sẽ có cả sức mạnh của kẻ đàn áp. Nếu một người hay một tổ chức của quan chức, hoặc của quý tộc, hoặc của dân chúng, nắm luôn cả ba thứ quyền lực nói trên thì tất cả sẽ mất hết."

                                                                  Montesquieu (theo Wikipedia).
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

“Tam quyền phân lập hay còn hiểu theo nghĩa phân chia quyền lực là một mô hình quản lý nhà nước với mục tiêu kiềm chế quyền lực để hạn chế lạm quyền, bảo vệ tự do và công bằng pháp luật”.
                                                                                      theo Wikipedia.
--------------------------------------------------------------------------------------------

“Quyền lực có xu hướng tha hóa , quyền lực tuyệt đối thì tha hóa tuyệt đối”
                                                                       
                                                          Lord Acton.


“Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.”

                                       (Dự thảo sữa đổi hiến pháp 1992)



“ Lịch sử của mọi xã hội tồn tại cho tới nay là lịch sử của những cuộc đấu tranh giai cấp.  ”
                                                           Karl Marx