Thủ tướng và Núi Pháo (Người Buôn Gió)
“…Không
có một lực đối trọng nào trong hàng ngũ chính khách Việt Nam hay trong
nhân dân để Dũng phải e dè. Người tham tiền, quyền và có điều kiện như
Dũng chẳng tội gì phải rũ bỏ cái mình có để trao cho đất nước sự tự do,
…”
Thủ tướng và Núi Pháo (Người Buôn Gió)
Núi
Pháo là một địa danh ở Thái Nguyên, nơi có trữ lượng quặng hiếm có trữ
lượng quặng voframn đến 21 triệu tấn, lớn thứ 2 trên thế giới (sau Trung
Quốc), về Flo có trữ lượng lớn nhất thế giới khoảng 19,2 triệu tấn. Khi
đưa vào khai thác mỏ này có khả năng cung cấp 15% vonfram, 20% bitmut
và 7% florit lượng cung toàn cầu.
Vonfram nếu kết hợp với cacbua
sẽ trở thành chất liệu cứng thứ 2 sau kim cương, dùng phổ biến trong
ngành khoan dầu mỏ, dây tóc bóng đèn, công cụ máy, … Đây là hợp kim
không có vật liệu thay thế. Trung Quốc hiện nắm tới 70% trữ lượng
vonfram toàn thế giới và cung cấp 85% sản lượng volfram toàn cầu. Đó là
lí do, bất cứ một mỏ vonfram lớn nào nằm ngoài Trung Quốc đều có ý nghĩa
vô cùng lớn.
Nhìn
vào các số liệu thống kê, dễ dàng hình dung khi một chính khách nào nắm
được mỏ Núi Pháo, hẳn sẽ có trọng lượng trên quan hệ quốc tế. Hầu hết
những nhà độc tài ở Trung Á, Trung Phi hay Trung, Nam Mỹ đều nắm giữ
những mỏ khoáng sản giá trị như dầu mỏ, kim cương...Thông qua việc kiểm
soát những mỏ này những chính khách này tạo được thế lực của mình trong
nước và ảnh hưởng tới quốc tế.
Tập
đoàn Masan đã trả công cho công ty Bản Việt 100 triệu usd để công ty
này làm tư vấn, môi giới cho Massan thâu tóm mỏ Núi Pháo.
Bản
Việt là tập đoàn mà con gái thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nắm giữ. Mọi bước
đi của Masan đều có bóng dáng của Bản Việt dẫn đường, không chỉ Núi
Pháo mà còn nhiều thương vụ khác nữa.
Như thế mỏ Massan khó mà không có ảnh hưởng của Nguyễn Tấn Dũng, chính khách hàng đầu của Việt Nam hiện nay.
Cuối
tháng 8 và đầu tháng 9, mỏ Núi Pháo bị báo chí tố cáo gây ô nhiễm môi
trường trầm trọng, người dân biểu tình kêu cứu. Vào ngày 4 tháng 9 năm
2015 nhà báo Nguyễn Ngọc Quang bị hai côn đồ truy sát giữa ban ngày vì
những bài viết tố cáo sai phạm ở Núi Pháo.
Ngay
lập tức phe đối thủ của Nguyễn Tấn Dũng là Phạm Quang Nghị lên tiếng
đòi làm rõ đầu đuôi, ngọn nguồn việc nhà báo Nguyễn Ngọc Quang bị đánh.
Trưởng ban tuyên giáo thành uỷ Hà Nội Hồ Quang Lợi gọi đây là khủng bố
dân chủ.
Nhưng
thứ trưởng bộ thông tin truyền thông Trương Minh Tuấn đã chặn họng Lợi
bằng một lời cảnh cáo rằng - các nhà báo nên tránh xa những điểm nhạy
cảm và nên có những lời nói kiềm chế tránh bức xúc.
Chưa dừng lại ở đó, ngày 8 tháng 9 năm 2015 Trương Minh Tuấn cử phóng viên đến Thái Nguyên, ép
đài phát thanh truyền hình Thái Nguyên là nơi Nguyễn Ngọc Quang công
tác phải đưa ngay một bài báo ca ngợi thành công của Masan ở Núi Pháo
hết lời.
Vụ
Nguyễn Ngọc Quang rơi vào im lặng, âm mưu phanh phui từ vụ Quang bị
đánh tới nguyên nhân ở mỏ Núi Pháo dẫn đến thao túng của Nguyễn Tấn Dũng
của phe Phạm Quang Nghị, Hồ Quang Lợi không thành.
Ngày
15 tháng 9 năm 2015, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thay thế một số lãnh đạo
Thái Nguyên. Giám đốc sở tài nguyên môi trường, giám đốc kế hoach đầu
tư, chỉ huy quân sự tỉnh được bổ nhiệm làm phó chủ tịch tỉnh và uỷ viên
ban uỷ ban nhân dân tỉnh. Bằng một thủ thuật bổ nhiệm nhân sự Nguyễn Tấn
Dũng đã đưa quân của mình trấn giữ những chức trọng yếu ở Thái Nguyên.
Nhờ thế mà Núi Pháo trở thành yên tĩnh.
Nguyễn Tấn Dũng đã dẹp yên vụ Núi Pháo như đã từng dẹp yên nhiều vụ khác lớn hơn động chạm đến ông ta.
Trên
chính trường Việt Nam hiện nay Nguyễn Tấn Dũng là người có quyền lực
lớn nhất. Nhiều người đặt hy vọng rằng Dũng sẽ có những thay đổi về
chính sách đối ngoại cũng như đối nội, cởi mở hơn, thông thoáng hơn.
Nguyễn Tấn Dũng có thể sẽ là một Góc Ba Chốp của Việt Nam.
Hy
vọng đó không phải là vô cớ, sự thực thì Nguyễn Tấn Dũng có những hành
đông, lời nói và quyết sách có chiều hướng cải cách thoáng hơn về đối
ngoại cũng như cải cách kinh tế trong nước.
Nhưng
nhiều người còn lo ngại hơn khi hình dáng độc tài tư bản quân phiệt
ngày càng rõ hơn trong hình ảnh của Nguyễn Tấn Dũng. Một hình ảnh như
kiểu độc tài Sa Hoàng Nga như kiểu Putin.
Với
những điều kiện Putin có như nắm tài nguyên, khoáng sản, nắm quyền lực
an ninh, quân đội và tham vọng quyền, tiền cũng thế. Hy vọng Nguyễn Tấn
Dũng trở thành một nhà cải cách dân chủ, tiến bộ thật là mong manh. Nhất
là khi yếu tố hội tụ như bây giờ, không có mối lo nào khiến Nguyễn Tấn
Dũng phải trở mình làm người tiến bộ, dân chủ cả. Không có một lực đối
trọng nào trong hàng ngũ chính khách Việt Nam hay trong nhân dân để Dũng
phải e dè. Người tham tiền, quyền và có điều kiện như Dũng chẳng tội gì
phải rũ bỏ cái mình có để trao cho đất nước sự tự do, dân chủ.
Không
phải những gì ông Vũ Ngọc Hoàng, uỷ viên trung ương Đảng, phó ban tuyên
giáo Trung Ương nói là không có phần sự thật. Trong bài phát biểu hồi
tháng 6 năm 2015. Ông Hoàng đã cảnh báo về nhóm lợi ích rằng.
''Đặc điểm của các “nhóm lợi ích” là
có sự kết hợp cùng mục tiêu lợi ích, cùng hành động, cùng phân chia lợi
ích, giữa những người có nhiều tiền với những người có quyền lực trong
nhà nước và trong đảng cầm quyền. Có tiền chuyển hóa thành có quyền lực.
Có quyền lực chuyển hóa thành có tiền. Người có tiền sẽ có quyền lực và
người có quyền lực sẽ có tiền. Họ cùng nhau hành động để có quyền lực
và có tiền ngày càng nhiều hơn.''
Đối
chiếu những gì ông Vũ Ngọc Hoàng phát biểu, đấy chính là hình ảnh của
tập đoàn Massan, Bản Việt và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Và
cứ như đà này, tiên đoán của Vũ Ngọc Hoàng càng trở nên chính xác khi
thực tiễn chứng minh '' nhóm lợi ích '' ngày càng có quyền lực và có
nhiều tiền hơn.
Thông luận: Thủ tướng và Núi Pháo (Người Buôn Gió):