Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014

 Thằng Bờm được giá !!!

theo thanhnien.com
‘Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười!’

Những ngày đầu năm Giáp Ngọ đọc bài "Thiếu kiến thức và sĩ diện: Người Việt quá dễ dãi với giá cả" của tác giả Hoành Nhật Phong đăng trên báo Thanh Niên Online mà cảm thấy buồn cười, nhưng bài báo cũng gợi cho người đọc nhiều trăn trở suy tư…

>> Thiếu kiến thức và sĩ diện: Người Việt quá dễ dãi với giá cả





Xăng, điện… là chuyện độc quyền của nhà nước, người tiêu dùng chỉ biết trả tiền và cùng lắm là than thở
Điều buồn cười ở đây là cái cách nhìn nhận về tính tiêu cực hay tích
cực của “một bộ phận nào đó trong xã hội” lại được choàng lên khái niệm
“người Việt” hết sức mênh mông, và nhiều khi cái “tính xấu” hay “tính
tốt” ấy nó lại là bản chất rất “người” tồn tại khắp mọi nơi trên trái
đất này.
Ngôn từ “thiếu kiến thức và sĩ diện” là cách dùng chữ có tính chất tương
đối chung chung, rất khó quan sát thấu đáo được vấn đề.
Kiến thức tiêu dùng, cách thức tiêu dùng có được là do quá trình tiếp
nhận thông tin trong một môi trường xã hội cụ thể và tâm sinh lý riêng
của từng con người. Cũng như khái niệm “dễ dãi”, có thể ai đó rất thoáng
với món hàng này nhưng rất khó với món hàng kia, và nhãn quan “sĩ diện”
cũng từ đó được đưa ra với những mức độ “vô tư” khác nhau, với những lý
do khác nhau và đều “có lý” cả.
Có những món hàng chúng ta có thể định lượng được, nhưng có những món
hàng chúng ta khó hoặc không thể định lượng được. Xăng, điện… là chuyện
độc quyền của nhà nước, người tiêu dùng chỉ biết trả tiền và cùng lắm
là than thở. Khi xăng, điện… tăng dẫn đến tất cả các mặt hàng cũng tăng,
mỗi người chúng ta chỉ có thể kinh doanh một số mặt hàng và tiêu dùng
một số mặt hàng khác, rồi tất cả cuống cuồng bị chi phối của cái vòng
xoáy “tăng” hay “giảm” ấy…
Điều cốt lõi của sự bát nháo giá cả hiện nay phụ thuộc vào sự điều hành ở
tầm vĩ mô của nhà nước. Người tiêu dùng có cố gắng lắm thì cũng chỉ
“thông minh” được một số món hàng, cái còn lại là ở khả năng quản lý
khoa học của nhà nước, ở các cơ quan công quyền bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Cái người dân cần là cần một nền kinh tế thị trường
minh bạch tiên tiến, hợp lý và tuân thủ luật định, thượng tôn công lý,
đó mới chính là tiền đề cơ sở cho sự “thông thái” của người tiêu dùng
được mở mang chấp cánh. Một nền kinh tế tiêu tiền mặt khó có thể kiểm
soát nổi như ở Việt Nam thì điều gì mà chẳng có thể xảy ra.

Sĩ diện ư?

Nhà đài có chương trình “Hãy chọn giá đúng”, nhưng biết đâu đấy, nhà đài
cũng có nhiều chương trình hoành tráng, phù phiếm và… vô cùng lãng phí.
Đại gia Lê Ân mua “chiếc giường 6 tỉ đồng” làm tốn giấy mực giới truyền
thông, nhưng biết đâu đấy, ông ta không mua cái giường ấy cho vợ chồng
ông ta ngủ mà chỉ để cho mọi người thăm quan và… thu phí.
Có người viết trên facebook rằng: “Ai đó nói người Việt dễ dãi với
giá cả vì thiếu kiến thức và sĩ diện thì mình không tin. Chắc có một số
nào đó thôi. Còn giá ly cà phê ở Sài Gòn quá đắt vì lý do vị trí, cảnh
quan và cách phục vụ, chứ cà phê ngon rẻ thì thiếu gì!
”. Người viết đồng thuận với nhận định này.

Nhớ lại câu chuyện dân gian xưa, thằng Bờm có cái quạt mo, phú ông gạ
gẫm hàng loạt những thứ cực kỳ cao sang quý giá, nhưng Bờm lắc đầu nhất
định không chịu. Thế rồi, “phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười” và đồng ý.

Ở đời, sự thiếu hiểu biết và sĩ diện đôi khi bị những người quan sát khó
tính cho là bờm, thế nhưng trong trường hợp “thằng Bờm” cụ thể này, sẽ
có người đánh giá là “không bờm”, thậm chí là rất khôn vì biết chọn được
“vật ngang giá” để mà trao đổi. Nhưng nếu ai đó nâng quan điểm thằng
Bờm “sĩ diện” thì cái sĩ diện đó có tính tích cực, cái sĩ diện của một
người tiêu dùng thông thái.

    Phú ông trong tích xưa bao giờ cũng khôn ngoan, nhưng đôi lúc… vẫn bị “dẫm phân trâu” là thường tình.

                                                                                                          Minh Phước
theo Thanhnienonline :http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140208/%E2%80%98phu-ong-xin-doi-nam-xoi-bom-cuoi-%E2%80%99.aspx

 -----------------------------------------------------------------------------------------------------------

cọp từ quechoa :

Thằng Bờm thời nay

Hạ đình Nguyên
Tôi cố gắng đọc
cho hết thư chúc Tết của Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, rồi đến Lời chúc Tết
của TBT Nguyễn Phú Trọng. Đọc xong, không biết làm gì hơn, tôi lấy cuốc ra góc
vườn làm cỏ, trong trí cứ hiện lên câu chuyện: “ Thằng bờm có cái quạt mo”.


Thằng Bờm là
câu chuyện được truyền tụng trong dân gian, rất lâu đời và phổ biến mà không
người dân nào không biết. Câu chuyện thì ngắn gọn, gồm những câu thơ lục bát,
sự kiện diễn ra đơn giản, lời lẽ lại mộc mạc, nhưng triết lý của nó lại thâm
hiểm, độc đáo tạo nên nhiều cách hiểu khác nhau, tùy cái tâm của người thưởng
thức. Vì thế, nó là nguồn cảm hứng cho sự sáng tạo trong dân gian về những
“thằng bờm” khác nhau tùy theo hoàn cảnh. Như cái tưởng tượng gây cười bể bụng
của nhà văn Trần Văn Thủy, về đoạn phim cha con thằng Bờm trong loạt phim “Hà
Nội trong mắt ai”
Ở vào thời đại
xã hội chủ nghĩa, tất nhiên cũng có những “thằng Bờm xhcn”, mà tính chất trào
lộng, bi hài, chua chát gấp bội lần nguyên bản của một thời đại văn minh lúa
nước, vừa thấy thương mà tội nghiệp, như nhóm “thằng Bờm cưa đá” ở vườn hoa Lý
Thái Tổ Hà Nội ( để phá lễ kỷ niệm 40 năm mất Hoàng Sa), nhóm ‘thằng Bờm ném
mắm tôm”( để phá việc phát tờ rơi về tuyên ngôn nhân quyền), nhóm “thằng Bờm
cướp dải băng” trên vòng hoa tang ông LHĐ ở TP HCM ( vì ông LHĐ là người “khác”
chính kiến), hay nhóm thằng Bờm “diễn” Tết trồng cây cổ thụ, lại tưới bằng vòi
sen dùng cho tưới hoa hoặc rau cải của những lãnh đạo cười toe và nhóm tùy tùng
cười ninh (!!!). Những cái bi hài của các thằng Bờm xhcn nầy lại mang tính thời
đại và có tổ chức hoành tráng. Cái ngốc trong “cha con thằng Bờm” là khiêng cây
tre đi xà ngang, gặp cái gì vướn thì đốn bỏ, để đưa được cây tre vào nhà. Lợi
có một, hại thì gấp trăm lần cho chính mình. Cái ngốc của những bờm cưa đá, bờm mắm tôm, bờm giựt dải
băng, bờm Tết trông cây…
có mục đích tổng thể và cao cả là để… bảo vệ Nhà
nước XHCN ! Cười ra nước mắt chưa ? Người chứng kiến, hoặc chỉ nghe qua, cũng
phải bi phẩn, lại vừa xót xa cho nhân vật, và cho cả hoàn cảnh đẻ ra nhân vật.
Thế giới được một phen thưởng thức tài sản phi vật thể về hình tượng thằng Bờm
xhcn Việt Nam
độc đáo, chưa từng có ở đâu.
Đọc thư chúc
Tết của các vị Nguyên thủ Quốc gia Việt Nam mà nhớ tới những ngày tháng ăn
bo bo của những năm trước, quá ớn, dù cố gắng mà nuốt vẫn không trôi. Bo bo
không phải là thực phẩm chính của con người, ít nhất thì người Việt cũng không
quen dùng. Nhưng đó là hoàn cảnh Việt nam vừa ra khỏi chiến tranh, nhưng nay
thì đã khác. Các vị có hiểu gì về người dân không ? Họ đang mong muốn gì, chờ
đợi gì, đòi hỏi gì ? Những lời lẽ giáo điều, công thức, khuông sáo, vô hồn mà
cực kỳ nghèo khổ đã không phải là thức ăn cần thiết của tình thế hôm nay. Vì
thế, trong dân chúng không một ai nhắc lấy một lời về các lời chúc Tết của các
Ngài. Còn ai hy vọng gì về một sự đổi mới.! Thử đọc các thông điệp đầu năm của
các nguyên thủ quốc gia trên thế giới có giống vậy không ? Dĩ nhiên không. Nó
nêu lên minh bạch những vấn đề căn bản, trọng tâm của tình hình quốc gia mà
người dân trông đợi ở lời nói chính thức của kẻ cầm quyền vào dịp đâu năm. Nó
không vơ vào mình thành tích của cả “nửa thế kỷ trước” để kể công, trộn lẫn với
những mong muốn mông lung, cùng với những hô hào vô căn cứ, rồi thì chúc tụng và
chào hỏi thân ái khơi khơi…
Thằng Bờm đã
không phe phẩy mãi chiếc quạt mo của mình, nó đã cười vui vì một giá trị tương
đương đã được thỏa thuận, cái quạt mo có giá trị tương đương một nắm xôi. Nó biết
người biết ta, hài lòng, thực tiển, và không tham lam, không mơ hồ về một giá
trị ảo..
Phú Ông, không
sinh ra vào thời kỳ cải cách ruộng đất, nên hiện diện như một bậc hiền triết,
độ lượng mà vui tính, đùa chơi với thằng bé, kín đáo nêu lên một thứ triết lý
đạo đức về giá trị tương đương. Giá như thằng Bờm là đứa trẻ tham lam, cứ mang
trong lòng một ảo tưởng phi thường, thì “đến cuối thế kỷ nầy” liệu sẽ đổi được
gì với cái quạt mo ấy ?! Dân gian cũng thích vui đùa nên khai thác khía cạnh
“ngốc” của Bờm để tạo niềm vui, cũng để tự trào về mình, không gây hại ai.
Song, những thằng Bờm xã hội chủ nghĩa, ngày càng đông, đang gây hại vô cùng
cho Chủ nghĩa xã hội, mà không biết “Chủ nghĩa xã hội” có biết không ! Rồi đây,
liệu cái ghế trong Hội đồng nhân quyền, hay một chân trong cái hiệp định TPP có
ổn không, do bởi cái hệ thống Bờm nầy gây ra ?
Trong ngày xuân
cuốc cỏ, tôi mãi nghĩ chuyện “thằng bờm có cái quạt mo” mà thấy lòng cũng được
nguôi ngoai, càng thán phục văn hóa dân gian ta tươi roi rói như ngày xuân../.

Xem tại đây !: