Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

HUỲNH NGỌC CHÊNH: THẤY GÌ TRONG THIẾT KẾ CẦU TREO BỊ ĐỨT!

Nguyễn Tấn Thành

Có rất nhiều stt mổ xẻ về vụ này, nhưng chưa có một sự phân tích sâu sắc về sai lầm của thiết kế cầu này, hòng để xem lại các cầu khác, cũng như là bài học cho các kỹ sư khi thiết kế các máy móc khác.
Nhìn vào cầu trong hình ta thấy gì:
- Tay vịn lang cang vững chắc, ở đây dùng hai cây V4 chạy dọc theo cầu, mỗi m có một trụ V4
- Mặt cầu được lót bằng sắt tấm dày tầm 2mm được các đinh tán xuống các dầm dưới.
- Hình không cho thấy hệ dầm dưới nhưng khi bị đứt như vậy, mặt cầu không bị biến dạng, vẫn phẳng, chứng tỏ hệ dầm dưới khá kiên cố.
- Mỗi m của sàn, dầm, lang cang này phải tới 200kg và 54m đó, khối lượng nó không dưới 10 tấn.

Và như vậy với sự kiên cố đó của cái mặt cầu, lang cang đã làm tăng trọng lượng vô ích của cái cầu này lên quá lớn. Nếu hệ cáp, neo chịu được 11,5 tấn mà khối lượng cầu đã 10 tấn còn tải trọng người là 1,5 tấn thì bản thân cầu không tải đã ngấp nghé sự an toàn.

Đây là một sai sót thiết kế thường gặp phải với những người thiếu kiến thức căn bản. Thay vì gia cố hệ cáp, neo giằng, thì họ lại gia cố mặt cầu, lang cang làm tăng tải trọng vô ích, khiến tải trọng hữu ích nhỏ lại đến mức có thể gây tai nạn.

Hy vọng đây là bài học cho tất cả chúng ta trong việc thiết kế nói chung và thiết kế cầu treo nói riêng. Mong mọi người có trách nhiệm xem lại tất cả các cầu treo hiện hành quanh mình. Và nhớ nguyên tắc, cầu càng nhẹ bao nhiêu thì càng an toàn bấy nhiêu.
Thấy gì trong thiết kế cầu treo Lai Châu bị đứt !

Có rất nhiều stt mổ xẻ về vụ này, nhưng chưa có một sự phân tích sâu sắc về sai lầm của thiết kế cầu này, hòng để xem lại các cầu khác, cũng như là bài học cho các kỹ sư khi thiết kế các máy móc khác.

Nhìn vào cầu trong hình ta thấy gì:
- Tay vịn lang cang vững chắc, ở đây dùng hai cây V4 chạy dọc theo cầu, mỗi m có một trụ V4 
- Mặt cầu được lót bằng sắt tấm dày tầm 2mm được các đinh tán xuống các dầm dưới.
- Hình không cho thấy hệ dầm dưới nhưng khi bị đứt như vậy, mặt cầu không bị biến dạng, vẫn phẳng, chứng tỏ hệ dầm dưới khá kiên cố.
- Mỗi m của sàn, dầm, lang cang này phải tới 200kg và 54m đó, khối lượng nó không dưới 10 tấn.

Và như vậy với sự kiên cố đó của cái mặt cầu, lang cang đã làm tăng trọng lượng vô ích của cái cầu này lên quá lớn. Nếu hệ cáp, neo chịu được 11,5 tấn mà khối lượng cầu đã 10 tấn còn tải trọng người là 1,5 tấn thì bản thân cầu không tải đã ngấp nghé sự an toàn. 

Đây là một sai sót thiết kế thường gặp phải với những người thiếu kiến thức căn bản. Thay vì gia cố hệ cáp, neo giằng, thì họ lại gia cố mặt cầu, lang cang làm tăng tải trọng vô ích, khiến tải trọng hữu ích nhỏ lại đến mức có thể gây tai nạn.

Hy vọng đây là bài học cho tất cả chúng ta trong việc thiết kế nói chung và thiết kế cầu treo nói riêng. Mong mọi người có trách nhiệm xem lại tất cả các cầu treo hiện hành quanh mình. Và nhớ nguyên tắc, cầu càng nhẹ bao nhiêu thì càng an toàn bấy nhiêu.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nguyen Kim đã chia sẻ ảnh của Dân Choa.

hãy nhìn kỹ chỗ vỡ, chứng tỏ cái bulon này được gia công ở một cơ sở gia đình ( trông 
như sản phẩm đúc gang ). Dùng để neo cầu mà dùng cái này thì sao không sập cầu.



Nó đây này 

Một cái chết kèm theo nhiều cái chết khi đi qua cái cầu. Tit Bin thì khá tâm linh, cho rằng người chết nặng lắm, hồn ma không muốn đi chơi một mình...
Lắm người, nhiều ý. Báo chí thì vội đưa tin...cầu đứt cáp treo.
Thực sự thì cấp không đứt, nó chỉ tuột khỏi đai ốc tăng mà thôi.
Chuyên gia xây dựng Thiện Đỗ nhận xét qua ảnh của hiện trường phán thế này, này :

“Không phải đứt dây cáp mà đứt tăng đơ. Do nhà thầu không hiểu bản chất của tăng đơ là chịu kéo nên đã dùng que hàn để thổi tạo lỗ. Quá trình hàn đã biến thép thành gang nên khả năng chịu kéo rất thấp”.

Rất có lý. Giờ thì tìm nhà thầu chính, thầu phụ, tư vấn giám sát và nhà nào gia công cái đai ốc kia. Chuyện còn dài...
Dân Choa
Xem nguồn !: .