Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Việt Nam 2013: Sôi sục bất ổn xã hội

Phạm Chí Dũng
Mất ruộng người nông dân chuyển sang công nhân lao động...
Trong căn phòng u lạnh của trạm xá, Đỗ Thị Thiêm - một phụ nữ nông dân chống cưỡng chế đất đai ở làng Trịnh Nguyễn, tỉnh Bắc Ninh bị băng trắng phủ kín cả phần ngực và hai bên sườn. Vào khoảng giữa năm 2013, chị đã bị những kẻ giấu mặt tạt axit. Nhiều dân làng Trịnh Nguyễn không hề hoài nghi về việc nhóm thủ ác đối với chị Thiêm được chủ đầu tư và cả công an địa phương sai khiến. (xem từ Bọ Lập)
gocnhinalan :

Gói 30.000 tỷ là một chiêu PR?

TS Alan Phan: Gói 30.000 tỷ là một chiêu PR?


Nguyên Thảo Theo Đất Việt  30/12/2013
(Bài phỏng vấn tôi phải biên tập lại cho rõ ràng. Xin đọc bản viết dưới đây)

TS Alan Phan, chuyên gia kinh tế cho biết, gói 30.000 tỷ chỉ là một chiêu PR. Vấn đề lớn nhất của bất động sản hiện nay là vấn đề giá cả. Hoặc thu nhập người dân sẽ tăng hoặc giá bất động sản phải giảm; nếu không tình trạng bất động sản đóng băng sẽ tiếp diễn trong năm 2014, 2015, 2016… 

“Đóng băng” đến năm 2016?

PV: - Về mặt quản lý nhà nước, gói 30.000 tỷ được kỳ vọng như liều thuốc cứu bất động sản. Trong suốt quá trình triển khai, Bộ Xây dựng liên tục đưa ra các đề xuất nới điều kiện cho vay, mở rộng đối tượng vay, cho phép chuyển nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội… Tuy nhiên, thất bại của gói 30.000 tỷ đã nhìn thấy rõ. 

Theo ông, những biện pháp giải cứu bất động sản năm qua đã thực chất chưa, đã xử lý được vấn đề của bất động sản Việt Nam chưa?

TS Alan Phan: - Theo tôi, gói 30.000 tỷ là một chiêu PR vì thực tình không ai muốn bỏ tiền ra như “muối bỏ biển” nhất là thời điểm đang phải ráo riết truy thu thuế, ngân sách đang thiếu hụt, các dự án khác mang nhiều ưu tiên hơn… Tóm lại, , rất nhiều thứ để chi, cho 30.000 tỷ đưa vào bất động sản chẳng đi đến đâu vì ngân hàng đang ôm khối nợ xấu bất động sản gấp chục lần.

Tôi tin là gói 30.000 tỷ, như một PR, có mục đích chính là tác động tâm lý thị trường và người dân để kích cầu; cũng như một thủ thuật chính trị để yên lòng các nhà đầu tư BDS. Do đó, giới chức giải ngân đã đặt rất nhiều điều kiện và luôn thay đổi nên khó ai có thể tiếp cận được


Thực ra, nếu muốn giúp người thu nhập thấp mua nhà ở xã hội sẽ dễ thôi, ai đủ khả năng, điều kiện để giúp đỡ, thì sẽ được cấp giấy, phiếu bảo đảm.. ra ngân hàng làm thủ tục, vay tiền. Số tiền nhiều ít tùy từng trường hợp cụ thể của mỗi hộ dân; chánh phủ không cần liên quan đến việc xét hồ sơ vay hay đưa qua các nhà xây dựng chủ dự án.  Chỉ 3 ngày sẽ hết ngay 30.000 tỷ. Còn 300 ngàn tỷ chắc mất 3 tháng. Vấn đề muốn làm thì dễ, còn đây không ai muốn thực làm.

Khi chánh quyền dính đến kinh doanh, họ biến thành một phần của doanh nghiệp chứ không còn là cơ quan kiểm soát. Họ tìm cách để các thành viên khác bán được hàng. Dĩ nhiên, điều này không đáng ngạc nhiên khi mà nền kinh tế Việt Nam không phải là kinh tế thị trường.

PV: - Xin ông cho biết, kịch bản cho thị trường bất động sản sắp tới sẽ như thế nào, bất động sản sẽ đổ vỡ rồi phục hồi hay phải chạm đáy rồi phục hồi dần?

Theo ông, biện pháp nào có thể giải cứu thị trường bất động sản sắp tới? Nhà đầu tư có nên kỳ vọng vào thị trường bất động sản năm 2014?

TS Alan Phan: - Vấn đề bất động sản ở Việt Nam không phải là vấn đề nhu cầu vì nhu cầu rất lớn, cũng không phải là vấn đề người dân không có tiền, tiền của dân rất nhiều dù bất cứ phân khúc nào.

Vấn đề của bất động sản là vấn đề giá cả. Giá thị trường còn cao vì các công ty địa ốc luôn nói giá như vậy là sát lắm rồi, không thể bán dưới giá vì sẽ lỗ. Nhưng nếu lỗ thì ai bắt ông kinh doanh ? Vấn đề lỗ lãi là vấn đề của doanh nghiệp, giá thị trường là giá thị trường người dân thấy đúng giá họ sẽ mua, không đúng giá họ sẽ chê.

Những người sản xuất bất động sản họ nhất định không xuống giá trong khi thu nhập của người dân giỏi lắm chỉ tăng khoảng 10% trong vòng vài năm tới. Giá bất động sản còn xa cách như vậy thì thị trường sẽ không có gì thay đổi. Thị trường không lên không xuống mà sẽ đi ngang.

Sẽ không có bất kỳ sự chuyển động nào của thị trường bất động sản đến khi 1 trong 2 điều xẩy ra: thu nhập của người dân tăng hoặc giá bất động sản giảm. Không cần giải pháp của nhà nước hay bất kỳ ai, hãy là để thị trường lo liệu, vừa mua thuận bán..

Nếu không có gì thay đổi về giá cả thì tình trạng bất động sản sẽ đóng băng cho đến năm 2014, 2015, 2016…  Nếu doanh nghiệp muốn bán phải giảm giá, bán tống, bán tháo sẽ có người mua ngay.

Lợi ích đằng sau những dự báo thị trường

PV: - Thời gian vừa qua, nhiều công ty nghiên cứu thị trường đưa ra những dự báo thị trường sai, có lợi cho doanh nghiệp mình. Ông bình luận như thế nào về hiện tượng này? Liệu có sự làm ngơ để cứu vãn bất động sản bằng mọi giá trong trường hợp này không, thưa ông?

TS Alan Phan: - Điều này xảy ra trên khắp thế giới, doanh nghiệp bỏ tiền ra để thu lợi nên bất cứ chiêu PR nào cũng đều có mục đích đằng sau;  có khi là mục đích dài hạn có khi là mục đích ngắn hạn, có khi họ cải trang là nghiên cứu thị trường. Nhưng thực chất trong nền kinh tế thị trường , doanh nhiệp nào cũng phải có mục tiêu, lộ liễu hay che dấu, để gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

PV: - Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết, chưa có dự án nhà ở nào giảm giá trên địa bàn Hà Nội, thông tin giảm giá chỉ có trên các báo cáo. Ngay sau đó, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng phản pháo Chủ tịch Hà Nội, tiếp tục khẳng định các dự án bất động sản năm vừa qua đã giảm giá mạnh, nhiều dự án giảm 50% về mức giá của năm 2006. Ông bình luận như thế nào về 2 ý kiến trái chiều trên? 

TS Alan Phan: - Tất cả những số liệu thống kê của Việt Nam luôn bị bóp méo theo lợi ích nào đó. Người ngoài cuộc khó có thể kiểm chứng được vì bên nào cũng đều muốn che giấu mục tiêu trong một thị trường ảo. Con số chính xác gần như không hiện diện.

Thứ hai, bất cứ ai khi tuyên bố điều gì đều phải xem lại mục đích đằng sau của mỗi tuyên bố. Tôi không quan tâm ai nói thế này, ai nói thế kia nhưng những người đó họ chắc chắn sẽ có những mối lợi khi nói những điều này.

Ở Mỹ hay các quốc gia khác đều có những công ty hay cơ quan độc lập không thuộc về chính phủ hay những công ty địa ốc kể cả là người tiêu dùng, để đưa ra những phân tích thống kê. Họ lấy dữ liệu từ 40-50 nơi khác nhau như từ ngân hàng, từ báo cáo mua bán, hồ sơ xây dựng, từ đăng ký chủ quyền, các chánh phủ địa phương… và tổng hợp lại, sau khi loại bỏ những con số khác thường (outliers).

Không lệ thuộc vào ai thì người tiêu dùng mới tin được. Còn bạn vừa bán hàng vừa nghiên cứu thì khó ai tin.

PV: - Có ý kiến cho rằng, Bộ Xây dựng đã lạc quan khi đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam, ông có đồng tình với quan điểm này hay không? 

TS Alan Phan: - Ở Mỹ, họ không hề có Bộ Xây Dựng vì các luật lệ về hành chính, tài chính, an toàn, pháp lý… thường do các chánh phủ địa phương quản lý. Các thanh tra nắm chặt chẽ tình hình hơn vì họ có thể tiếp cận, theo dõi, xử phạt …ngay tại chỗ, rất tiện lợi.  Chính quyền không dính dáng đến việc kinh doanh xây dựng. Ở Việt Nam, Hiệp hội BDS, xây dựng đều có Thứ trưởng Bộ Xây dựng làm Chủ tịch, Phó chủ tịch tức là bằng hình thức nào đó, chánh quyền liên quan rất mật thiết đến doanh nghiệp.

Xin trân trọng cảm ơn ông!
cop cua :

Thư gửi người mẹ sinh con với chồng quá cố

THÁNG MƯỜI HAI 30, 2013
 
 
 
 
 
 
1 Votes

Nguyễn Thế Thịnh
Cặp song sinh Hoàng Đức và Hoàng Hải, con của chị Dung
Cặp song sinh Hoàng Đức và Hoàng Hải, con của chị Dung
Từ khi đọc được mẩu tin Dung sinh cho người chồng quá cố hai đứa con, tôi đã bị ám ảnh. Câu chuyện dường như chỉ có trong huyền thoại này đã đánh thức cảm xúc hầu như đã đông cứng tâm hồn nhiều người, có cả tôi, bởi cuộc sống đầy nhiễu nhương mà người ta hằng ngày phải đối mặt.
Đó không chỉ là một thành tựu y học trước đó là điều không tưởng, mà chính là em, người đàn bà, người vợ, người yêu… đã viết nên một câu chuyện thần thoại mà dù có tưởng tượng phong phú đến đâu nhiều người như tôi không thể nào nghĩ ra được.
Em đã yêu anh ấy 5 năm, đã phải xa ảnh sau ngày cưới để hoàn thành chuyện học hành. Chỉ ngần ấy thôi cũng đã làm cho người ta thán phục. Không chỉ nghị lực của em mà còn tình yêu của N. chồng em, người em yêu và chắc chắn đã rất yêu em.
Sau sự ra đi đột ngột của chồng, rất nhiều người có thể tưởng tượng và thấu hiểu nỗi đau khổ của em, nhưng không ai nghĩ được rằng, trong nỗi đau tột cùng đó, em đã nghĩ đến và làm được một điều vĩ đại. Điều đó phải xuất phát từ tình yêu mãnh liệt của hai người, phải xuất phát từ bản lĩnh và trí tuệ của em, của những năm tháng phải xa chồng để học tập. Anh ấy đã ở nhà, yêu thương, chờ đợi, lo toan và tất cả những điều đó là kết quả của hôm nay, cho dù đi xa, anh ấy vẫn hiện diện với hai đứa con của mình, nhờ em, nhờ những năm tháng đó.
Thời nay, người ta không yêu được thì chết, không yêu được thì làm cho người mình yêu không chết thì cũng thân tàn ma dại mà hằng ngày vẫn đọc được đâu đó… Em đã chứng minh cho cuộc đời một điều, yêu là để sống, sống dưới mọi hình thức. Em đã chứng minh một điều vốn người ta hay nói nhưng khó thực hiện: tình yêu vĩnh hằng.
Em đã đánh thức tâm hồn, ít nhất là đối với tôi, cuộc đời vẫn còn nhiều điều tốt đẹp tiềm ẩn đâu đó quanh ta, vì thế cuộc đời rất đáng sống, nếu người ta sống tốt thì cuộc đời không lấy hết của ai cái gì bao giờ.
Anh tin cả nhân loại này cầu chúc cho mẹ con em mãi mãi hạnh phúc, và cả người ở thế giới bên kia của N. cũng đang cầu chúc cho mẹ con em.
Dù không muốn, em vẫn là biểu tượng của tình yêu, Dung à.
Theo TNO
cop cua vuongtrinhan :


Ngày mỗi phụ thuộc

Không cần là một chuyên gia kinh tế, nhiều người  cũng đã biết rằng nền sản xuất và buôn bán của ta phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu hàng nước ngoài. Không chỉ dầu xăng thép phân bón thuốc trừ sâu thuốc chữa bệnh.. mà ngay cả  mấy hạt muối dùng trong công nghiệp  hay nguyên liệu chế biến thức ăn cho gia súc ta cũng phải đi mua. Thời buổi thế giới biến động, nền kinh tế mình như cái phao, biển động nổi gió một tí là dập dềnh theo, thiên hạ vừa hắt hơi một cái là mình đã nước mắt nước mũi giàn dụa.
Nhưng hôm nay tôi muốn nói một khía cạnh khác của sự phụ thuộc. Thoạt nhìn, nó có vẻ không mấy đáng ghét, bởi chỉ là chuyện có vẻ bề ngoài, có vẻ tạm thời – như cách mọi người hay nói -- nhưng suy cho cùng, vẫn tố cáo một sự lệ thuộc sâu sắc của ta.

Sự phụ thuộc trong sinh hoạt 
Phải  tới những năm chiến tranh qua đi, dân Hà Nội  mới biết và rỉ tai nhau  là mấy khách sạn lớn nhất ở đây thường dùng rau và thịt chuyển từ nước ngoài về, chứ không dùng đồ mua từ các chợ quanh phố như dân bản địa.
 Với tâm lý của kẻ sống trong thế giới trung cổ, nghe những chuyện đó, lập tức nhiều người thấy sao mà họ cầu kỳ và có phần rởm nữa. Sống ở đây mà tách ra như trên một hòn đảo, sao họ lạ vậy ?
Ai ngờ việc sử dụng cả lương thực ngoại nhập đó giờ đây lan ra trong nhiều tầng lớp dân thường người mình, nhất là sau các đợt phát hiện rau quả có phun hóa chất, còn các loại dịch bệnh trên gia súc gia cầm thì hoành hành, cứ chấm dứt được ít lâu lại bùng phát trở lại.
Ở đây tôi không dừng lại ở khía cạnh đạo lý của vấn đề mà chỉ vấn vương ở chỗ là hình như chính chúng ta đang không nuôi mình bằng các thứ thổ sản,  không xài thứ hàng mà chính đồng bào trong nước chúng ta làm ra, --  mà sẵn sàng toàn dùng hàng hóa  xuất phát từ các xứ khác do người khác làm.
Tại sao tình trạng này ngày một phát triển ? 

Nghĩ tận căn nguyên thấy có hai lý do. Thứ nhất hàng ngoại rẻ và tốt. Thứ hai là nhiều khi hàng ngoại đáp ứng được cái nhu cầu sát sườn của mình mà hàng nội không đáp ứng nổi.
Liên quan tới lý do thứ nhất, có một ví dụ tôi nghe từ mấy năm trước thấy rất có ý nghĩa. Là ngay ở các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh hay Cần Thơ, nhiều người dân đang thích dùng gạo chuyển từ Thái Lan sang. Trời ! Giá vài chục năm trước, nghe ai nói thế chúng ta sẽ bảo là chuyện bịa. Làm gì lại ra nông nỗi như thế. Từ Thái sang quá diệu vợi, còn công tàu bè chuyên chở công bốc vác, sao mà rẻ được?! Mà làm gì có chuyện gạo họ ngon hơn, hợp với cái hương vị nồi cơm mà mỗi người chúng mình được thấm từ hồi còn bú mẹ! Hóa ra thời thế thay đổi, việc không ai tưởng là có, nay đều có cả.
Liên quan tới ưu thế của hàng ngoại trong việc đón đường và nắm bắt nhu cầu, sau đây là câu chuyện tôi nghe từ miệng mấy bà bán hàng lặt vặt ở phố chợ Hà Nội ( tôi cố ý tránh chữ phố cổ mà thấy gọi là phố chợ có lẽ hợp hơn). 

Từ lâu người Hà Nội có thói quen là nếu chiến thắng trong các cuộc đua tranh trong thể thao là đổ ra đường ăn mừng. Lúc đó người ta thích mua cờ và các băng khẩu hiệu để trương lên, giá đắt cũng mua. 
Một số nhà sản xuất VN cũng biết điều đó, nhưng vốn mỏng không làm được bao nhiêu. Khôn ngoan và biết tổ chức công việc hơn là các nhà sản xuất từ bên kia biên giới. Họ nắm ngay lấy khoảng trống đó. Mỗi lần dân thủ đô có nhu cầu là hàng từ biên giới phía bắc tràn về. Rút cục dân buôn mình chỉ thành trung gian bán lẻ cho đồng bào mình thứ hàng mà họ sản xuất.
Không chỉ trong chuyện băng cờ khẩu hiệu mà nhiều mặt hàng khác cũng có tình trạng tương tự. Theo tôi hiểu, đây là cả một xu hướng mà mỗi ngày chúng ta cảm thấy rõ rệt hơn. Mọi dòng nước ngược phản công lại cũng có nhưng không thấm thía gì cả.


Để cả vui buồn trong tay người 
Trong Nỗi lòng ai tỏ của Nguyễn Công Hoan, nhân vật chính là một cô gái tân thời. Đang tự nhiên cô suốt ngày thở ngắn than dài bỏ cơm, lên giường thút thít khóc, khiến cho cả nhà phải lo lắng. Cô bảo chỉ có một người bạn gái mới hiểu được cô và giải phiền cho cô. Đến khi người bạn kia tới thì cô nhỏm ngay dậy tâm sự.
Sở dĩ cô buổn - buồn - buồn mất mấy ngày, ấy là vì một nhân vật tiểu thuyết cô đang đọc chết, thương quá !
Tôi nghĩ đến những con người thời nay. Chắc hẳn hàng ngày không thiếu cảnh cậu ấm cô chiêu ở các nhà giàu đập chân đập ta hành hạ bố mẹ vì không tìm ra mấy loại xe mới cho họ trưng diện. Rồi cả những cán bộ bình thường Hà Nội ngủ trưa trên bàn cơ quan và chia nhau suất cơm hộp chục ngàn cũng để hết tâm trí cả vào những Chelsea với lại Real Madrid ở các phương trời xa.  Rồi cả những thanh niên đặt môi hôn cả ghế ngồi của các tài tử Hàn Quốc. Tóm lại, 
cái sự đặt vui buồn hàng ngày trong tay kẻ khác như thế này đang trở thành cách sống thời đại.
   2007

Viết thêm 30-12-2013 :  
 
1. Trong dăm bẩy năm gần đây, sự phụ thuộc nước ngoài ở dân mình đã lên đến cái mức nó thành ám ảnh trong đầu óc mọi công dân yêu nước cũng như mỗi con người tự trọng. Thậm chí,  mọi người không muốn nghĩ đến nó nữa.Vì càng nghĩ thì càng đau. Chúng ta đã chìm rất sâu vào cái hố móng khủng khiếp này và đứng ở đáy sâu của nó ngước nhìn lên trên chỉ thấy lại một mảng trời đen tối.

2. Như trong bài trên tôi  đã nói, sự phụ thuộc nước ngoài hiện nay là ở hai cấp độ. Cái thứ nhất là ở trên phương diện quốc gia, nền kinh tế của đất nước. Cái thứ hai là ở trên phương diện cách sống và tâm lý con người. Kinh tế quyết định tâm lý tinh thần. Những hụt hẫng tan nát về kinh tế là nguồn gốc dẫn tới sự bi quan cùng cực mất hết niềm tin trong mỗi con người. Nhưng sự trốn chạy của con người càng khiến cho sự phụ thuộc kinh tế lại như một ràng buộc không sao gỡ nổi. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ chết vì chúng ta vẫn còn cần cho người khác. Chúng ta chỉ luôn luôn trong cảnh ngắc ngoải. Và sự thật cái gọi là phụ thuộc hôm nay còn tệ hại hơn nhiều so với sự phụ thuộc mà trong lịch sử ông cha chúng ta vẫn chịu đựng.
 
3. Nguyên nhân của sự phụ thuộc kinh tế trong hòa bình là sự phụ thuộc đến mức quyết định đối với nước ngoài khởi đầu từ cuộc chiến tranh ba mươi năm. Đây là điều cần sự xác minh của các tài liệu nay đang bị giấu kín. Nhưng  như các cụ ngày xưa nói, cái kim giấu trong bọc mãi cũng lòi ra. Vào thời buổi của sự bùng nổ thông tin, nếu chịu khó làm việc, ta vẫn ngày một đi gần tới sự thực. Một số tài liệu mới hé ra đây đó cũng đã giúp ta định hướng cho sự suy nghĩ của  mình. Và trách nhiệm của giới trí thức là phải lượng định cho hết những di lụy của quá khứ đối với hiện tại và cả tương lai dân tộc vài chục năm tới.   

4. Trong các bài sử thuộc phần lịch sử hiện đại học ở phổ thông, tôi nhớ là đã được giảng về hai dạng khác nhau của chủ nghĩa thực dân. Chủ nghĩa thực dân cũ tức là việc một nước mang quân đến chiếm nước khác, rồi đưa người của mình sang tổ chức bộ máy cai trị. Còn chủ nghĩa thực dân mới thì khôn ngoan hơn và đơn giản hơn. Không cần mang quân chiếm đóng. Thời buổi  hiện nay làm thế mang tiếng chết. Mà người ta chỉ cần lèo lái thế nào để nước thứ hai kia biến thành nơi cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ hàng hóa cho mình. Như thế mặc dù vẫn còn cái tiếng độc lập,  nhưng cái nước thứ hai kia, có khác gì đất thuộc địa?
Theo tiêu chuẩn trên, bạn cũng như tôi, chắc đều có thể rút ra kết luận cần thiết về thực chất mối quan hệ giữa nước ta với một số nước chung quanh hiện tại . 


5. Hồi còn chiến tranh, không phải là nhiều người dân không  thèm muốn được sống được ăn mặc được hưởng thụ như người nước ngoài. Nhưng cuộc sống thời chiến không cho phép ta làm vậy. Nhất là  trong ta còn cả niềm tin, tin  rằng một mai đây khi đất nước hòa bình, với trí thông minh và sức phấn đấu của cả cộng đồng, nước ta dân ta sẽ không thua kém các dân tộc khác các quốc gia khác. Nhưng khi đã tỉnh lại sau chiến tranh, trong tình hình của sự giao lưu quốc tế rộng mở, trải qua những mò mẫm tìm đường, ta mới ngày càng hiểu ra cái tầm vóc của những mất mát đã qua. Nó quá lớn, nó đã khiến chúng ta cạn kiệt cả niềm tin và sức lực. Sự bế tắc trong gần bốn mươi năm hậu chiến khẳng định thêm điều đó. Ta ngầm hiểu rằng nay có cố gắng đến đâu cũng không bao giờ đưa xứ ta trở lại là một xã hội bình thường và trong so sánh là xan bằng được khoảng cách ta với  các nước chung quanh. Sống trong phụ thuộc nay không còn dừng lại ở thói quen học đòi non dại của lớp trẻ, mà đã biến thành vấn đề nhận thức quan niệm cùng là niềm tin của  những người từng trải ở cả bên thắng cuộc lẫn bên thua cuộc.   

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Quê Choa: Sự thật những tấm HCV Olympic Toán quốc tế của Việ...: Theo Cafebiz   NQL: Mình học cùng một con gà nòi toán Olympic, không nghe nó kể gì. Đi bộ đội ở cùng một con gà nòi toán Olympic khác  ...
ha nguyenthanh: cop từ danluan :Trọng Thiện - Học từ sự sụp đổ của...: cop từ danluan : Trọng Thiện - Học từ sự sụp đổ của Nho giáo Chính trị - xã hội Trọng Thiện Theo Diễn Ngôn Việt Nam bị ảnh h...
theo thanhnien :

Nga lại bị đánh bom, thêm 10 người chết

(TNO) Đã có ít nhất 10 người thiệt mạng trong vụ nổ xe điện công cộng tại thành phố Volgograd, miền nam nước Nga, vào ngày 30.12.


Thi thể một nạn nhân xấu số trong vụ đánh bom tự sát tại nhà ga xe lửa ở thành phố Volgograd, miền nam nước Nga - Ảnh: AFP
Các điều tra viên của Nga đã xác nhận đây là một vụ tấn công khủng bố, theo AFP.
Vụ nổ diễn ra chỉ một ngày sau vụ đánh bom tự sát tại một nhà ga xe lửa đông người trong thành phố này, khiến ít nhất 16 người thiệt mạng và hơn 40 người bị thương.
Ủy ban chống khủng bố quốc gia Nga cho rằng hung thủ vụ đánh bom tự sát là một phụ nữ.
Được biết, vào tháng 10, một người phụ nữ cũng đã đánh bom tự sát trên một chiếc xe buýt tại thành phố Volgograd, giết chết 6 người và hơn 30 người bị thương.
Các vụ tấn công nói trên làm dấy lên lo ngại rằng các nhóm phiến quân Hồi giáo tại Nga đang tiến hành một chiến dịch bạo động khi mà Thế vận hội Mùa Đông ở thành phố Sochi đang đến gần.
Volgograd có khoảng 1 triệu dân, nằm cách Sochi khoảng 690 km về phía đông bắc.
Thành phố này nằm gần vùng Bắc Caucasus, nơi tập trung các tỉnh có nhiều người Hồi giáo sinh sống và thường xuyên bị tàn phá bởi các vụ bạo động của các phiến quân Hồi giáo.
Hoàng Uy

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Dẩu buồn nhưng đở bực mình...mời đọc thơ !

từ sangtao :

hớ một cảnh biệt ly trong “Chinh phụ ngâm”

Posted: 28/12/2013 in Lâm Hảo DũngThơ
Lâm Hảo Dũng
biet_ly_chinh_phu
Trong một ngày chinh phụ tiễn chinh phu
Trời gọi gió đi tẩy hồn cây cỏ
Oanh trốn liễu, quyên buồn thôi mắc cở
Ý Nhi làm đưa tiễn dấy màu thơ

Mai đã đóng chồi non vì tiếng gió
Thay áo dài, đào thắp nụ xuân chưa?
Đông chợt thấy Đoàn Nương đi dưới tuyết
Nhớ phù dung, ngửi trộm chút hương xưa
Và ngày ấy ngựa buồn quên tay khấu
Đi hỏi về, chinh phụ hỏi chinh phu?
Giữa đáy hồn con tim nào bỗng vỡ
Khúc từ ly đùn nấm mộ xa mù…
Lâm Hảo Dũng
Dec. 9, 2013
Nguồn: Tác giả gửi
theo QĐND :
Hãy tỉnh táo nhận ra cái tất yếu, tránh bị đào thải
QĐND - Chủ nhật, 22/12/2013 | 22:50 GMT+7
QĐND - Từ ngày 17-12-2013, trên một số tờ báo mạng xuất hiện bài viết Kìa! Cái tất yếu đang lừng lững đi tới (thêm nó ở đây!)của tác giả Tống Văn Công. Bài viết dài 6.121 chữ với nội dung chỉ trích bản Hiến pháp vừa được Quốc hội thông qua và đòi hỏi một sự “đổi mới chính trị”…
Tâm huyết với vận mệnh dân tộc là tấm lòng của người dân yêu nước. Tôi hy vọng tác giả bài viết trên là một người như vậy. Nhưng có lẽ vì tâm huyết quá chăng mà ông Tống Văn Công có sự thiếu tỉnh táo dẫn đến ngộ nhận, sai lầm. Tôi xin phép được trao đổi lại.
1. Mở đầu bài viết, tác giả đưa ra vấn đề Quốc hội đã bỏ phiếu gần như tuyệt đối thông qua Hiến pháp năm 2013 và đặt câu hỏi: “Vì sao Quốc hội không thể nhận thức được “cái tất yếu”? Trên thực tế, ở nhiều quốc gia, trong đó có nước ta, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, là nơi tập trung cao nhất trí tuệ của đất nước, ông nói thế có coi thường cả một tập thể tinh hoa được toàn dân thừa nhận.
Ông dẫn chứng dư luận ủng hộ Hiến pháp. Và cả dẫn chứng những “phản ứng ngược lại”, đó là nhà văn V.T.H, là ông L.H.Đ, là Ph.Ch.D, là N.Đ.D... Rồi ông trích “Đại văn hào Stephan Zweig cho rằng “Luôn có những con chim báo bão, sứ giả của trí tuệ, đi trước những tai họa lớn bằng sự bay của mình”. Tiếc thay tiếng chim báo bão ở nước ta không có người lắng nghe!”. Câu cuối cùng vô tình đã bộc lộ sự thật: Một là “không có” ai ủng hộ những người đi ngược lại quyền lợi của dân tộc như các ông bà được dẫn ra ở trên (mà ông đã có ý ví họ như là những “tiếng chim báo bão”). Hai là bộc lộ về con người ông: Cay cú và nhầm lẫn. Cay cú ở chỗ ông phải kêu lên lời cảm thán (Tiếc thay). Nhầm lẫn ở chỗ: Sao lại “không có người lắng nghe!”, vì chí ít những người ông nêu ra ở trên họ đã “lắng nghe nhau" mà cùng chung một mục đích chẳng mấy tốt đẹp.
Các đại biểu Quốc hội ấn nút thông qua Hiến pháp năm 2013. Ảnh: VOV.vn
2. Ông nhận xét: “Hiến pháp 1946 và Hiến pháp mới khác nhau về ý thức hệ, cho nên không có chuyện kế thừa!”. Ở đây, ông lại vướng vào một khái niệm khó là “ý thức hệ” mà cho đến nay vẫn chưa có một cách hiểu thống nhất trong giới khoa học xã hội nhân văn thế giới. Có người cho rằng, ý thức hệ giống như cái hộp đen, mỗi người hiểu một cách (Giovani Sartori). Có người khái quát thành 10 định nghĩa (Colin Sumner). Có người đưa ra 5 định nghĩa (John Storey). T.Eagleton cho rằng có 16 định nghĩa. Vì thế mà có hàng loạt thuật ngữ tương ứng thay thế như “thế giới quan”, “tư tưởng”, “hệ tư tưởng”, “quan niệm”… Ý thức hệ, xét về lịch sử khái niệm, người đề xuất đầu tiên năm 1896 là Destutt de Tracy, học giả người Pháp và dùng nó như một khái niệm triết học để chỉ trình độ, năng lực thuộc về tinh thần con người (ideologie).  Feerbach xem ý thức hệ như một hình thức tha hóa của ý thức. Đến Marx và Engels hiểu ý thức hệ như một hệ tư tưởng (tên một cuốn sách nổi tiếng Hệ tư tưởng Đức). Lenin quan niệm không có ý thức hệ siêu giai cấp, có ý thức hệ tư sản và ý thức hệ vô sản, ý thức hệ vô sản mang sứ mệnh ý thức lãnh đạo. Dù có nhiều cách hiểu nhưng hạt nhân của khái niệm này chỉ hệ tư tưởng, còn được gọi là hình thái ý thức xã hội. Tư tưởng bao trùm, xuyên suốt và nhất quán của cách mạng nước ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta lãnh đạo cô gọn trong sáu chữ vàng "Độc lập, Tự do, Hạnh phúc": Độc lập dân tộc, tự do cho đồng bào, hạnh phúc cho tất cả mọi người. Do vậy, nhận định “Hiến pháp 1946 và Hiến pháp mới khác nhau về ý thức hệ” là không chính xác. Về bản chất, Hiến pháp 2013 là sự phát triển tư tưởng từ Hiến pháp 1946 nhưng được đổi mới để phù hợp với thời đại mới.
3. Ông Tống Văn Công trong vai nhà triết học lý giải “nguyên nhân khiến cho chủ nghĩa xã hội không thể vượt qua được chiếc cầu “quá độ” bởi hai lý do: “Một là chế độ độc tài toàn trị từng bước làm thoái hóa Đảng cộng sản cách mạng…”. Ông dùng khái niệm “chế độ độc tài toàn trị” là dùng lại cách gọi cực đoan, phản động, định kiến và áp đặt của Hội đồng châu Âu. Ngày 25-1-2006, Hội đồng châu Âu (Parliamentary Assembly of the Council of Europe), bỏ phiếu và thông qua Nghị quyết 1481 với các điều khoản lạ lùng là lên án chủ nghĩa cộng sản, vì “tội ác chống lại loài người”. Đây là sự hổ thẹn của nhân loại vì sự mù quáng và vô ơn của một bộ phận con người. Điều này sẽ bàn vào một dịp khác, chỉ đơn cử sự kiện khi cả thế giới đang nín thở bởi nạn diệt chủng của phát xít Đức ở thế chiến 2, đúng khi ấy Liên Xô xã hội chủ nghĩa đã dũng cảm đương đầu chống lại để cứu cả nhân loại. Thế thì Liên Xô cứu loài người hay “chống lại loài người”? Điều 2 ở nghị quyết này có ghi: “…Những chế độ độc tài toàn trị cộng sản gồm khối Liên Xô, Đông Âu trong thế kỷ 20 và một số chế độ cộng sản hiện vẫn còn cầm quyền ở 4 nước trên thế giới, đều là những quốc gia vi phạm nhân quyền…”. Lại nói về nhân quyền thì ngay vừa rồi (tháng 10-2013) nước ta được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc chính là sự phủ nhận triệt để sự vô lối ác ý của nghị quyết này. Như vậy khái niệm “chế độ độc tài toàn trị” cũng không có cơ sở khoa học và thực tiễn, nhất là đối với nước ta là chế độ nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý thì càng hoàn toàn xa lạ. Theo đuôi người khác là không hay. Theo đuôi người xấu thì thế nào, thưa ông?
Ông nói tiếp: “Hai là chế độ xã hội chủ nghĩa triệt tiêu quyền sở hữu tài sản cá nhân tức là quyền tự do về kinh tế, khiến cho con người mất động lực lao động sản xuất và sáng tạo”. Đối chiếu với thực tế nước ta điều này là hoàn toàn xuyên tạc, Nhà nước ta trên cả lý thuyết và thực tế đang tạo điều kiện cho bất kỳ ai cũng có thể làm giàu chính đáng, khuyến khích tất cả mọi người phát huy năng lực và sáng tạo của mình.
4. Tính khoa học tối thiểu của bất cứ bài báo, bài nghiên cứu nào là sự rõ ràng về trích nguồn, của ai, ở đâu, năm tháng... Nhưng trong bài viết này tác giả cố tình mắc phải để nhằm mục đích “tung hỏa mù” gây sự hiểu nhầm, chia rẽ, kích động. Ví dụ ông nói “một nhà lãnh đạo Đảng đã chẩn đoán” là “Tình trạng suy thoái trong Đảng đã nặng lắm rồi, như căn bệnh ung thư đã di căn”. Đáng buồn là biện pháp chủ yếu để trị “ung thư đã di căn” được Hội nghị Trung ương 4 đề ra chỉ là “tự phê bình và phê bình chân thành xây dựng”… “Nhà văn Vũ Tú Nam xót xa bình luận “Đảng như con cá ngúc ngoắc trong ao cạn!”. “Nhà lãnh đạo” này là ai, nói ở đâu… Câu nói của nhà văn Vũ Tú Nam trong hoàn cảnh, văn cảnh nào, văn bản nào, thời điểm nào… hoàn toàn không có. Ông cho rằng Hội nghị Trung ương 4 đề ra biện pháp “chỉ là “tự phê bình và phê bình chân thành xây dựng” thì hoặc là một sự “ăn ốc nói mò” hoặc là một sự cố tình cắt xén, xuyên tạc thực tế…
5. Ông núp bóng một “Bản kiến nghị” nào đó để nhận định: “Khủng hoảng ở nước ta hiện nay tập trung nhất ở khủng hoảng chính trị. Đảng duy trì địa vị độc tôn quá lâu…”. Cứ theo ý các ông thì để tránh “khủng hoảng chính trị” là phải có sự thay đổi lãnh đạo, một lực lượng chính trị khác sẽ thay Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đất nước. Thử hỏi trong quá khứ có đảng phái nào, lực lượng chính trị nào đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang như Đảng Cộng sản? Hiện nay có lực lượng nào đủ uy tín, tài năng, bản lĩnh để gánh vác sứ mệnh đổi mới đang đạt được những thành tựu không thể phủ nhận, đưa nước ta đi lên như Đảng Cộng sản? Ông “hiến kế” đổi mới chính trị bằng cách “Phải tách Đảng ra khỏi các chức năng nhà nước, tách nhà nước ra khỏi chức năng quản lý, điều hành kinh tế, mới có thể vận hành có hiệu quả guồng máy kinh tế-xã hội”. Câu này cho thấy ông chưa hiểu khái niệm “Nhà nước”: “tách nhà nước ra khỏi chức năng quản lý, điều hành kinh tế…”, thế thì làm sao mà “có thể vận hành có hiệu quả guồng máy kinh tế-xã hội”? Đây là tư tưởng vô chính phủ đã lỗi thời.
Theo ông, “chuẩn bị mảnh đất tốt cho sự phát triển lâu dài của đất nước trên nền tảng văn minh chung của loài người đã được khảo nghiệm là: Xã hội dân sự”. Đây lại là một sự liều. “Xã hội dân sự” chưa hề “được khảo nghiệm” trên thế giới, khái niệm vẫn còn là mới mẻ, đang tranh luận và có nhiều cách hiểu. Bài viết: “Cần hiểu đúng về xã hội dân sự” (Báo Quân đội nhân dân, ngày 25-11-2013) đã nói tương đối kỹ về vấn đề này. Ông đưa ra vấn đề kêu gọi mọi người cùng suy nghĩ, nổi lên là: “Khiếu kiện là một hình thức tỏ bày ý kiến rất cao so với những kiến nghị ở các cuộc họp, hoặc góp ý của cử tri”… Rõ ràng ông đã ngầm vận động cho một sự mất ổn định chính trị đất nước, giống như "cách mạng màu", "cách mạng cam" đã từng diễn ra gần đây trên thế giới, và chính nhiều nước trong số ấy đã khủng hoảng toàn diện, đầu rơi máu chảy, nhân dân cơ hàn. Như vậy, tấm lòng của ông với đất nước có sáng không? 
Tôi tâm đắc câu này trong bài viết của ông: “…tự do, dân chủ, nhân quyền là xu thế tất yếu của thời đại mà mọi quốc gia nhanh hay chậm đều phải đi đến. Vậy nếu đi ngược lại cái tất yếu thì điều gì sẽ xảy ra?”. Vâng. Đúng vậy! Sự thắng lợi của nhân dân ta, đảng ta là tất yếu. Hãy tỉnh táo nhận ra cái tất yếu, tránh bị đào thải!

NGUYÊN THANH
theo QĐND :
Làm thất bại chiến lược "Diễn biến hòa bình"
Việt Nam đang có bước đi vững chắc về nhân quyền
QĐND - Chủ nhật, 15/12/2013 | 19:14 GMT+7
QĐND - Tự nhận mình là một người Việt Nam yêu nước đơn thuần, cựu thiếu úy thủy quân lục chiến của quân đội Việt Nam Cộng hòa trước đây Nguyễn Ngọc Lập gần đây đã có những phát biểu gây chú ý bởi lập trường cởi mở, thẳng thắn...
Từ Mỹ, chia sẻ với phóng viên Báo Quân đội nhân dân, ông Lập cho rằng: “Việt Nam đang có các bước đi chắc chắn nhằm cải thiện và đảm bảo các quyền của công dân mà vẫn đề cao cảnh giác nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, là hoàn toàn phù hợp”. Không đồng tình với một số nhìn nhận không khách quan của giới quan sát nhân quyền về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, ông nói: “Giới quan sát nhân quyền giống như gà mái đẻ tìm ổ trong khi ổ rơm ngay trước mặt”.
- Ông có thể cho biết từ đâu và vì những lý do nào đã khiến ông có những thay đổi và có cách nhìn nhận khách quan hơn về vấn đề hòa giải dân tộc cũng như tình hình trong nước như hiện nay?
Ông Nguyễn Ngọc Lập. Ảnh: Phố Bolsa TV
- Tôi kính trọng những người yêu nước đã xây dựng và hồi phục đất nước từ đống đổ nát bởi sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh. Cuộc gặp với Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, khi ông sang Mỹ năm 2012, quả thực đã khiến tôi phải suy nghĩ nhiều. Sự chân thành, thẳng thắn của ông Sơn, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp có trình độ, đã gây cho tôi ấn tượng mạnh. Cuộc gặp đã tạo cho tôi mối thiện cảm đối với Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam với chính sách đại đoàn kết dân tộc và nỗ lực thúc đẩy hòa hợp, hòa giải dân tộc.
Tôi còn nhớ khi đó, ông Sơn đã nói rằng, “Thôi anh Lập ơi, chiến tranh cũng qua lâu rồi. Mình là người Việt Namcả. Tôi cũng thấy anh là người có tấm lòng yêu nước qua các phát biểu. Tết này mời anh về Hà Nội rồi tới nhà riêng của tôi uống rượu”. Khi đó tôi đã không thể tin nổi vào tai mình vì là bạn thì mới mời nhau rượu.
Vậy ông đánh giá thế nào trước xu thế tích cực tiếp cận cộng đồng từ trong nước hiện nay và thực tế cách nhìn nhận cực đoan của nhiều người trong cộng đồng hiện nay cũng đang dần có sự thay đổi?
- Câu trả lời rất đơn giản. Không phải là nhìn mà là cách nhìn. Không nên nhìn vào quá khứ để soi mói, hận thù nhau mà hãy nhìn vào tương lai để hòa giải, tha thứ và xây dựng. Chúng ta đều là người ViệtNam, mang chung dòng máu Lạc - Hồng. Vả lại, khi xu thế hòa bình mạnh, xu thế thù hận tất phải yếu đi.
Nhưng trên thực tế, sau nhiều chục năm kể từ ngày thống nhất đất nước, hòa hợp, hòa giải dân tộc vẫn còn là một vấn đề cần giải quyết, theo ông vì sao lại như vậy?
- Hòa giải phải vượt qua chính mình. Muốn hòa giải, trước tiên phải hóa giải hiểu lầm và trên cơ sở tôn trọng nhau. Hòa hợp hòa giải dân tộc là một chính sách đã rõ ràng thì nên được thực hiện một cách thống nhất từ trên xuống dưới.
Chính sách hòa giải, hòa hợp dân tộc dựa trên chính nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa trên chính nghĩa yêu nước nên thành công khi đã đoàn kết được toàn dân tộc trong cuộc kháng chiến cứu nước. Hôm nay Việt Nam trong thời bình, xây dựng đất nước, phát triển kinh tế cũng phải dựa vào lòng yêu nước. Được như vậy không lo gì sẽ không thành công trong việc đoàn kết được những người Việt yêu nước bên trong và bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Từng là người trong cuộc, ông suy nghĩ thế nào về việc bộ phận chống đối cực đoan trong cộng đồng vẫn dựa vào những chiêu bài cũ là dân chủ, nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, để chống phá Nhà nước Việt Nam và gần đây nhất là vấn đề gìn giữ hải đảo, biên giới, lãnh thổ?
- “Tự do, dân chủ, nhân quyền” là những danh từ trừu tượng, không ăn uống được. “Cơm áo” mới là danh từ cụ thể. ở đây phải phân biệt được thế nào là đấu tranh vì yêu nước và “đấu tranh vì dịch vụ”. Đấu tranh vì yêu nước là đấu tranh có ý thức, có cân nhắc. Nhưng dựa vào chiêu bài chống cộng về vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do để đả phá cá nhân, triệt hạ kinh tế người khác như các phần tử chống đối cực đoan ở cộng đồng hiện nay vẫn làm, thì việc dùng chiêu bài đó cũng như một “dịch vụ” vì miếng cơm, manh áo mà thôi.
Chiêu bài dân chủ, nhân quyền, tự do chỉ là âm mưu của một bộ phận những người ích kỷ, trí trá. Rất nhiều đài phát thanh, truyền hình tuyên truyền không chính xác về trong nước do các ông “cổ cồn” cà vạt tự mở ra và tự đóng cửa tại hải ngoại, vì không thể tồn tại. Khán giả, thính giả khôn ngoan và tỉnh táo lắm chứ.
Người dân ở Việt Nam suy nghĩ như thế nào và thực sự được thụ hưởng những gì mới là quan trọng, hơn cả những đánh giá từ bên ngoài. Những thành tựu phát triển của Việt Nam được cả thế giới công nhận, đời sống người dân được nâng cao rõ rệt và thành tựu xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam đang dẫn đầu thế giới. Việt Nam đang có các bước đi chắc chắn nhằm cải thiện và đảm bảo các quyền của công dân mà vẫn đề cao cảnh giác nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, là hoàn toàn phù hợp. Giới quan sát nhân quyền giống như gà mái đẻ tìm ổ trong khi ổ rơm trước mặt.
Được biết ông đã tới xem cuộc triển lãm “Trường Sa trong mắt chúng tôi” do anh Etcetera Nguyễn của Vietweekly mở ra sau chuyến tác nghiệp thực tế ở Trường Sa. Trong khi đó nhiều người chống cộng cực đoan đã không dám tới xem triển lãm này vì họ sợ đối diện với sự thật. Triển lãm đã để lại cho ông những ấn tượng như thế nào?
- Ấn tượng lớn nhất đối với tôi tại cuộc triển lãm này chính là hình ảnh của rất nhiều tôn giáo khác nhau đã tham gia để tưởng niệm, cầu nguyện cho những người đã đổ máu để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Có đủ các tôn giáo như Công giáo, Phật giáo, Hòa hảo, Hồi giáo, Tin lành đã tham gia tế lễ tại lễ cầu siêu. Hình ảnh thực tế này chứng tỏ Nhà nước Việt Nam tôn trọng quyền tự do tôn giáo, để mọi người thoải mái tưởng niệm theo tín ngưỡng của mình, theo những phương cách đa dạng, hoàn toàn khác nhau. Điều đó rất đúng với những quy định về tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng trong Hiến pháp mới được thông qua của Việt Nam.
Cuộc triển lãm đã cho chúng tôi thấy được những nỗ lực gìn giữ chủ quyền biển đảo của chính quyền Việt Nam. Nó cũng cho chúng tôi thấy rằng, việc đó cần phải có rất nhiều sức mạnh nên càng cần sự đoàn kết, đóng góp sức mạnh từ hải ngoại. Cần thấy rằng, thiện chí yêu nước của Đảng Cộng Sản ViệtNam muốn gìn giữ chủ quyền biển đảo mà vẫn bảo đảm hòa bình, không để đất nước xảy ra chiến tranh. Vì người ngã xuống đầu tiên sẽ là những người dân nghèo và những chiến sĩ ở Trường Sa. Vậy không có lý gì để người trong nước và hải ngoại không thể hòa giải, đoàn kết lại vì mục tiêu chung của dân tộc.
- Ông từng phát biểu rằng, muốn khuyên con cái khi nào học thành tài thì phải trở về quê hương đóng góp xây dựng đất nước chứ không ở lại Mỹ sống hưởng thụ. Vì sao ông lại có ý muốn này và ông có ý định sẽ quay trở lại Việt Nam hay không? Nếu có thì đó là khi nào ông sẽ thực hiện điều này, thưa ông?
- Tôi luôn giáo dục con cái mình đâu là cội nguồn. Con tôi hiện đang học đại học Mỹ nhưng nói thành thạo tiếng Việt, không giống như nhiều bạn trẻ gốc Việt bên đó. Vợ và con tôi đang tham gia các lớp dạy tiếng Việt tình nguyện ở cộng đồng. Vợ và con tôi đã được Đức cha Mai Thanh Lương, Giám đốc Trung tâm Công giáo ở cộng đồng ngỏ ý muốn họ về Việt Nam dạy cho trẻ em để bổ túc chuyên môn dạy tiếng Việt.
Về phần tôi, tôi sẵn sàng trở về vào một dịp thích hợp, khi các con tôi đã hoàn tất việc học hành và tôi tròn nghĩa vụ người cha. ở Mỹ hay đi bất kỳ đâu, chỉ nghe được giọng nói Hà Nội thôi cũng làm chúng tôi rất nhớ quê hương.
- Xin cảm ơn ông!
XUÂN PHONG (thực hiện)
Quê Choa: 'Thị trường bất động sản 2014 chắc chắn sẽ đổ vỡ': VTC News dẫn theo Đất Việt   Ông Nguyễn Văn Đực Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM - Phó Giám đốc Công ty ...

         Độc quyền nhóm

Có gì mà ú ớ...lí luận chính trị với kinh tế cho um lên !! chúng ta đang bị cướp ! trắng trợn và thô lổ !!! có giấy tờ có tổ chức...nhưng phải nói là chúng ta đang được...phục vụ ! _ Nhờ Ơn trên !đó là một phép "biện chứng"!!!

theo thanhnien :

Độc quyền nhóm

Lợi nhuận năm 2013 của  Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) tăng gần 80% so với năm trước, đạt gần 9.270 tỉ đồng. Lợi nhuận của Viettel còn "khủng" hơn, gấp 3 lần VNPT, đạt 26.400 tỉ đồng.

Con số lợi nhuận cực lớn trên được đưa ra chỉ một ngày sau khi Thanh tra Bộ Thông tin - Truyền thông (TT-TT) công bố việc các mạng này đã âm thầm thu lén cả trăm tỉ đồng của khách hàng. Câu hỏi đặt ra là bao nhiêu lợi nhuận của các nhà mạng có được từ việc "móc túi" người tiêu dùng?
Có lẽ, chỉ sau khi có công bố của Thanh tra Bộ TT-TT, nhiều người mới "vỡ lẽ" vì sao tiền cước điện thoại của mình thời gian qua bỗng dưng bị đội lên một cách khó hiểu như vậy. Cũng vì thế, sử dụng điện thoại di động giờ đây khiến hàng triệu khách hàng cảm thấy hồi hộp. Chỉ cần vô tình, vì không biết, vì thiếu cảnh giác... lỡ tay "bấm" một dịch vụ tích hợp có sẵn nào đó, họ sẽ bị thu tiền ngay. Chuyện này rất khó tránh, khi những dịch vụ “ẩn” cũng được các nhà mạng "âm thầm" cài sẵn trên sim mà không hề cảnh báo và cũng không niêm yết giá rõ ràng. "Chiêu" như vậy giúp các nhà mạng thu gần 200 tỉ đồng trong vòng 1 năm qua. Trước đó, cũng với chiêu mập mờ, một số gói cước dịch vụ 3G đối với những khách hàng sử dụng trả trước trên USB 3G, máy tính bảng... cũng bị tăng giá tới hơn 300%. Với mức tăng chóng mặt, theo tính toán mỗi tháng nhà mạng thu tới 500 - 600 tỉ đồng. Rồi thu tiền từ tin nhắn lỗi, tin nhắn không đến nơi... Nói thế để thấy, phần đóng góp oan uổng của người tiêu dùng vào con số lời khủng nói trên là không hề nhỏ. 
Kể từ khi các doanh nghiệp viễn thông "bắt tay" cùng tăng cước thuê bao 3G cách đây khoảng 2 tháng, trên mạng đã có "Hội những người tẩy chay 3G". Trên thực tế, cũng có rất nhiều người đã chính thức "cắt" dịch vụ này để phản ứng kiểu kinh doanh thiếu sòng phẳng của các nhà mạng. Thế nhưng, ngay cả khi thực hiện quyền lực lớn nhất của mình là quyền tẩy chay, người tiêu dùng vẫn đang bị xâm phạm và thiệt thòi lớn. Đó là vì 3 nhà mạng Viettel, MobiFone và Vinaphone đang chiếm hơn 95% thị phần viễn thông di động cả nước. Không sử dụng dịch vụ 3G của họ, khách hàng không có sự lựa chọn nào khác. Rất nhiều người vì công việc, buộc vẫn phải dùng dù giá cao đến bao nhiêu. Tương tự, dù rất bức xúc trước việc bị lén thu tiền từ việc mập mờ các dịch vụ tích hợp trên sim, người tiêu dùng vẫn buộc phải dùng các nhà mạng này.
Khi người tiêu dùng không có sự lựa chọn thay thế, thị trường không còn tính cạnh tranh. Đây là thực trạng thị trường viễn thông VN hiện nay. Điều đáng nói là nếu khoảng 10 năm trước, người dân vô cùng hân hoan bởi sự tham gia của Viettel đã phá vỡ thế độc quyền của VNPT trên thị trường viễn thông thì giờ đây, họ lại một lần nữa phải đối mặt với tình trạng "độc quyền nhóm" khi thị trường đang thuộc về 3 "ông lớn" này.
Ngành viễn thông đã nối dài danh sách các ngành độc quyền, đó là tình trạng độc quyền nhóm. Và độc quyền nào cũng dẫn tới một kết cục giống nhau, doanh nghiệp lãi lớn còn người dân buộc phải mua sản phẩm, dịch vụ với giá cắt cổ.
                                                                                                                                                          Nguyên Hằng

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

                        Lá đơn độc đáo !
                                     Tango : nhịp nhàng & sôi động.
Phải nói là  "vô tiền khoáng hậu"!!! Bi thương và hài hước đệ nhất thiên hạ tự cổ chí kim...cho tới vạn đại mai sau !!! Có thể "vỏ hiệp kỳ tình" lên thành "ĐƠN ĐAO ĐỘC KIẾM" !!!
Chơm của Bọ Lập :

Đơn xin vào Đảng Cộng Sản Việt Nam của ông Lê Thăng Long

NQL: Có lẽ cuối năm buồn nhất là chuyện báo Sài gòn tiếp thị, vui nhất là chuyện ông Lê Thăng Long xin vào đảng CSVN. Cuối tuần kiếm được cái này để  thư giãn thật không gì vui hơn, hi hi
 
ĐƠN XIN VÀO ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Kính gửi:

1- Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam!

2- Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam ngài Nguyễn Phú Trọng!


3- Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam!


4- Đảng ủy đảng Cộng sản Việt Nam phường Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP. HCM.!

5- Toàn thể đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam!

6- Đồng bào Việt Nam ở trong nước và nước ngoài cùng bè bạn quốc tế!

Tôi là Lê Thăng Long, tên bí danh là Lincoln Lê, sinh ngày 06/04/1967, trình độ cao học chuyên ngành quản trị CNTT-Viễn thông, là công dân Việt Nam, công dân ASEAN, công dân thế giới. Nhà riêng và hộ khẩu thường trú của tôi hiện nay tại số nhà 80 Nguyễn Thái Bình, phường Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM.

Gia đình tôi có truyền thống cách mạng kiên cường. Ông ngoại tôi là liệt sỹ cách mạng thời kháng chiến chống Pháp. Cha và mẹ đẻ của tôi đều là đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Cả cha và mẹ đẻ của tôi đều tham gia tích cực vào cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước. Vì tham gia hoạt động cách mạng chống đế quốc Pháp tại miền Nam Việt Nam trước năm 1954 bị lộ cho nên sau năm 1954 cha và mẹ tôi phải cùng tập kết ra miền Bắc để tiếp tục cống hiến cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cha và mẹ đẻ tôi là những đảng viên ĐCSVN, cán bộ cách mạng gương mẫu, cả đời liêm khiết, tận tụy phục vụ lợi ích của dân tộc Việt Nam. Cha đẻ của tôi năm nay đã có 55 năm tuổi đảng viên ĐCSVN. Đảng ủy ĐCSVN, Ủy ban Nhân dân, Công an phường Nguyễn Thái Bình có thể thẩm tra, xác nhận lý lịch gia đình cách mạng của tôi.

Bản thân tôi từ nhỏ đến lớn là người rất lương thiện. Thật tiếc là những năm qua chính quyền Việt Nam (CQVN) đã hiểu lầm lòng tốt của tôi, đã kết án 5 năm tù giam oan sai đối với tôi. Trước đây CQVN cũng đã hiểu lầm, xử lý rất oan sai đối với ông Nguyễn Kim Ngọc cựu bí thư tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc. Chính ông Nguyễn Kim Ngọc là người có công đầu tiên về thực hiện thành công cải cách kinh tế ở Việt Nam ở quy mô một tỉnh. Thật tiếc ĐCSVN và CQVN đã hiểu lầm không thưởng công mà lại kết tội đối với ông Nguyễn Kim Ngọc. Cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã sử dụng kế sách sáng tạo của ông Nguyễn Kim Ngọc để thực hiện cải cách kinh tế Việt Nam thành công từ năm 1986 đến nay. ĐCSVN và CQVN đã nhận ra sai lầm, đã xin lỗi, đã truy tặng ông Nguyễn Kim Ngọc nhiều huân chương cao quý sau khi ông ấy đã mất. Sự kết tội giam tù oan sai đối với tôi 5 năm tù giam còn tệ hơn cả sự sai lầm khi kết tội ông Nguyễn Kim Ngọc. Tôi đề nghị ĐCSVN và CQVN sớm xem xét lại để minh oan cho tôi. Tôi đáng được tặng thưởng nhiều huân chương cao quý hơn cả ông Nguyễn Kim Ngọc nữa.

Từ năm 1986 đến nay Việt Nam đã cải cách kinh tế nhưng đó là sự cải cách kinh tế nửa vời, thiếu triệt để, thiếu toàn diện. Nếu Việt Nam cải cách triệt để hơn, toàn diện hơn thì sẽ có thành tựu phát triển kinh tế lớn hơn nữa. Cho đến nay Việt Nam vẫn còn là một trong 50 quốc gia nghèo nhất thế giới. Theo kế hoạch của tôi vạch ra thì chỉ trong 10 năm đến 20 năm Việt Nam sẽ trở thành một trong 50 quốc gia giàu nhất thế giới, từ 20 đến 30 năm Việt Nam sẽ trở thành một trong 10 quốc gia giàu nhất thế giới.

Từ 2012 đến nay đã 2 năm Việt Nam phát động rầm rộ chương trình tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam. Kết quả thực tế thu được rất ít ỏi, nền kinh tế Việt Nam bị suy thoái nặng nề. Đó là sự thật không thể chối cãi với số doanh nghiệp Việt Nam bị ngưng hoạt động, giải thể, phá sản từ năm 2012 đến nay là khoảng hơn 100.000 doanh nghiệp. Theo kế sách tôi vạch ra thì chỉ trong vòng 11 tháng sẽ có thể thực hiện tái cấu trúc xong toàn bộ nền kinh tế Việt Nam để đưa nền kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển thần tốc, vững chắc, thần kỳ trong liên tục ít nhất là 50 năm với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm tối thiểu 15%/ năm.

Tôi không tham danh lợi, tôi chỉ muốn cống hiến thật nhiều lợi ích cho dân tộc Việt Nam. Được sinh ra là con người của dân tộc Việt Nam tôi muốn trong kiếp sống này được cống hiến để Việt Nam sớm trở thành cường quốc. Con người ta cầu danh đại đa số để cầu lợi. Vì khi có quyền cao chức trọng thì việc kiếm lợi rất dễ. Tôi từng làm doanh nhân gần 30 năm. Với tôi chỉ cần làm việc mỗi tuần một giờ là có thể lo đủ kinh tế cho cả gia đình sống đàng hoàng. Trong gần 30 năm qua tôi chỉ dành 1% số tiền kiếm được để lo cho bản thân và gia đình. Tôi đã dành 99% số tiền do tôi làm ra được để làm từ thiện, hoạt động xã hội và đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ. Từ nay đến tận hơi thở cuối cùng của cuộc đời mình tôi sẽ dành 99% số tiền do tôi làm ra được để cống hiến lợi ích cho dân tộc Việt Nam và nhân loại. Tôi có thể làm việc trung bình tối thiểu 12 giờ một ngày và 365 ngày một năm. Tôi tha thiết được cống hiến nhiều lợi ích cho dân tộc Việt Nam và nhân loại.

Ông bà, cha mẹ tôi đã đi theo ĐCSVN, đi làm cách mạng để vì nước, vì nhân dân. Vì nghe theo lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh, của ĐCSVN nói ĐCSVN là đảng yêu nước, hết mình cống hiến vì lợi ích của dân tộc Việt Nam cho nên thế hệ ông bà, cha mẹ tôi đã đi theo. Nhưng thật tiếc rằng từ mấy chục năm qua đến nay có một số bộ phận không nhỏ những đảng viên ĐCSVN tha hóa biến chất, họ biến thành những vị quan tham nhũng, họ trở thành giai cấp tư bản đỏ. Chính vì lẽ đó mà tôi rất bất bình với ĐCSVN. Tôi đã tham gia hoạt động để mưu cầu quyền con người cho nhân dân Việt Nam, điều đó không sai với pháp luật Việt Nam, công ước ASEAN, Tuyên ngôn nhân quyền và các công ước quốc tế liên quan mà Liên Hiệp Quốc đã ban hành.

Nay tôi xin chính thức làm đơn xin gia nhập vào ĐCSVN. Tôi muốn vào ĐCSVN là để giúp cho ĐCSVN tiếp tục cải cách, cải cách triệt để, cải cách toàn diện để giúp cho ĐCSVN cống hiến được nhiều lợi ích cho dân tộc Việt Nam.

Nếu ĐCSVN không cải cách triệt để, cải cách toàn diện thì tin rằng không lâu nữa ĐCSVN sẽ bị nhân dân Việt Nam loại bỏ hoàn toàn khỏi xã hội Việt Nam tương tự như các đảng cộng sản ở hơn 20 quốc gia cộng sản châu Âu cũ cuối thế kỷ 20. Tôi tin tôi chính là lối thoát an toàn, là con đường tối ưu để cho ĐCSVN tiếp tục phát triển có ích lớn đối với xã hội Việt Nam.

Tôi đã dành nhiều chục năm để nghiên cứu hệ lý luận CNCS Mác – Lê Nin. Đến nay tôi kết luận không sợ sai đó là hệ lý luận CNCS Mác – Lê Nin sai lầm và thiếu sót đến 99%. Vì sợ ĐCSVN và CQVN tự ái mà thù ghét tôi nên trong một số bài viết tôi chỉ nói là hệ lý luận CNCS Mác – Lê Nin sai lầm và thiếu sót 90%. Tôi có lý luận khoa học và ví dụ cụ thể để chứng minh rõ ràng những điều tôi nhận định chứ không phát biểu theo sự cảm tính. Tôi đã chắt lọc toàn bộ tinh hoa của hệ lý luận CNCS Mác – Lê Nin và nhiều hệ lý thuyết khác cùng với nhiều sự sáng tạo mới của tôi, của nhiều trí thức Việt Nam khác để viết ra hệ lý luận mới có tên là hệ lý luận chủ nghĩa Cộng đồng.

Tôi không muốn trở thành một “Gooc-Ba-Chôp Việt Nam” hay một “En-Xin Việt Nam” để phá hoại làm sụp đổ tan rã ĐCSVN tương tự như Gooc-Ba-Chôp đã làm tan rã, sụp đổ hoàn toàn ĐCS Liên-Xô cũ; En-Xin thì làm tan rã, sụp đổ hoàn toàn ĐCS nước Nga XHCN cũ. Tôi muốn giúp cho ĐCSVN tiếp tục tồn tại lâu dài, phát triển mạnh. Nhưng tôi muốn ĐCSVN phải thực sự trở thành một đảng dân chủ, không phải là một đảng độc tài. Tôi muốn có một CQVN thực sự tôn trọng quyền con người triệt để, toàn diện.

Tôi xin ĐCSVN và CQVN cho phép tôi được trình bày đầy đủ kế sách giúp cho ĐCSVN cùng CQVN cải cách triệt để hơn, cải cách toàn diện hơn.

Tôi xin được phép công bố công khai, rộng rãi đơn xin gia nhập ĐCSVN này cho toàn thể đồng bào Việt Nam ở trong nước và nước ngoài cùng bè bạn quốc tế biết. Tôi tha thiết mong đồng bào Việt Nam ở trong nước và nước ngoài cùng bè bạn quốc tế hãy ủng hộ quyền được nói, quyền con người chính đáng của tôi.

Tôi xin được từ nay đến hơi thở cuối cùng của cuộc đời mình làm việc không hưởng lương cho ĐCSVN và CQVN để phục vụ cống hiến nhiều lợi ích cho nhân dân Việt Nam. Tôi có đủ tới dư thừa tài năng, đức độ để đảm nhiệm chức vụ tổng bí thư ĐCSVN. Nhưng tôi không thích tranh chức, tranh quyền của bất kỳ ai. Tôi muốn được làm cố vấn cho tổng bí thư ĐCSVN, cho bộ Chính trị ĐCSVN, cho ban chấp hành Trung ương ĐCSVN. Hoặc xin cho tôi tự lập ra một bộ phận cơ quan riêng chuyên làm công việc phòng chống tham nhũng lãng phí cho Việt Nam. Tôi sẽ kêu gọi mọi người trong ĐCSVN, trong CQVN, trong nhân dân Việt Nam có tinh thần cống hiến, có tài năng sẵn sàng làm việc không hưởng lương như tôi để lập ra cơ quan phòng chống tham nhũng, lãng phí nhân dân. Tôi đảm bảo sau chậm nhất 11 tháng tệ nạn tham nhũng, lãng phí ở Việt Nam sẽ giảm ít nhất 90%.

Nay tôi chính thức viết đơn này gửi tới những cấp của ĐCSVN xin gia nhập ĐCSVN. Cho dù chấp nhận hay không chấp nhận cho tôi gia nhập ĐCSVN tôi xin các cơ quan, các cấp lãnh đạo của ĐCSVN hãy lịch sự thông báo cho tôi biết.

Tôi xin chúc toàn thể các lãnh đạo và các đảng viên ĐCSVN, toàn thể công chức CQVN, toàn thể đồng bào Việt Nam ở trong nước và nước ngoài cùng bè bạn quốc tế luôn nhiều sức khỏe, bình an, may mắn, thành công, hạnh phúc!

Sài Gòn - TP. HCM, Việt Nam, 24/12/2013,
Lê Thăng Long – Lincoln Lê
Điện thoại di động: +84-967375886. Email: thanglong67@gmail.com
Quê Choa: Quá dễ để chết ở Triều Tiên: Vũ Thành Công BVN dẫn theo Một thế giới   Lời dẫn của BVN : Mấy ngày này, không hiểu sao bộ máy tuyên truyền của Đảng lại nồng nhiệt...
ha nguyenthanh: cop cua AlanPhan :
Việt Nam Sẽ Học Bắc Triều Tiên?...
: cop cua AlanPhan : Việt Nam Sẽ Học Bắc Triều Tiên? DECEMBER 25, 2013  BY  GUEST   40 COMMENTS Đại sứ Việt Nam “giải mã” “Không ngờ ...
Thụy My RFI: « Khai trừ » Tiến sĩ Phạm Chí Dũng – người đã từ b...: Thông thường, người bỏ Đảng ở Việt Nam chỉ cần gửi một thông báo ra đảng cho tổ chức Đảng nơi sinh hoạt. Nhưng với việc Tiến sĩ Phạm Chí ...

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Bùi Văn Bồng1: NGHỊCH LÝ THỜI NAY: * BÙI VĂN BỒNG Những điều nghịch lý của thời nay khắp xứ Việt ta: -  Nói quá nhiều trên bàn nhậu, nhưng trong hội nghị im như thóc....

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

 “Kinh tế VN đang trên đà phát triển. Với đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, tôi rất kỳ vọng vào một VN ngang tầm với Nhật Bản trong tương lai không xa!”.
theo tuoitre :
Lớp cảm tình Đảng trên đất Nhật
TT - Buổi sáng, Đỗ Thị Thu Hiền phải dậy sớm và đi tàu từ tỉnh Kagoshima đến Fukuoka mất bốn giờ. Ở đó, Thu Hiền đang theo một lớp cảm tình Đảng, học ngay trên đất Nhật.
Các bạn trẻ là lưu học sinh VN ở nhiều nơi trên nước Nhật về dự một lớp cảm tình Đảng ở vùng Kyushu - Okinawa  - Ảnh các lưu học sinh cung cấp
Thu Hiền là bác sĩ da liễu của Bệnh viện Da liễu trung ương (Hà Nội), nhận được học bổng của Chính phủ Nhật Bản và theo học từ năm 2009. Trước khi đi, Thu Hiền đang chuẩn bị học lớp cảm tình Đảng ở Hà Nội, do đi du học nên ngưng chuyện đó lại.
Sang Nhật, cô bác sĩ phát hiện lớp cảm tình Đảng của chi bộ Đảng vùng Kyushu-Okinawa (Fukuoka) nên hăng hái... nhảy tàu theo học.
"Dù học tập xa Tổ quốc nhưng các sinh viên Việt Nam đang học tập, nghiên cứu tại Nhật Bản nói chung và vùng Kyushu - Okinawa nói riêng không ngừng học tập, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng"
Đinh Thanh Sang
(bí thư chi bộ lưu học sinh ở Nhật)
Ở Nhật, có nhiều du học sinh VN cũng phấn đấu vào Đảng, tự rèn luyện và theo học lớp cảm tình Đảng như Thu Hiền.
Như hoa hướng dương hướng về mặt trời
Anh Hoàng Văn Nam, hiện đang học tiến sĩ khoa nông nghiệp ĐH Kyushu, tỉnh Fukuoka, may mắn hơn Thu Hiền vì được sống trong môi trường có nhiều người Việt được kết nối chặt chẽ, nhất là sau khi Lãnh sự quán VN được mở tại đây vào đầu năm ngoái.
Trước khi sang Nhật, anh Nam không nghĩ sẽ có cơ hội học về Đảng trên đất nước mặt trời mọc.
Anh nói được tham gia lớp học là một cơ hội lớn trong cuộc đời, giúp anh trưởng thành hơn. Nhờ có chi bộ Đảng mở các lớp tìm hiểu về Đảng và các buổi sinh hoạt của đảng viên nên việc hướng dẫn, bồi dưỡng các bạn có nguyện vọng vào Đảng diễn ra khá thuận lợi.
Hay như bác sĩ trẻ Trần Thị Ngọc Hà (Viện Pasteur TP.HCM) bước chân đến Nhật ở tuổi 25. Ban đầu mọi thứ làm cô bác sĩ rất trẻ đang theo làm luận án tiến sĩ nghiên cứu y học rất ngỡ ngàng. Nhưng bây giờ chị đã quen.
Một ngày bình thường, buổi sáng Ngọc Hà đến lớp học tiếng Nhật, buổi chiều về khoa đọc tài liệu chuẩn bị đề cương nghiên cứu, buổi tối làm việc ở phòng thí nghiệm. Bận rộn như vậy nhưng chị không bỏ buổi học cảm tình Đảng nào.
Ngọc Hà cho biết tỉnh Nagasaki có rất ít sinh viên VN, vì thế không có nhiều cơ hội để tham gia các tổ chức, sinh hoạt Đảng. Việc mà bạn có thể làm là luôn tự rèn luyện đạo đức, hoàn thiện bản thân và nhiệt tình tham gia các hoạt động trao đổi văn hóa để giới thiệu VN đến các bạn quốc tế.
Đỗ Diệu Hương, hiện đang học thạc sĩ ngành quản trị kinh doanh tại ĐH châu Á - Thái Bình Dương, tỉnh Oita, được kết nạp Đảng ở tuổi 20.
“Bố mẹ tôi đều là đảng viên, tôi cũng muốn đi theo con đường đó” - Diệu Hương cho biết.
Ở Nhật, Diệu Hương được giới thiệu lớp cảm tình Đảng. Khóa học không dài nhưng quá trình thẩm tra hồ sơ diễn ra khá lâu. Diệu Hương viết lý lịch, gửi qua bưu điện rồi nhận lại, chỉnh sửa nhiều lần cho đến khi đạt yêu cầu. Các anh chị trong chi bộ còn về VN để thẩm tra lý lịch từng người có nguyện vọng vào Đảng, nên phải mất nửa năm từ ngày kết thúc khóa học Hương mới được kết nạp Đảng.
Chi bộ lưu học sinh vùng Kyushu - Okinawa được thành lập dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy tại Nhật Bản (Đại sứ quán Việt Nam) năm 2003 với số đảng viên ban đầu là 10 người.
Các đảng viên phân bố tại các tỉnh - thành phố Fukuoka, Nagasaki, Okinawa, Saga, Oita, Kitakyushu, Kumamoto, Tsukuba…
Hiện chi bộ có 30 đảng viên, trong đó 5 đảng viên dự bị.
Diệu Hương thổ lộ: ban đầu học để “hoàn thành nhiệm vụ” với gia đình, nhưng khi đã đứng trong hàng ngũ Đảng, “tôi ý thức mình là đảng viên nên cảm thấy cần sống có trách nhiệm và gương mẫu hơn”.
Diệu Hương nhận xét: “Ở VN, các chi bộ Đảng có thể họp mặt thường xuyên để quản lý và củng cố tư cách người đảng viên tốt hơn. Còn ở nước ngoài không có điều kiện như vậy nên việc rèn luyện bản thân là quan trọng nhất”.
Sống xa Tổ quốc, ngoài việc học tập, lao động và kỷ luật tốt cần phải tích cực tham gia giao lưu với cộng đồng quốc tế. Diệu Hương luôn ý thức được mình chính là tấm gương phản ánh thế hệ trẻ VN với bạn bè thế giới, vì vậy cần phải sống trách nhiệm và gương mẫu.
Suy nghĩ về giới trẻ và mong ước cho tương lai
Ngọc Hà hiện đang... hồi hộp chờ được xét để kết nạp Đảng trên đất Nhật. Hà cho biết đó sẽ là niềm vinh dự cho mình và gia đình.
Kế hoạch trước mắt của Ngọc Hà là cố gắng hoàn thành luận án tiến sĩ để đem những gì học được đóng góp cho sự phát triển khoa học trong nước.
Cũng như Ngọc Hà, anh Hoàng Văn Nam bày tỏ sẽ rất hãnh diện khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng, nhất là vào một hoàn cảnh đặc biệt là đang học tập ở nước ngoài như vậy.
Anh nói về giới trẻ ở quê nhà: “Tôi thấy giới trẻ hiện nay rất nhạy bén với thời cuộc, với sự thay đổi của khoa học - công nghệ, luôn tìm kiếm các cơ hội để học tập và khẳng định mình. Sẽ là một tương lai không xa khi những người trẻ thế hệ hiện nay trở về xây dựng quê hương bằng những kiến thức và kỹ năng mà họ tích lũy được”.
Chỉ còn vài tháng nữa Nam sẽ tốt nghiệp tiến sĩ và trở về VN tiếp tục công việc giảng dạy tại Trường ĐH Nông lâm - ĐH Huế, cái nôi đào tạo kỹ sư nông nghiệp cho miền Trung. Tuy giảng dạy không thể tạo ra sản phẩm trực tiếp và khó đong đếm được, nhưng Nam tin giáo dục là sự đầu tư lâu dài và hữu hiệu cho sự phát triển tương lai.
Anh tâm sự: “Kinh tế VN đang trên đà phát triển. Với đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, tôi rất kỳ vọng vào một VN ngang tầm với Nhật Bản trong tương lai không xa!”.
PHƯƠNG THÙ