Dưới luật
ha nguyenthanh: Trên hài mà dưới "khóc" vì bài :
cop từ tiasang.co...:
Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014
Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014
ĐẦU NĂM XÔNG ĐẤT
cọp : Alan Phan25 Jan 2014
Hôm qua lè phè ở chợ Bến Thành mua vài quà Tết cho bà con bạn bè, trong bộ áo thun quần sọt như một chân đất vừa lên Saigon hoa lệ. Gặp 2 bạn BCA “ Năm nay bác rảnh dữ, lo tụ họp các nhóm trẻ làm một bữa tiệc để bọn cháu đến nhà xông đất”. xem !:.
Đi tìm hướng phát triển cho Việt Nam
Chúng ta tuyên bố xây dựng kinh tế thị trường định hướng XNCN. Không sai, nhưng bây giờ phải rạch ròi, thị trường là thế nào và định hướng XHNC là thế nào?
Việt Nam chọn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) làm mô hình phát triển. Trong hơn thập kỷ kể từ khi quyết định đường hướng phát triển này, nhiều điểm tích cực của kinh tế thị trường đã được phát huy đem lại mức tăng trưởng kinh tế khá cao để đưa một phần rất lớn người dân Việt Nam - thoát khỏi đói nghèo - nỗi ám ảnh gần như trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, những mặt trái hay khuyết tật của thi trường không được xử lý bằng những cách thức đúng đắn; những trục trặc khi Nhà nước can thiệp hay làm thay thị trường đang làm cho các vấn đề như: Bất bình đẳng, chênh lệch giàu nghèo, ô nhiễm, tham nhũng, lãng phí, băng hoại đạo đức và các mâu thuẫn xã hội ở Việt Nam đang trở nên nghiêm trọng hơn. ( xem tại đây !)
Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014
Ai tác động vào chính sách ở VN?
Cập nhật: 16:54 GMT - thứ bảy, 25 tháng 1, 2014
Quá trình ra quyết định và thực
thi chính sách kinh tế vĩ mô cấp quốc gia của chính phủ Việt Nam trong
nhiều năm nay chịu tác động sâu từ một số tác nhân là các nhóm lợi ích
'tiêu cực, tham nhũng', theo một số quan sát từ Việt Nam.
Các nhóm này gồm các đại gia, các nhóm lợi ích
thâu tóm nhiều thị trường huyết mạch của nền kinh tế quốc dân, từ trung
ương tới địa phương như thị trường vốn, tài chính, ngân hàng, bất động
sản, đầu tư, xuất nhập khẩu, khai thác tài nguyên thiên nhiên (mỏ,
khoáng sản...), theo các ý kiến đánh giá. xem tai day:
Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014
copy:
Lê Hiếu Đằng, nguyên lãnh tụ phong trào sinh viên đô thị miền Nam
trước 1975, nguyên phó tổng thư ký UBTW Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc,
Dân Chủ và Hòa bình Việt Nam, nguyên tổng thư kí UB Nhân Dân Cách Mạng
khu Sài Gòn Gia Định, nguyên phó chủ nhiệm Hội Đồng Tư Vấn về Dân Chủ và
Pháp Luật thuộc UBTW MTTQVN, đã ra đi mãi mãi.
Như tất cả những người kính trọng và thương tiếc Anh, tôi cũng cảm thấy thôi thúc trong lòng được nói điều gì đó về Anh.
*
Cuộc đời Lê Hiếu Đằng có cả vinh quang và cay đắng, cả hào khí và bi
kịch. Và có lẽ nét đặc trưng nhất là bi kịch. Một bi kịch chung cho tất
cả những ai đã từng dấn thân vào cuộc đấu tranh chống lại một xã hội
chưa tốt đẹp và còn nhiều khuyết tật, để hướng về và ủng hộ một xã hội
khác, lúc đầu tưởng như vô cùng tốt đẹp, nhưng ngày càng để lộ ra những
mặt trái và bản chất không những không thể tự hoàn thiện mà còn chỉ có
thể ngày một suy đồi. Nói như nhà văn Đào Hiếu, đó là hệ quả của “bệnh tưởng bở”. Tưởng bở rằng những lời nói mỹ miều về một thứ chủ nghĩa cao siêu và tốt đẹp chưa từng có là thật, thậm chí là “khoa học”, để rồi tẽn tò nhận ra rằng tất cả những thứ đó chỉ là những thứ hão huyền, rằng những lời mỹ miều chỉ là trò lừa mị.
Nếu như trước 1975, khi nhận ra những khuyết tật và sai trái của chế độ Việt Nam Cộng Hòa và hy vọng rằng có thể xây dựng một xã hội khác tốt đẹp hơn để thay thế, những người như Lê Hiếu Đằng đã nhanh chóng đi đến quyết định tham gia vào cuộc đấu tranh chống lại chính quyền VNCH, thì sau 1975, việc quyết định phải chống lại hệ thống mới không hề đơn giản. Đó là bi kịch của những người có trái tim, những người vốn nặng tình, một khi đã trao gửi lời thề non hẹn biển thì rất khó dứt bỏ lời thề đó. Bởi với người có lương tri, việc bội ước – ngay cả khi đã bị bội ước trước – cũng là điều gần như cấm kỵ. Người ta gần như chỉ còn biết hy vọng rằng những trò nhiễu nhương đang diễn ra hàng ngày kia chỉ là tạm thời, rồi xã hội sẽ tốt đẹp lên. Cho đến một ngày, người ta nhận ra tất cả đều vô vọng…
Nhưng ngay cả khi đã nhận ra điều đó, tôi nghĩ rằng các anh, những Lê Hiếu Đằng, vẫn còn tiếp tục dằn vặt bản thân, vò xé lương tâm hàng năm, thậm chí nhiều năm, trước khi “tính sổ” với thực tại. Và cũng có không ít những người đành chép miệng hay tặc lưỡi thở dài: thôi thì mặc kệ cho cuộc sống trôi đi, đến đâu thì đến.
Vào phút chót, Lê Hiếu Đằng, người vừa ra đi hôm 22 tháng 1, đã quyết định dứt khoát từ bỏ Thực Tại, quyết định đối mặt với Nó, vạch mặt chỉ tên Nó.
Và cùng với làn sóng ủng hộ lập trường của Anh, như dự đoán, Anh cũng đã phải chịu những lời chỉ trích và thóa mạ từ nhiều phía. Những người trước đây ủng hộ chính thể VNCH thì “tính sổ” với Anh vì Anh đã từng chống lại chính thể của họ. Đối với họ, việc “phản tỉnh” của Lê Hiếu Đằng chỉ chứng tỏ hoạt động của Anh trước 1975 là sai trái. Những người của chính thể đương quyền thì coi Anh là kẻ phản bội, phản lại cái lý tưởng mà Anh đã đi theo trong những năm trước đây.
Chỉ những người từng ít nhiều hy vọng vào chính thể đương quyền và trong ba-bốn thập niên qua phải đứng nhìn nó múa may quay cuồng trên nỗi đau của hàng chục triệu người dân lao động mới hiểu Lê Hiếu Đằng. Và họ tìm thấy ở Anh người đã cất lên tiếng nói thay cho hàng ngàn người vừa có tâm đức, vừa có trí tuệ, nhưng đã nhận nhầm lớp mặt nạ là gương mặt nhân hậu, từ bi và thông tuệ. Bằng những lời tuyên cáo hùng hồn, Lê Hiếu Đằng đã dứt khoát bước ra khỏi bi kịch. Giờ đây, Anh đã có thể nhắm mắt mà cảm thấy nhẹ nhõm trong lòng.
*
Trong lịch sử, những người gặp phải bi kịch như Lê Hiếu Đằng không phải là ít.
Đã từng có những con người như Trần Đức Thảo, một nhà triết học được các học giả phương Tây kính nể, như Nguyễn Mạnh Tường, một trí thức nổi tiếng ngay từ tuổi đôi mươi ở Pháp, như Tạ Quang Bửu, một trí tuệ mênh mông và sâu thẳm,… đã từng vì tình yêu quê hương đất nước mà từ bỏ môi trường khoa học và sự nghiệp mà họ mơ ước suốt những năm trẻ tuổi để về phục vụ cho cái chính thể mà họ hy vọng là tốt đẹp hơn chế độ cũ, để rồi cuối cùng, người thì bị vắt như những trái chanh, người thì bị đè bẹp, bị hành hạ suốt đời.
Đã từng có những con người, ngay tại một đất nước trong nhiều thế kỷ đã đi đầu trong nền văn minh thế giới như nước Đức, như Heidelberg, Nietzsche,… và hàng chục nhà tư tưởng và khoa học lỗi lạc, đã hy vọng rằng học thuyết của Hitler là đỉnh cao của lương tri.
Đã có hàng trăm hàng ngàn những con người vừa có tâm đức, vừa có trí tuệ đã nhận diện nhầm những chính thể.
Cũng có những người tỉnh táo hơn, đã sớm nhận ra bộ mặt giả dối. Hoàng Xuân Hãn khi nhận ra sự phản phúc đã quyết định ở hẳn lại Pháp từ 1951. Albert Einstein, ngay từ trước năm 1933 đã cảm thấy ghê tởm cái không khí quân phiệt ở Đức, và ông quyết định tới sống ở tận bán cầu Tây…
Nhưng không thể vì thế mà chúng ta có thể thóa mạ những người trót để mình rơi vào bi kịch. Bởi chính chúng ta cũng đang còn sống trong bi kịch.
Điều quan trọng là hãy biết vượt ra khỏi bi kịch, như Lê Hiếu Đằng đã làm.
Nguyễn Trần Sâm
Nguyễn Trần Sâm - Lê Hiếu Đằng và bi kịch của một thế hệ
Nguyễn Trần Sâm
Như tất cả những người kính trọng và thương tiếc Anh, tôi cũng cảm thấy thôi thúc trong lòng được nói điều gì đó về Anh.
Nếu như trước 1975, khi nhận ra những khuyết tật và sai trái của chế độ Việt Nam Cộng Hòa và hy vọng rằng có thể xây dựng một xã hội khác tốt đẹp hơn để thay thế, những người như Lê Hiếu Đằng đã nhanh chóng đi đến quyết định tham gia vào cuộc đấu tranh chống lại chính quyền VNCH, thì sau 1975, việc quyết định phải chống lại hệ thống mới không hề đơn giản. Đó là bi kịch của những người có trái tim, những người vốn nặng tình, một khi đã trao gửi lời thề non hẹn biển thì rất khó dứt bỏ lời thề đó. Bởi với người có lương tri, việc bội ước – ngay cả khi đã bị bội ước trước – cũng là điều gần như cấm kỵ. Người ta gần như chỉ còn biết hy vọng rằng những trò nhiễu nhương đang diễn ra hàng ngày kia chỉ là tạm thời, rồi xã hội sẽ tốt đẹp lên. Cho đến một ngày, người ta nhận ra tất cả đều vô vọng…
Nhưng ngay cả khi đã nhận ra điều đó, tôi nghĩ rằng các anh, những Lê Hiếu Đằng, vẫn còn tiếp tục dằn vặt bản thân, vò xé lương tâm hàng năm, thậm chí nhiều năm, trước khi “tính sổ” với thực tại. Và cũng có không ít những người đành chép miệng hay tặc lưỡi thở dài: thôi thì mặc kệ cho cuộc sống trôi đi, đến đâu thì đến.
Vào phút chót, Lê Hiếu Đằng, người vừa ra đi hôm 22 tháng 1, đã quyết định dứt khoát từ bỏ Thực Tại, quyết định đối mặt với Nó, vạch mặt chỉ tên Nó.
Và cùng với làn sóng ủng hộ lập trường của Anh, như dự đoán, Anh cũng đã phải chịu những lời chỉ trích và thóa mạ từ nhiều phía. Những người trước đây ủng hộ chính thể VNCH thì “tính sổ” với Anh vì Anh đã từng chống lại chính thể của họ. Đối với họ, việc “phản tỉnh” của Lê Hiếu Đằng chỉ chứng tỏ hoạt động của Anh trước 1975 là sai trái. Những người của chính thể đương quyền thì coi Anh là kẻ phản bội, phản lại cái lý tưởng mà Anh đã đi theo trong những năm trước đây.
Chỉ những người từng ít nhiều hy vọng vào chính thể đương quyền và trong ba-bốn thập niên qua phải đứng nhìn nó múa may quay cuồng trên nỗi đau của hàng chục triệu người dân lao động mới hiểu Lê Hiếu Đằng. Và họ tìm thấy ở Anh người đã cất lên tiếng nói thay cho hàng ngàn người vừa có tâm đức, vừa có trí tuệ, nhưng đã nhận nhầm lớp mặt nạ là gương mặt nhân hậu, từ bi và thông tuệ. Bằng những lời tuyên cáo hùng hồn, Lê Hiếu Đằng đã dứt khoát bước ra khỏi bi kịch. Giờ đây, Anh đã có thể nhắm mắt mà cảm thấy nhẹ nhõm trong lòng.
Đã từng có những con người như Trần Đức Thảo, một nhà triết học được các học giả phương Tây kính nể, như Nguyễn Mạnh Tường, một trí thức nổi tiếng ngay từ tuổi đôi mươi ở Pháp, như Tạ Quang Bửu, một trí tuệ mênh mông và sâu thẳm,… đã từng vì tình yêu quê hương đất nước mà từ bỏ môi trường khoa học và sự nghiệp mà họ mơ ước suốt những năm trẻ tuổi để về phục vụ cho cái chính thể mà họ hy vọng là tốt đẹp hơn chế độ cũ, để rồi cuối cùng, người thì bị vắt như những trái chanh, người thì bị đè bẹp, bị hành hạ suốt đời.
Đã từng có những con người, ngay tại một đất nước trong nhiều thế kỷ đã đi đầu trong nền văn minh thế giới như nước Đức, như Heidelberg, Nietzsche,… và hàng chục nhà tư tưởng và khoa học lỗi lạc, đã hy vọng rằng học thuyết của Hitler là đỉnh cao của lương tri.
Đã có hàng trăm hàng ngàn những con người vừa có tâm đức, vừa có trí tuệ đã nhận diện nhầm những chính thể.
Cũng có những người tỉnh táo hơn, đã sớm nhận ra bộ mặt giả dối. Hoàng Xuân Hãn khi nhận ra sự phản phúc đã quyết định ở hẳn lại Pháp từ 1951. Albert Einstein, ngay từ trước năm 1933 đã cảm thấy ghê tởm cái không khí quân phiệt ở Đức, và ông quyết định tới sống ở tận bán cầu Tây…
Nhưng không thể vì thế mà chúng ta có thể thóa mạ những người trót để mình rơi vào bi kịch. Bởi chính chúng ta cũng đang còn sống trong bi kịch.
Điều quan trọng là hãy biết vượt ra khỏi bi kịch, như Lê Hiếu Đằng đã làm.
Nguyễn Trần Sâm
Quê Choa: Mắm tôm nhân quyền, cưa đá cho kỉ niệm Hải Chiến H...: Huỳnh Ngọc Chênh Theo blog Huỳnh Ngọc Chênh Những kẻ giật băng rôn vòng hoa Và không biết sẽ còn những trò bẩn thỉu hạ cấp nào mà...
Chuyện đám tang anh Lê Hiếu Đằng: hai ngày đầu tiên
Ha nguyenthanh : Đọc xong bài này buộc miệng : ôi ! đất nước tôi ! nhưng ngẩm lại thì sự "quan tâm bảo vệ" của hệ thống độc đảng là tất nhiên ! chúng ta đang sống trong hệ thống đó ! ... Xin được thành kính cúi đầu tiển biệt anh ! Một người con chí hiếu của một dân tộc gập ghềnh !
theo http://boxitvn.blogspot.com/2014/01/chuyen-am-tang-anh-le-hieu-ang-hai-ngay.html
Chuyện đám tang anh Lê Hiếu Đằng: hai ngày đầu tiên
Hoàng Dũng
Tối
hôm qua 23/1, có một người mặc thường phục ngang nhiên yêu cầu gỡ bỏ
hai dải băng trên hai vòng hoa tang, một ghi “Bauxite Việt Nam kính
viếng” và một ghi “Diễn đàn Xã hội Dân sự kính viếng”. Tất nhiên tang
quyến không đồng ý và người ấy phải bỏ về. Xử sự như thế là họ vẫn còn
lịch sự chán. Nhưng sáng hôm sau, chúng tôi mới hiểu vì sao họ dễ dàng
rút lui: lợi dụng đêm khuya, mọi người mệt mỏi, một kẻ nào đó đã lẻn vào
nhà tang lễ lấy trộm mất hai dải băng.
Mất thì
thôi, chúng tôi đặt làm thêm hẳn bốn dải băng. Mất dải này ta sẽ bày
ngay dải khác! Một giờ trưa nay 24/1, cửa hàng bán hoa cho người đưa dải
băng đến. Đang ngồi tiếp khách, tôi nghe tiếng người gằn giọng: “Cái
này là cái gì? Đưa xem!”. Tôi xoay người về phía tiếng nói. Chàng thanh
niên của cửa hàng hoa thấy tôi mừng rỡ: “Chú này đặt làm, tôi phải đưa
cho chú ấy”, và không chịu buông dải băng cho kẻ mặt thường phục đứng
bên cạnh. Tôi phản ứng rất nhanh, vươn tay nắm chặt một đầu dải băng,
trầm giọng: “Tôi là người đặt làm và là người trả tiền. Tại sao anh cướp
dải băng của tôi?”. Anh ta lúng túng, trả lời: “Thì tôi trả tiền?”. Tôi
quát: “Anh là ai? Nếu là nhân viên an ninh thì cũng phải xử sự đàng
hoàng, chứ sao lại thế này!”. Những người xung quanh đứng bật cả dậy,
khiến cho anh ta hơi hoảng, lỏng tay, nhờ thế tôi giật được dải băng.
Đến đây thì anh ta thối lui và đi ra khỏi cổng chùa.
Người mặc áo trắng đòi kiểm tra và sau đó giật giải băng
Dải băng méo mó, phải vuốt cho thẳng thớm một chút để gắn lên vòng hoa như cũ. Chữ Bauxite lần này cửa hàng làm thiếu chữ e, nhưng thôi, sau một sự cố như vậy, cầu toàn làm gì!
Hai dải băng trước khi bị trộm
Dải băng giành lại được và gắn lên vòng hoa như cũ
Tôi
điện cho luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc
hội, kể rõ sự việc. Anh Thuận điện cho những người có trách nhiệm ở Bộ
Công an, Công an Thành phố và Công an Quận. Họ đều tỏ ra ngạc nhiên và
nói sẽ kiểm tra sự việc.
Anh Lê Công Giàu điện
thông báo cho bà Võ Thị Dung, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành
phố, để yêu cầu bà phải có tiếng nói đối với cơ quan công quyền vì trong
ban tổ chức lễ tang có đến ba người của Mặt trận Tổ quốc, do đó Mặt
trận Tổ quốc không thể không có trách nhiệm gì trước sự việc vừa xảy ra.
Bà Võ Thị Dung nói sẽ kiểm tra sự việc và nhấn mạnh chưa có bằng chứng
gì để khẳng định những kẻ gây rối là nhân viên an ninh.
Nghe
các anh Trần Quốc Thuận và Lê Công Giàu kể lại, anh em đều thở phào,
nghĩ rằng thế là yên ổn. Thì “các vị có trách nhiệm” chẳng đã hứa thế
hay sao?
Nhưng chừng một giờ rưỡi sau bỗng có
tiếng la rất to trước cổng chùa: “Nghĩa tử là nghĩa tận. Tại sao dân oan
đến viếng bác Lê Hiếu Đằng mà lại giữ vòng hoa, không cho vào?!”. Anh
em đều ùa cả ra. Người kêu là một cô gái xinh xắn, mặc áo vàng, tay nắm
chặt vòng hoa phía trên là một bảng giấy ghi “Hiệp hội Dân oan Việt Nam
kính viếng”. Thấy mọi người ùa ra đông đảo, những kẻ mặc thường phục lùi
lại. Đoàn dân oan chừng 20 người thừa cơ xông thẳng vào nhà tang lễ. Họ
cử người viết sổ tang, số còn lại xếp hàng đứng chờ vào viếng, tỏ ra
rất có tổ chức. Làm lễ xong, họ đứng hai hàng trước linh cữu anh Lê Hiếu
Đằng, chụp ảnh kỷ niệm.
Đoàn
dân oan vừa ra khỏi nhà tang lễ thì anh Nguyễn Quốc Thái hớt hải báo
tin: hai vòng hoa, một của Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám
mục Việt Nam và một của Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình vừa đưa đến
cổng chùa đã bị những người mặc thường phục giật mất giải băng ghi Ủy ban Công lý và Hòa bình và Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình, chỉ còn trơ mấy chữ kính viếng.
Chưa
hết: cháu Lê Thanh An, con gái anh Lê Hiếu Đằng, phát hiện trên ban
công chùa có hai người đang quay phim khu vực đám tang, bèn lấy máy ảnh
ra chụp. Lập tức họ phản ứng rất nhà nghề, cúi xuống nấp, khiến cho cháu
chỉ chụp được hai cái đầu!
Không
chịu thua, cháu rình chụp được ảnh người đàn ông giả vờ như người đi
chùa và cả người đang quay phim. Người sau che mặt và sừng sộ nạt cháu
vì chụp hình anh ta không xin phép nhưng bị cháu quật lại: “Thế tại sao
anh quay phim tang lễ mà không xin phép tang gia?”.
Trưa
hôm qua, Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải và phu nhân đến viếng, ngồi trò
chuyện rất thân mật với anh em; chiều thì Phó Bí thư Thường trực Thành
ủy Nguyễn Văn Đua đến viếng, cũng ngồi trò chuyện rất thân mật với anh
em. Và dẫu cả hai đều không có vòng hoa và không ghi sổ tang nhưng sự có
mặt của các vị khiến anh em nghĩ đám tang anh Lê Hiếu Đằng sẽ được yên
ổn. Sự cố xảy ra phải chăng do sự mẫn cán quá mức của một số anh em cấp
dưới?
Chỉ sau vụ giật dải băng lần thứ hai vài
phút, thì nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến viếng. Ông viết vào
sổ tang đúng hai câu:
Ngày 24.01.2014
Cuộc đời này còn lắm gian truân.
Chúc người bạn Lê Hiếu Đằng siêu thoát.
Nguyễn Minh Triết
Từ trái qua: nhà báo tự do Phạm Chí Dũng và nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
Và
một chốc sau, thì xuất hiện phu nhân của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Bà làm lễ trước linh cữu anh Lê Hiếu Đằng xong, nán lại trò chuyện rất
thân thiết với chị Giang Thị Hồng, vợ anh Lê Hiếu Đằng.
Từ trái qua: Chị Giang Thị Hồng và phu nhân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Sự
xuất hiện của hai nhân vật Bí thư và Phó Bí thư Thành ủy không đủ ngăn
những chuyện gây rối. Thì sự xuất hiện của nguyên Chủ tịch nước và phu
nhân của Chủ tịch nước đương nhiệm chắc gì khiến “những kẻ mặc thường
phục” chùn bước?
Nhà triết học Bùi Văn Nam Sơn
có mặt và chứng kiến những chuyện xảy ra, thốt lên: “Đến hôm nay, đám
tang Lê Hiếu Đằng đã đạt mức ba mươi phần trăm của đám tang Trần Độ!”.
Nghĩa là mức độ gây rối còn có thể tăng lên trong hai ngày tới?! Nghĩa
là người ta không biết rút ra bài học từ đám tang của tướng Trần Độ?!
Nghĩa là người ta có thể bất chấp đạo lý?!
Tôi
nói với ông Trần Tấn Hùng, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ
Chí Minh rằng dù những kẻ gây rối không phải là nhân viên an ninh đi nữa
thì trách nhiệm vẫn thuộc về phía an ninh do đã không bảo vệ chu đáo
tang lễ, nhất là tang lễ của một người như anh Lê Hiếu Đằng. (Nhà báo
Phạm Chí Dũng đứng bên cạnh nói thêm: “Cần phải thi hành kỷ luật những
người đã để xảy ra những sự cố như thế này!”). Tôi đề nghị Mặt trận Tổ
quốc phải yêu cầu công an cử nhân viên mặc sắc phục hẳn hoi đến bảo vệ
tang lễ. Ông Trần Tấn Hùng không nói gì về đề nghị này, nhưng quả quyết
nhất định sẽ không xảy ra chuyện tương tự.
Cháu
Lê Thanh An nói với các chú các bác rằng ban đêm chỉ vài người trong nhà
tang lễ, cháu rất sợ xảy ra “chuyện gì”. Thế là các anh Phạm Chí Dũng,
Kha Lương Ngãi và Hạ Đình Nguyên tình nguyện ở lại canh gác, cho cháu Lê
Thanh An yên tâm. Anh em vốn cả tin. Nhưng lần này tốt nhất là “quân tử
phòng thân”.
Để kết thúc, xin kể một chuyện
lặng lẽ hơn rất nhiều, vì xảy ra sau hậu trường, ít người biết. Anh Kha
Lương Ngãi, vốn là Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn giải phóng, được anh em ủy quyền lo chuyện đăng tin buồn trên tờ báo này với nội dung như sau.
Và phải trả cho báo một số tiền là 950.000 đ.
Nhưng hôm nay, tờ Sài Gòn giải phóng đăng nguyên văn như sau:
Anh
Kha Lương Ngãi hòi tờ báo: “Báo có đăng nhầm không? Nếu không, thì xin
đăng vào ngày hôm sau đúng như nội dung chung tôi yêu cầu.” Tòa soạn trả
lời mong thông cảm, đó là do chỉ đạo của cấp trên và sẵn sáng trả lại
tiền.
Phải trả chứ, nếu không thì khác gì
(những) kẻ đã cướp giật dải băng? Anh em bàn nhau, số tiền 950.000 đ báo
trả, sẽ đem hiến cho quỹ Nhịp cầu Hoàng Sa. Tôi tưởng tượng như có anh
Lê Hiếu Đằng bên cạnh, gật gật đầu cười hiền: “Mấy ông là như vậy là
phải lắm!”.
H. D.
Trung Quốc gần như 'nắm' toàn bộ mỏ khoáng sản Việt Nam
*Theo Người Việt*
*Ảnh bên*:*Người Trung Quốc đang đứng phía sau, điều hành gần như toàn bộ
hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt Nam. Riêng miền Bắc, ít nhất cũng
có 60% mỏ mang “dấu vết” của doanh nghiệp Trung Quốc*
Khai thác vàng tại mỏ vàng Phước Sơn, Quảng Nam. Cuối năm ngoái, hàng chục
người dân và các chủ nợ của công ty Phước Sơn vây cổng công ty để đòi số nợ
dằng dai lên đến 220 tỉ đồng. (Hình: Tuổi Trẻ)
Đó là nhận định của ông Nguyễn Văn Thuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất
và khoáng sản của Bộ Tài nguyên – Môi trường, tại cuộc gặp đại diện những
doanh nghiệp đang k... thêm »
Ai cướp băng-rôn tại lễ tang anh Lê Hiếu Đằng...ở chùa Xá Lợi?
*Theo Người Lót gạch*
*NQL: *Không thể hiểu người ta bày mấy trò này để làm gì? Chẳng lẽ họ
không hiểu thế nào là bảo vệ chế độ và thế nào là bôi gio trát trấu chế độ,
tự mình tố cáo chế độ này? Lại nhớ lời giao sư Ngô Bảo Châu: Không thể lấy
sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ.
*Những kẻ nào xông vào cướp Băng rôn?*
Người mặc complet đen cố giật lại là anh Hoàng Dũng
Tên này là ai?Ảnh: CTV
chụp trưa ngày 24/1 tại sân chùa Xá Lợi
tham khảo:
Hai băng rôn "Bauxite VN" và "Diễn đàn XHDS" đã bị ăn trộm bí mật chôm đêm
23/1
và sáng BTC phát hiện, đã đặt băng rôn th... thêm »
Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014
Thông điệp gửi lại từ cuộc sống
Phạm Kỳ Đăng
Dương Tự Trọng đang bị lôi ra trước vành móng ngựa |
Tin tức từ đại án tham nhũng chỉ xác nhận lại những gì bàn dân nói
đến một hiện trạng sống của quan chức đem công quỹ đánh bạc, đút lót tới
hàng triệu USD. Hiện trạng xì ra tại một phiên tòa xử, đến nhanh hơn
mọi lời đồn thổi từ nhiều năm nay, rất trần trụi, trắng trợn, thực ra
với những người suy ngẫm nhiều về đất nước này, ngán ngẩm tới nỗi chẳng
còn gì để nói. Nhưng với số tín đồ ngước mắt nhìn lên bục giảng, tin
công bố đánh thức họ lờ mờ vỡ vạc ra điều gì về sự sa đọa của nhóm người
ở tầng cao hơn mình không sao tiếp cận nổi đang hùa nhau ăn theo, ở
tầng cao nhất phát động ngày càng nhiều đợt giáo dục quần chúng “sống, chiến đấu lao động và học tập theo”.
Tập thể cấp cao ăn theo, họ cần một nhà nguyện để đọc kinh giả tảng, và
bây giờ đất dưới bục giảng của một vài vị pháp sư rùng rùng vỡ lở, đó
là nội dung thông điệp. Thông điệp từ vụ án Dương Chí Dũng gửi xã hội
mang hiệu ứng domino. (xem: http://bolapquechoa.blogspot.com/2014/01/thong-iep-gui-lai-tu-cuoc-song_24.html)
Quê Choa: Khi người Cộng sản phản tỉnh: Ts Đoàn Xuân Lộc Theo BBC Ảnh bên : Ông Lê Hiếu Đằng (áo kẻ sọc) trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở TP HCM ...
Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014
Quê Choa: Một trái tim lớn đã ngừng đập!: Công dân mạng tỏ lòng thương tiếc nhà yêu nước Lê Hiếu Đằng Quê Choa tổng hợp Anh ra đi vào lúc 22g 07 phút tối 22.1.2014 để lại b...
Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014
Quê Choa: Thông điệp gửi lại từ cuộc sống: Phạm Kỳ Đăng Theo BVN Tin tức từ đại án tham nhũng chỉ xác nhận lại những gì bàn dân nói đến một hiện trạng sống của quan chức đ...
Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014
chom khoai :
LẤN SÂN.
CU VINH MONDAY, JANUARY 20, 2014
như một tờ báo, người ta có đầy đủ quyền để chọn in bài nào, mắc chi anh lại thò mồm yêu cầu với lại đề nghị, trong khi anh, chính anh là cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa thì ở ngoài, phủi tay với cái công văn rất loăng quăng. (http://dantri.com.vn/blog/kiem-tra-giam-sat-tao-quan-2014-thong-diep-phui-trach-nhiem-829650.htm). Loăng quăng thế gọi là lấn sân, nhỉ?
Cũng như cái kiểu "lấn sân" vác đá, vác máy cưa ngáng trở tổ chức gặp gỡ, đọc lời điếu, dâng hoa tưởng niệm liệt sĩ ở vườn hoa Lý Thái Tổ hôm qua, nó thảm hại về cách thức ngăn cấm, nó bế tắc về phương pháp và nó rệu rã về tinh thần yêu nước, trong khi báo chí nước ngoài thì đưa tin về ngày kỉ niệm này của ta, còn ta thì là lá la, hoan ca hôm trước, rồi giật mình ngộ ra cái gì đó, hết la.
Một năm thôi, vỏn vẻn có thế, mà có tới 8000 văn bản pháp luật bị sai, vi phạm pháp luật hoặc sai nội dung thì bỏ mẹ nhỉ, cái này chắc kỷ lục thế giới, bây giờ nếu đọc văn bản nào cũng phải cẩn thận, ẩn họa sai luôn thường trực, một đội ngũ công chức nghe nói cũng tiến, cũng sĩ, cũng chức, cũng vụ, cũng cục, cũng phòng mà mần ăn như thế này thì đúng là ruồi nó cười. (http://sggp.org.vn/vanbanphapluat/2014/1/338392/).
Bỗng một ngày đẹp trời, một thanh niên khỏe mạnh "vinh dự"lọt vô danh sách cai nghiện ma túy, thế là tóm cổ bắt vô cai, vô cai thì trại cai tá hóa khi xét nghiệm anh này không hề liên quan đến ma túy ma tiếc, không liên can thì chuyển sang lao động cải tạo 1 năm mới về, hô hô, chính quyền làm ăn thế này thì chính quyền cần cai "ma túy công chức" trong công chức đầu tiên. Khi bị chất vấn thì chính quyền trở lời thô bạo, bỉ ổi, mất dạy còn hơn phường lưu manh. ( http://dantri.com.vn/xa-hoi/bat-nguoi-vo-toi-va-vao-trai-cai-nghien-da-co-lenh-thi-1000-nam-sau-no-van-phai-vao-trai-cai-nghien-829483.htm). Hay chính quyền ở đây "lấn sân" sang phường thảo khấu, côn đồ?
Một bị cáo đầu vụ của một Đại án tham nhũng, được cho là tham ô hàng trăm tỉ đồng, bị kết án tử mà hóa ra gia đình khó khăn thế này sao? (http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/phap-luat/giat-minh-voi-so-no-cua-gia-dinh-duong-chi-dung.html) hay bài báo này đang có gì đó như là "lấn sân" sang khóc thuê, nhỉ?
-------------
Hôm qua, nhiều tờ báo ở nước ngoài đưa tin về ngày kỉ niệm 40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam, còn ta thì không đưa, sao "chúng nó" lại lấn sân như thế được, nhỉ?
Cũng như cái kiểu "lấn sân" vác đá, vác máy cưa ngáng trở tổ chức gặp gỡ, đọc lời điếu, dâng hoa tưởng niệm liệt sĩ ở vườn hoa Lý Thái Tổ hôm qua, nó thảm hại về cách thức ngăn cấm, nó bế tắc về phương pháp và nó rệu rã về tinh thần yêu nước, trong khi báo chí nước ngoài thì đưa tin về ngày kỉ niệm này của ta, còn ta thì là lá la, hoan ca hôm trước, rồi giật mình ngộ ra cái gì đó, hết la.
Một năm thôi, vỏn vẻn có thế, mà có tới 8000 văn bản pháp luật bị sai, vi phạm pháp luật hoặc sai nội dung thì bỏ mẹ nhỉ, cái này chắc kỷ lục thế giới, bây giờ nếu đọc văn bản nào cũng phải cẩn thận, ẩn họa sai luôn thường trực, một đội ngũ công chức nghe nói cũng tiến, cũng sĩ, cũng chức, cũng vụ, cũng cục, cũng phòng mà mần ăn như thế này thì đúng là ruồi nó cười. (http://sggp.org.vn/vanbanphapluat/2014/1/338392/).
Bỗng một ngày đẹp trời, một thanh niên khỏe mạnh "vinh dự"lọt vô danh sách cai nghiện ma túy, thế là tóm cổ bắt vô cai, vô cai thì trại cai tá hóa khi xét nghiệm anh này không hề liên quan đến ma túy ma tiếc, không liên can thì chuyển sang lao động cải tạo 1 năm mới về, hô hô, chính quyền làm ăn thế này thì chính quyền cần cai "ma túy công chức" trong công chức đầu tiên. Khi bị chất vấn thì chính quyền trở lời thô bạo, bỉ ổi, mất dạy còn hơn phường lưu manh. ( http://dantri.com.vn/xa-hoi/bat-nguoi-vo-toi-va-vao-trai-cai-nghien-da-co-lenh-thi-1000-nam-sau-no-van-phai-vao-trai-cai-nghien-829483.htm). Hay chính quyền ở đây "lấn sân" sang phường thảo khấu, côn đồ?
Một bị cáo đầu vụ của một Đại án tham nhũng, được cho là tham ô hàng trăm tỉ đồng, bị kết án tử mà hóa ra gia đình khó khăn thế này sao? (http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/phap-luat/giat-minh-voi-so-no-cua-gia-dinh-duong-chi-dung.html) hay bài báo này đang có gì đó như là "lấn sân" sang khóc thuê, nhỉ?
-------------
Hôm qua, nhiều tờ báo ở nước ngoài đưa tin về ngày kỉ niệm 40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam, còn ta thì không đưa, sao "chúng nó" lại lấn sân như thế được, nhỉ?
Quê Choa: Cái Tết thứ ba: Suy thoái cùng kiệt sức: Phạm Chí Dũng Theo BBC Năm mới 2014. Trong bầu không khí sôi sục khí thế “đổi mới thể chế” từ bản thông điệp đầu năm của Thủ tướng ...
Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014
nguyenvanphu :
Muôn mặt mạng xã hội
Với sự dễ dàng cất tiếng, muốn ẩn danh cũng được, nêu rõ danh tính cũng hay, ai nấy đều tưởng sẽ có một không khí tranh luận sôi nổi, thẳng thắn trên các mạng xã hội khi các ý tưởng sẽ có cơ hội cọ xát, trao qua đổi lại và cuối cùng ý tưởng nào thuyết phục nhất sẽ chiến thắng! Không hề - trái ngược với trông đợi của nhiều người, Internet nói chung, các diễn đàn và các mạng xã hội nói riêng là môi trường thuận lợi cho tâm lý đám đông khi con người ta thấy an toàn hơn khi nấp sau đám đông, hùa theo đám đông một cách vô thức. Lúc đó sự tỉnh táo phải nhường bước cho làn sóng bầy đàn, cuốn phăng mọi lý trí lại dễ chao qua đảo về, bất kể chân lý. Dĩ nhiên bức tranh này đúng với đa số chứ không phải đúng với tất cả. xem!
Sáng ăn.."Khoai" :
http://cuvinhkhoailang.blogspot.com/2014/01/thuong-vang-ha-cam.html
THƯỢNG VÀNG HẠ CÁM.
CU VINH THURSDAY, JANUARY 16, 2014
này chối bay chối biến và khẳng định không có nghĩa vụ phải tiếp nhận đơn tố cáo của cô Ngọc- nạn nhân trong bài viết bịa đặt cô " hiếp cu" với tần suất 30 nhát/ 2 ngày, vị chi là 15 nhát/ngày. Thái độ làm báo thế này dễ bị thẳng cẳng lắm đây. Công an Hải Dương đã thông báo vào cuộc điều tra. Còn những bức ảnh liên quan đến cô Ngọc trên báo này bị gỡ. Nhưng gỡ sao nổi hả báo? Cho nên vụ này còn lai rai...hài...(http://motthegioi.vn/xa-hoi/bao-nguoi-dua-tin-phu-nhan-nhung-gi-da-viet-39116.html)
Theo chủ đề tư tưởng 30 nhát/ngày này tin chính thức lại thuộc về đàn ông, một cô vợ vớ phải anh chồng nghiện ngập, "ngáo đá", ngày mô cũng đè vợ ra mần, ngày mô cũng mần 30 nhát/ngày. ( Đọc ở đây:http://www.doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe/chong-ngao-da-doi-vo-chieu-20-30-lan-tren-ngay-a18221.html#.Utc8gbT87mi)
Báo Vietnamnet đưa thông tin rất chi là Xuân: Một cô nhân viên của một công ti "khoe", cứ tết đến, muốn sếp thưởng tết, là phải lên giường với sếp. Kể ra, có một vài giám đốc doanh nghiệp Việt sáng tạo nhỉ, nghĩ ra món thưởng sếp trên giường hơi bị bản sắc. (http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/158141/sep-doi-di-nha-nghi-moi-duoc-thuong-tet.html)
Có nghiên cứu khoa học cho rằng, chỉ xem stt hoặc CM trên fb có thể đoán định tâm thần người đó, cái này mình thấy đúng, vì chỉ đọc stt hay CM vài ba người vào nhà mình ( tất nhiên sau đó mình phải đuổi ra khỏi nhà ngay) đúng là điên rồ và bệnh hoạn, ít nhất về tư duy. (http://baotinnhanh.vn/vi-VN/t221c309p149101/Facebook-tiet-lo-trieu-chung-benh-tam-than.htm)
Vì sao lượng tiền mặt rút ra từ các ngân hàng mấy ngày gần đây tăng nhanh? ( 800 tỉ/ ngày). Có vẻ hệ lụy từ vụ Huyền Như nhỉ, nhưng hệ lụy nhất là thái độ vô trách nhiệm, phủi tay của ngân hàng Vietinbank làm người ta lo sợ tiền gửi của mình khéo rồi cũng bị biến mất mà không ai chịu trách nhiệm. Vụ này khéo các chi nhánh ngân hàng hợp tác cho Huyền Như lừa cũng nên, nhỉ, hóng hớt thêm ở bác Nguyễn Bá Thanh vậy.
Vinh danh sự trung thực là việc làm hay của Đồng Nai khi tuyên bố trong cuộc bình chọn công dân tiêu biểu trong năm, danh dự này có tên anh Hậu, nạn nhân vụ hôi bia tai tiếng, và khi được nhà máy bia hủy việc đền bù, anh đã gửi tiền ủng hộ của mọi người ...(http://dantri.com.vn/xa-hoi/tai-xe-bi-hoi-bia-tro-thanh-cong-dan-tieu-bieu-tinh-dong-nai-828263.htm)
Một phụ nữ bị rơi điện thoại, kẻ nào đó tung hình ảnh nhạy cảm của người phụ nữ này với chồng, và lập tức một vài tờ báo đã nhao tới,tung tung tung, và trở thành một loại tin "bẩn" nhất trong mấy ngày qua.(http://laodong.com.vn/su-kien-binh-luan/tu-kieu-nu-hai-duong-den-co-giao-bi-tung-anh-sex-173817.bld)
Còn Giám đốc sở giáo dục Quảng Trị sau khi đưa công văn chỉ đạo tỉ lệ bình xét thi đua tới các trường và yêu cầu thực hiện, sau khi báo chí , dư luận lên tiếng ( báo Giáo dục Việt Nam đưa tin từ stt trên fb mình và điện thoại chất vấn giám đốc Sở) thì ông này trả lời hồn nhiên như ốc sên: Đúng là có công văn đó, và sở đang thí điểm. Câu trả lời xúc phạm đến hàng ngàn giáo viên toàn tỉnh. Một cô giáo thốt lên: Chúng tôi không phải chuột bạch. Đúng, giáo viên không phải chuột bạch, nhưng chắc chắn trong ngành đang có lũ chuột cống xuất hiện, rúc rúc rúc lên chức.
Thượng vàng hạ cám rứa đó.
-----------------------------
Cũng chỉ là thể dục buổi sáng thôi.
Theo chủ đề tư tưởng 30 nhát/ngày này tin chính thức lại thuộc về đàn ông, một cô vợ vớ phải anh chồng nghiện ngập, "ngáo đá", ngày mô cũng đè vợ ra mần, ngày mô cũng mần 30 nhát/ngày. ( Đọc ở đây:http://www.doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe/chong-ngao-da-doi-vo-chieu-20-30-lan-tren-ngay-a18221.html#.Utc8gbT87mi)
Báo Vietnamnet đưa thông tin rất chi là Xuân: Một cô nhân viên của một công ti "khoe", cứ tết đến, muốn sếp thưởng tết, là phải lên giường với sếp. Kể ra, có một vài giám đốc doanh nghiệp Việt sáng tạo nhỉ, nghĩ ra món thưởng sếp trên giường hơi bị bản sắc. (http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/158141/sep-doi-di-nha-nghi-moi-duoc-thuong-tet.html)
Có nghiên cứu khoa học cho rằng, chỉ xem stt hoặc CM trên fb có thể đoán định tâm thần người đó, cái này mình thấy đúng, vì chỉ đọc stt hay CM vài ba người vào nhà mình ( tất nhiên sau đó mình phải đuổi ra khỏi nhà ngay) đúng là điên rồ và bệnh hoạn, ít nhất về tư duy. (http://baotinnhanh.vn/vi-VN/t221c309p149101/Facebook-tiet-lo-trieu-chung-benh-tam-than.htm)
Vì sao lượng tiền mặt rút ra từ các ngân hàng mấy ngày gần đây tăng nhanh? ( 800 tỉ/ ngày). Có vẻ hệ lụy từ vụ Huyền Như nhỉ, nhưng hệ lụy nhất là thái độ vô trách nhiệm, phủi tay của ngân hàng Vietinbank làm người ta lo sợ tiền gửi của mình khéo rồi cũng bị biến mất mà không ai chịu trách nhiệm. Vụ này khéo các chi nhánh ngân hàng hợp tác cho Huyền Như lừa cũng nên, nhỉ, hóng hớt thêm ở bác Nguyễn Bá Thanh vậy.
Vinh danh sự trung thực là việc làm hay của Đồng Nai khi tuyên bố trong cuộc bình chọn công dân tiêu biểu trong năm, danh dự này có tên anh Hậu, nạn nhân vụ hôi bia tai tiếng, và khi được nhà máy bia hủy việc đền bù, anh đã gửi tiền ủng hộ của mọi người ...(http://dantri.com.vn/xa-hoi/tai-xe-bi-hoi-bia-tro-thanh-cong-dan-tieu-bieu-tinh-dong-nai-828263.htm)
Một phụ nữ bị rơi điện thoại, kẻ nào đó tung hình ảnh nhạy cảm của người phụ nữ này với chồng, và lập tức một vài tờ báo đã nhao tới,tung tung tung, và trở thành một loại tin "bẩn" nhất trong mấy ngày qua.(http://laodong.com.vn/su-kien-binh-luan/tu-kieu-nu-hai-duong-den-co-giao-bi-tung-anh-sex-173817.bld)
Còn Giám đốc sở giáo dục Quảng Trị sau khi đưa công văn chỉ đạo tỉ lệ bình xét thi đua tới các trường và yêu cầu thực hiện, sau khi báo chí , dư luận lên tiếng ( báo Giáo dục Việt Nam đưa tin từ stt trên fb mình và điện thoại chất vấn giám đốc Sở) thì ông này trả lời hồn nhiên như ốc sên: Đúng là có công văn đó, và sở đang thí điểm. Câu trả lời xúc phạm đến hàng ngàn giáo viên toàn tỉnh. Một cô giáo thốt lên: Chúng tôi không phải chuột bạch. Đúng, giáo viên không phải chuột bạch, nhưng chắc chắn trong ngành đang có lũ chuột cống xuất hiện, rúc rúc rúc lên chức.
Thượng vàng hạ cám rứa đó.
-----------------------------
Cũng chỉ là thể dục buổi sáng thôi.
cọp laodong :
Như chưa hề có cuộc bình chọn
- Mọi năm vào dịp này, các gia đình lại có thêm một giấy chứng nhận gia đình văn hoá (GĐVH). Năm nay nhà bác có chưa?
- Năm có, năm không, trước đây có nghe nói, gần đây im, không hiểu gia đình mình còn văn hoá hay đã mất.
- Theo báo cáo thì cả nước có 76% số gia đình đạt danh hiệu GĐVH, tức là 12 triệu hộ.
- Làm gì mà lắm văn hoá thế?
- Theo kế hoạch, 2015 sẽ tăng lên 80%, 2020 sẽ có 85%.
- Cứ tăng thế thì chả mấy chốc cả nước ta gia đình nào cũng là GĐVH, toàn cha mẹ gương mẫu, toàn là con ngoan trò giỏi, ông bà là người cao tuổi mẫu mực, cả xã hội sẽ tốt đẹp. Các anh công an, các bác toà án sẽ chỉ “vác ô” đi và về, còn việc gì mà làm khi tất cả đều là thành viên GĐVH?
- Viện Nghiên cứu gia đình và giới vừa làm cuộc điều tra để xem phong trào danh tiếng của ngành văn hoá này là thực hay là hư. 59% chỉ nghe nói có phong trào, nhưng không rõ nội dung, không biết tiêu chuẩn GĐVH là gì. 29% nói có biết một số tiêu chuẩn khi được phát giấy, còn 15,2% thì mù tịt, như chưa hề có cuộc bình chọn!
- Nói thật với chú, chả cần các bác ở Viện Hàn lâm KHXH phải điều tra, cứ mở báo, mở mạng ra liếc mắt đã thấy đạo đức xã hội xuống cấp, giá trị gia đình đảo lộn, đến mức không thể kể hết chuyện mỗi ngày. Nói một cách nghiêm túc, đây chỉ là phong trào tốn tiền nhà nước.
- Nơi nào không làm thì không nói làm gì, còn nơi nào có thì chỉ được tờ giấy, có đồng nào đâu mà tốn.
- Để có được tờ giấy cũng tốn khối tiền của. Nhưng có lẽ ai cũng thấy là vô bổ khi đi khắp nước vẫn thấy có biển đề “làng văn hoá”, “ấp văn hoá”, "khu phố văn hoá”. Nhưng cứ bước qua tấm biển vào trong "Zone văn hoá" thấy đầy karaoke, nhà nghỉ, càphê thư dãn, tẩm quất, quán nhậu...
cọp bolapquechoa :
Thưa Thủ tướng, tôi không bán cái
Nguyễn Trung Chính
Lần đầu tiên Thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dường như nhận được sự ưu ái của một số trí thức đã từng góp tiếng nói phản biện mạnh mẽ với Đảng về sự tụt hậu kinh tế, về các vụ tham nhũng tràn lan mà vượt lên trên là những vụ quan trọng vây quanh đám thuyền trưởng lãnh đạo việc chống tham nhũng, về sự xuống dốc của ngành giáo dục mà hậu quả là đào tạo một thế hệ trẻ mất phương hướng lương thiện, có nguy cơ kéo đất nước xuống vực thẳm.
Thêm vào đó, đây có lẽ cũng là lần đầu tiên, một trong số hơn 750 tờ báo nhà nước, báo Tuổi Trẻ, tổ chức một bàn tròn, một số những trí thức nói trên được mời tham dự, đồng thời tờ báo này cũng yêu cầu đọc giả góp ý về Thông điệp của Thủ tướng. xem tại đây !
Nằm ngủ trước vành móng ngựa
hehe ! chuyện lọa cop từ quechoa theo laodong ...thật là lộ bí mật !
Lê Thanh Phong
Có một đàn dê trong 9 năm "đi qua" pháp đình 14 lần. Có người đàn bà là bị cáo trộm dê nằm ngủ trước vành móng ngựa. Chuyện thật mà như phim hài này xảy ra ở Bình Thuận.
Chuyện đàn dê trong vụ án trộm dê xảy ra ở huyện Bắc Bình (tỉnh Bình Thuận). 9 năm là thời gian xét xử vụ án, qua 14 phiên tòa sơ thẩm nhưng vẫn chưa biết đàn dê đi đâu, về đâu?
Chuyện đàn dê trong vụ án trộm dê xảy ra ở huyện Bắc Bình (tỉnh Bình Thuận). 9 năm là thời gian xét xử vụ án, qua 14 phiên tòa sơ thẩm nhưng vẫn chưa biết đàn dê đi đâu, về đâu?
Cùng với đàn dê đó là một phụ nữ - bị cáo có liên quan đến việc trộm cắp đàn dê - mệt mỏi vì nhiều lần tạm giam và hầu tòa.
Càng xử càng bế tắc, vì tòa chưa tìm ra "sự thật khách quan". Vụ án để quá lâu, qua nhiều đời chánh án. Còn "đàn dê tang vật" chắc đã vào các nồi lẩu phục vụ bợm nhậu, hồ sơ vụ án thì có dấu hiệu bị làm sai lệch. Xử tới 14 phiên sơ thẩm mà vụ án trộm dê vẫn chưa được sáng tỏ.
Cùng với những thiếu sót về chứng cứ trong quá trình điều tra nên khó khăn trong xét xử, vụ án này còn bị lãng quên. Tòa án bỏ hồ sơ vụ án vào ngăn kéo mất mấy năm, cho đến khi bị tòa cấp trên “gõ” mới lật đật đem ra xử từ ngày 9.1.
Tòa làm việc căng thẳng, trong khi bị cáo nằm ngủ trước vành móng ngựa - Ảnh: Quế Hà |
Trong phiên xử hôm qua (ngày 14.1), bị cáo Trần Thị Kim Nguyệt (43 tuổi) đắp mền nằm ngủ trước vành móng ngựa. Chuyện lạ hình như chỉ có ở pháp đình nước ta. Nhìn hình ảnh một người phụ nữ đắp mền nằm ngủ ngay tại công đường, trên là quan tòa trịnh trọng phân xử, ai cũng thấy như chuyện hài hước. Hình ảnh đó làm mất đi sự tôn nghiêm của pháp luật, uy quyền của cơ quan tư pháp!
Bị cáo ngủ có nghĩa là không nghe, không thấy và tất nhiên lúc đó không có năng lực hành vi, làm sao vừa ngủ vừa nghe xét xử được. Vậy mà Hội đồng xét xử TAND huyện Bắc Bình vẫn xử. Đại diện Viện KSND vẫn tham gia tố tụng. Một luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo nói rằng: “Trong gần 20 năm hành nghề, tôi chưa gặp trường hợp này bao giờ”!
Bị cáo Nguyệt nằm đắp mền ngủ là có nguyên do của nó. Trong các ngày xét xử trước đó, bị cáo Nguyệt bị bệnh, được bác sĩ điều trị tạm thời, sau đó cảnh sát đưa vào nằm ghế bố trước vành móng ngựa để tòa án xét xử. Báo chí gọi là “xử nằm”, bởi vì bên trên thẩm phán xét hỏi, còn bên dưới bị cáo nằm bất động. Đến các ngày sau, bị cáo Nguyệt vẫn còn bệnh, sức khỏe không ổn định.
Một vụ án trộm dê để kéo dài 9 năm không xử được, thế thì những cán bộ của các cơ quan tố tụng từ điều tra, kiểm sát đến tòa án của huyện Bắc Bình có xứng đáng ngồi ở những chiếc ghế chấp pháp đó không?
Không riêng gì Bình Thuận. Án tồn đọng, kéo dài nhiều năm khá phổ biến ở nhiều địa phương. Nguyên nhân là vì cán bộ nghiệp vụ hạn chế, chưa kể đạo đức yếu kém. Thế nhưng những con người đó vẫn tại vị trên những chiếc ghế quan tòa để ban phát công lý.
Bị cáo ngủ có nghĩa là không nghe, không thấy và tất nhiên lúc đó không có năng lực hành vi, làm sao vừa ngủ vừa nghe xét xử được. Vậy mà Hội đồng xét xử TAND huyện Bắc Bình vẫn xử. Đại diện Viện KSND vẫn tham gia tố tụng. Một luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo nói rằng: “Trong gần 20 năm hành nghề, tôi chưa gặp trường hợp này bao giờ”!
Bị cáo Nguyệt nằm đắp mền ngủ là có nguyên do của nó. Trong các ngày xét xử trước đó, bị cáo Nguyệt bị bệnh, được bác sĩ điều trị tạm thời, sau đó cảnh sát đưa vào nằm ghế bố trước vành móng ngựa để tòa án xét xử. Báo chí gọi là “xử nằm”, bởi vì bên trên thẩm phán xét hỏi, còn bên dưới bị cáo nằm bất động. Đến các ngày sau, bị cáo Nguyệt vẫn còn bệnh, sức khỏe không ổn định.
Một vụ án trộm dê để kéo dài 9 năm không xử được, thế thì những cán bộ của các cơ quan tố tụng từ điều tra, kiểm sát đến tòa án của huyện Bắc Bình có xứng đáng ngồi ở những chiếc ghế chấp pháp đó không?
Không riêng gì Bình Thuận. Án tồn đọng, kéo dài nhiều năm khá phổ biến ở nhiều địa phương. Nguyên nhân là vì cán bộ nghiệp vụ hạn chế, chưa kể đạo đức yếu kém. Thế nhưng những con người đó vẫn tại vị trên những chiếc ghế quan tòa để ban phát công lý.
Quê Choa: Đọc báo của Đảng dân biết tin ai?: Kami Theo Kami's blog Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay thông tin là thứ tài nguyên vô giá, vì nhờ biết đến các thông tin ng...
Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014
Quê Choa: Để chuyển đổi thể chế một cách ôn hòa: Hoàng Tụy- Trần Đức Nguyên Theo: BVN BVN: Vì nhiều lý do, báo Tuổi Trẻ tường thuật buổi tọa đàm ngày 4/1 về Thông điệp của Thủ tướng q...
cop :
Ngô Nhân Dụng - Sĩ khí rụt rè
Đọc một bài trên mạng Bô Xít Việt Nam về câu chuyện vạch ra những lầm lẫn trong hai cuốn từ điển, bỗng nhớ đến hai câu thơ của Tú Xương tả cảnh các nhà Nho trong thời Pháp thuộc:
Sĩ khí rụt rè gà phải cáo
Văn chương liều lĩnh đấm ăn xôi
Nhiều vị độc giả có thể chưa đọc bài “Hai quyển từ điển rất có hại cho tiếng Việt” của tác giả Lê Mạnh Chiến, cho nên xin phép tóm tắt lại. Hai cuốn từ điển được nói tới trong bài này là của Giáo Sư Nguyễn Lân, đã tạ thế năm 2003. Cuốn đầu là “Từ điển từ và ngữ Hán Việt” đã in nhiều lần, từ năm 1993, dài 867 trang (chắc tổng số trang phải là một số chẵn, 868?). Cuốn thứ nhì là “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” in lần đầu năm 2000, dùng phần lớn nội dung cuốn trước, cộng thêm phần tiếng Việt nên dài hơn, tới 2112 trang, cũng đã xuất bản lại nhiều lần.
Văn chương liều lĩnh đấm ăn xôi
Nhiều vị độc giả có thể chưa đọc bài “Hai quyển từ điển rất có hại cho tiếng Việt” của tác giả Lê Mạnh Chiến, cho nên xin phép tóm tắt lại. Hai cuốn từ điển được nói tới trong bài này là của Giáo Sư Nguyễn Lân, đã tạ thế năm 2003. Cuốn đầu là “Từ điển từ và ngữ Hán Việt” đã in nhiều lần, từ năm 1993, dài 867 trang (chắc tổng số trang phải là một số chẵn, 868?). Cuốn thứ nhì là “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” in lần đầu năm 2000, dùng phần lớn nội dung cuốn trước, cộng thêm phần tiếng Việt nên dài hơn, tới 2112 trang, cũng đã xuất bản lại nhiều lần.
Năm 2004, tác giả Lê Mạnh Chiến đã viết một bài nhận xét về cuốn đầu, Từ điển Hán Việt, ông nêu ra 170 chỗ giải nghĩa sai lầm. Khi viết bài, chính ông chưa biết tên tác giả và cũng không thấy tên đầy đủ của cuốn từ điển, vì tập sách ông có trong tay đã bị rách mấy trang đầu. Nghe chi tiết đó, chúng ta có thể thương cảm các học giả độc lập sống trong một nước nghèo. Nhưng ông Lê Mạnh Chiến vẫn viết bài, để giúp các giáo sư và học sinh cả nước dùng cuốn từ điển này biết mà tránh những sai lầm trong đó. Ông gửi bài cho tạp chí Thế Giới Mới để đăng nhiều kỳ. Nhưng tờ báo của Bộ Giáo Dục chỉ đăng được sáu kỳ (từ số 582 đến số 587, giữa năm 2004), thì loạt bài bị ngưng lại, không đăng nữa; các độc giả mới được thấy 67, 68 thí dụ, dưới một nửa số sai lầm mà ông Lê Mạnh Chiến tìm ra.
Tác giả sau đó có dịp gặp một nhà biên tập trong tờ báo trên, được nghe những lời giải thích. Mặc dù độc giả Tạp chí Thế Giới Mới chưa biết tên tác giả cuốn từ điển đó, nhưng những người trong cuộc biết đây là tác phẩm của Giáo Sư Nguyễn Lân, người được trao tặng Giải thưởng nhà nước năm 2001 về khoa học và công nghệ. Người ta cho biết “Bài này được độc giả hoan nghênh nhiệt liệt vì đã vạch rõ những cái sai nghiêm trọng trong một cuốn từ điển từng được nhiều người ‘có tiếng’ ca ngợi.” Nhưng họ phải ngưng đăng vì Giáo Sư Nguyễn Lân được coi là một ngôi sao sáng của ngành giáo dục Việt Nam, còn tạp chí Thế Giới Mới là cơ quan thuộc Bộ Giáo dục, cho nên, nếu “vạch áo cho người xem lưng” một cách kỹ quá thì cũng có phần “bất tiện.” Ông Lê Mạnh Chiến kể: “Nghe vậy, tác giả rất thông cảm và biết ơn tạp chí Thế Giới Mới.”
Sau khi bài báo bị chấm dứt, ông Lê Mạnh Chiến kể ông đã viết những bài ngắn hơn, mỗi bài khoảng 4,000 chữ, nêu ra khoảng 20 chỗ sai lầm làm thí dụ, cho đăng trên những tờ báo khác, như báo Đại biểu Nhân dân, tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, tạp chí Văn hóa Nghệ An, vào năm 2005. Ông Lê Mạnh Chiến cũng tiết lộ rằng ngay khi báo Đại biểu Nhân dân đăng kỳ đầu tiên, đã có người đến phản đối; đó là một giáo sư tiến sĩ, đại biểu quốc hội, liên hệ mật thiết với Giáo Sư Nguyễn Lân. Ông ta đến tòa báo nói rằng Giáo Sư Nguyễn Lân là một nhân vật nổi tiếng đã “thành danh,” sao dám làm mất uy tín của ông?
Giáo Sư Nguyễn Lân đã qua đời trước khi những bài báo của ông Lê Mạnh Chiến xuất hiện, cho nên chúng ta không thể biết nếu còn sống ông cụ sẽ phản ứng ra sao. Lúc in hai cuốn từ điển trên, Nguyễn Lân đã gần 80 tuổi (cụ sinh năm 1906). Ở tuổi đó, ngồi biên soạn những cuốn từ điển một, hai ngàn trang giấy, khó tránh khỏi lỗi lầm. Thường ở các nước văn minh, không ai một mình soạn từ điển, mà lúc nào cũng có hàng chục, hàng trăm người cộng tác, nhiều người chỉ làm một công việc là tìm những chỗ sai lầm mà thôi. Chỉ ở những nước nghèo khó như nước ta mới có cảnh những tác giả “một mình một ngựa” làm từ điển! Theo thói quen của những người Việt Nam được giáo dục theo lối cổ truyền, chúng ta không nên vì câu chuyện này mà xúc phạm một người đã khuất. Nhưng điều đáng nói trong cả câu chuyện trên là thái độ và cách suy nghĩ, cách nói năng của những người trong chuyện.
Thứ nhất là một tờ báo của Bộ Giáo Dục phải tránh không vạch ra những sai lầm do “một ngôi sao sáng của ngành giáo dục” vấp phải! Đó cũng là lối lý luận của một đại biểu quốc hội, nói rằng “một nhân vật nổi tiếng đã ‘thành danh,’ sao dám làm mất uy tín của ông?”
Thái độ và lối suy nghĩ đó sẽ làm cho nước ta chậm tiến; không bỏ đi thì sẽ lạc hậu mãi mãi. Nhất là khi câu nói xuất phát từ miệng một giáo sư tiến sĩ, một nhà khoa học, đứng đầu một cái viện nghiên cứu to lớn có tầm vóc quốc gia. Khoa học tiến bộ chính là vì người lớp sau dựa trên các công trình của người lớp trước rồi tìm cách vượt lên trên tìm ra những điều “đúng” với thực tại hơn. Nếu Newton cứ sợ sệt, không dám nói những điều trái ngược với nhân vật nổi tiếng đã ‘thành danh’ là Aristote, thì vật lý học vũ trụ đã dậm chân tại chỗ từ thế kỷ 16! Nếu Einstein sợ không dám làm mất uy tín của Newton thì loài người chắc vẫn chưa biết rằng trọng khối và năng lượng chỉ là hai hình thức biểu hiện của một thực tại. Chính Einstein, vào lúc cuối đời, cũng công nhận rằng suốt đời ông coi thường lý thuyết vật lý lượng tử (quantum) là sai lầm.
Thứ hai, là hành động “tự kiểm duyệt” của một tờ tạp chí thuộc Bộ Giáo Dục, che lấp những sai lầm của “một ngôi sao sáng của ngành giáo dục” là một thói quen đáng xấu hổ. Bao nhiêu người đang tranh đấu đòi tự do ngôn luận, tự do báo chí, có ai chấp nhận những hành động “tự kiểm duyệt” như vậy hay không? Chắc hẳn những người phụ trách tờ báo Thế Giới Mới đã nhận được nhiều cú điện thoại gây áp lực, họ cũng lo sợ cho nồi cơm của gia đình mình, cho nên tự đục bỏ một bài viết có giá trị và rất ích lợi cho xã hội. Đó chính là cảnh “Sĩ khí rụt rè gà phải cáo” mà Tú Xương đã mô tả.
Tại sao “Sĩ khí” lại “rụt rè” như gà phải cáo?
Chúng ta cũng không nên chê trách riêng những người biên tập báo Thế Giới Mới. Họ là sản phẩm của một nếp sống, một thứ “văn hóa” của thời đại; họ tập được thói quen đó vì những kinh nghiệp cuộc đời. Cho nên họ phản ứng theo những điều kiện trước mặt, như một phản xạ Pavlov. Nền nếp “văn hóa” đó được diễn tả qua câu tục ngữ “vạch áo cho người xem lưng.”
Không nên vạch áo cho người xem lưng. Nhưng nếu cái lưng đó có bệnh, cần phải chữa trị, thì có thể nào cứ khăng khăng không vạch áo cho người xem lưng mãi được chăng? Nhất là căn bệnh đó không phải chỉ tai hại cho một cá nhân, người có cái lưng cần vạch ra, mà còn tác hại trên hàng triệu sinh viên, học sinh sử dụng những cuốn từ điển đầy sai lầm. Một, hai thế hệ sử dụng các cuốn từ điển đó sẽ học sai, hiểu sai, tương lai tiếng Việt Nam sẽ ra sao?
Đây là hậu quả của lối sống trong một chế độ độc tài chuyên chế, tác hại đến cả xã hội. Đảng Cộng sản luôn luôn bưng bít các lỗi lầm. Đảng có cả một bộ máy công an và tuyên truyền để che đậy, giấu giếm những sai lầm. Các cuộc họp đều bí mật, bên trong chửi bới nhau, kể tội nhau những gì người ngoài không được biết. Các lãnh tụ không bao giờ sai lầm cả, chỉ có các cấp dưới thi hành sai mà thôi. Các cán bộ không được nói đến sai lầm của cấp trên.
Tất cả chỉ vì một chế độ độc tài chắc chắn phải đi đôi với bạo lực và gian trá. Bao giờ nước Việt Nam thoát khỏi ách độc tài thì mới thoát khỏi lối sống giả dối, xóa tan nền “văn hóa” che đậy, bưng bít.
Năm 1974, nhà văn Aleksandr Solzhenitsyn đã viết một bài có tựa đề “Đừng Sống Dối Trá” (Live Not By Lies) đúng vào ngày ông bị mật vụ đến bắt đem đi. Sau đó ông bị trục xuất, sống lưu vong cho đến ngày chế độ cộng sản sụp đổ mới về nước. Cố tổng thống Tiệp Khắc Václav Havel (1936-2011) viết trong cuốn “Quyền lực cho những người Bất lực” (The Power of the Powerless,) năm 1978, đã mô tả nước ông là nơi các công dân bị bắt buộc phải “sống trong một trò giả dối” (live within a lie). Năm 1984, chính ông đã kêu gọi đồng bào ông: “Hãy sống thật!” Năm năm sau, ông được mời làm tổng thống một quốc gia bắt đầu lên đường dân chủ hóa.
Nhiều nhà trí thức Việt Nam như Hà Sĩ Phu cũng đang kêu gọi đồng bào hãy “biết hổ thẹn,” hãy ngẩng đầu lên nói sự thật. Một đảng viên cộng sản lâu năm như Lê Hiếu Đằng cũng can đảm công khai từ bỏ đảng để được sống thật. Những tấm gương đó cho thấy trong đất nước chúng ta vẫn còn rất nhiều người có sĩ khí. Hy vọng những tấm gương đó sẽ được nhiều người bắt chước. Để người Việt Nam có thể chúc nhau, nhân dịp Tết sắp đến, như lời Tú Xương đã chúc đồng bào phải sống ra sao để:
Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước
Sao được cho ra cái giống người.
Sao được cho ra cái giống người.
theo motthegioi :
Nguyễn Chính Tâm - Tồn kho thể chế
Nguyễn Chính Tâm
Trong những “tồn kho” năm cũ 2013 từ hàng hóa, tín dụng đến các dự án treo, thì một trong những vấn đề đáng quan ngại nhất là tồn kho thể chế. Thể chế được hiểu một cách đơn giản là quy tắc trong một xã hội hay một cộng đồng, tồn tại theo hai dạng là chính thức (luật pháp, văn bản thành văn, quy định mang tính pháp lý) và không chính thức (bao gồm cách ứng xử, những trường hợp ưu tiên hoặc “truyền thống” được số đông trong xã hội chấp nhận, tuân theo).
Trong một nền kinh tế, thể chế ví như luật chơi trong một trận túc cầu. Luật tốt, công bằng, sát với thực tế sẽ giúp cho cuộc chơi diễn ra hào hứng, các cầu thủ thi thố hết khả năng, và khán giả được mản nhãn bởi những pha bóng đẹp. Ngược lại, một luật chơi méo mó, bị lũng đoạn bởi các nhóm phi thể thao bên ngoài sân cỏ hay xa rời thực tiễn, sẽ tạo ra những lực cản hữu hình và vô hình, khiến trận cầu bị tác động tiêu cực, không xuôn sẽ theo những cách khác nhau.
Chẳng hạn như vai trò của các tập đoàn kinh tế Nhà nước được xem là chủ đạo trong nền kinh tế. Trong tất cả cuộc tranh luận về tái cấu trúc và cải cách nền kinh tế, doanh nghiệp Nhà Nước luôn nằm trong tầm ngắm với những vấn đề nan giải. Từ kỷ luật thị trường, thiếu tính công khai minh bạch, quy trình bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo lỏng lẻo đến nhập nhằng vấn đề sỡ hữu và trách nhiệm giải trình.
Khi chương trình tái cấu trúc nền kinh tế được triển khai từ 2010, thì việc giảm, cổ phần hóa và thay đổi cơ chế quản trị trong từng tập đoàn được đưa ra mổ xẻ. Trái với các kỳ vọng mang tính đột phá, quá trình này vẫn đang diễn ra chậm chạp. Chứng tỏ sức ý từ cơ chế cũ và các nhóm hưởng lợi từ cơ chế đó vẫn còn quá lớn.
Hay như các ý tưởng tái cơ cấu cấu trúc thương mại để giảm nhập siêu. Nhu cầu này được đặt ra từ nhiều năm nay, khi cán cân nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc cứ tăng không giảm.
Những đề xuất lần lược đưa ra đòi hỏi một giải pháp toàn diện từ việc nâng cao năng lực sản xuất nội địa, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài ở trong lãnh vực công nghiệp hỗ trợ, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng Việt Nam có khả năng sản xuất được, chuyển hướng thị trường nhập khẩu (đặc biệt là máy móc, công nghệ).
Nhưng vấn đề chính dường như lại nằm vượt qua các yếu tố kỷ thuật kinh tế. Đằng sau đó là điều mà giới học giả ví von như một “lời nguyền địa lý”, ám chỉ sức ép của việc sống dưới bóng của một nước lớn, về cả địa lý, dân số, văn hóa và cả các “sức ồ ạt” về sản xuất số đông.
Thay đổi một tập quán, một thói quen, hay một lối sống hoặc là cần một thế hệ, hoặc cần một chính sách đột phá mang tính tập trung cao độ. Mà trên hết là từ bỏ “sự dể dải” trong sản xuất, lẫn tiêu dùng.
Một thí dụ khác xoay quanh vai trò của Nhà nước. Song song với quá trình chuyển đổi nền kinh tế, những vấn đề phát triển từ một phương thức quản lý xã hội còn mang tính truyền thống sang hiện đại là hai nhân tố quan trọng. Sau một thời gian dài trong cơ chế quan liêu bao cấp, sinh hoạt thị trường với quy luật cung cầu đặt lại nhiều vấn đề về quản lý.
Một trong số đó là phân chia quyền và nghĩa vụ. Nếu Nhà nước trong nền kinh tế kế hoạch nắm vai trò chủ đạo về mọi mặt, với nghĩa vụ cuối cùng đảm bảo thịnh vượng và an ninh cho cả cộng đồng, thì Nhà nước trong nền kinh tế thị trường có xu hướng chia sẻ vai trò này với những tác nhân khác.
Trước sự hình thành những “tập đoàn lợi ích” khác nhau, thậm chí nhiều khi đối lập thì việc mở rộng quyền tham gia-chịu trách nhiệm trong các thành phần kinh tế, các lực lượng xã hội khác nhau chính là một cách để “dung hòa lợi ích”, gắn kết các nhóm lợi ích lại với nhau bằng những định chế mang tính chế tài của luật pháp và sự giám sát của công luận.
Vì thế, mô hình Nhà nước mạnh, trên ý nghĩa đủ khả năng đối phó trước những rủi ro, đảm bảo an ninh chung cho cả cộng đồng đang là con đường cần tiến. Nói như thông điệp của Thủ Tướng đầu năm 2014, Nhà nước phải làm tốt chức năng kiến tạo phát triển, tập trung vào xây dựng những nền tảng cho các đột phá chiến lược. Những đột phá này cần vốn, cơ sở hạ tầng, con người, nhưng đặc biệt một trong những yếu tố cần thiết tiên yếu nhất là một thế chế-chính sách tốt đóng vai trò đòn bẫy, kích hoạt những nhân tố xung quanh.
Rõ ràng, nếu những tồn kho này còn tồn tại, nó sẽ là những trì níu cho phát triển, làm méo mó thị trường, biến trận cầu đầy hứa hẹn thành nhàm chán, cũng như triệt tiêu động lực của những cầu thủ tài năng với tinh thần xả thân.
Nguy hiểm hơn, sự tồn tại của những thể chế đã lỗi thời song hành với nó những con người lỗi thời, với tư duy bảo thủ, chăm chăm vào lợi ích trước mắt, và bị xâu xé bởi những nhóm đặc lợi-đặc quyền.
Vì vậy, trọng tâm 2014 phải là giải quyết rốt ráo các vấn đề này, dẫu có là những quyết sách vĩ mô, hay chỉ là các rào cản thuế má, giấy tờ mang tính chất “hành là chính” ở cấp cơ sở. Không ai có thể giữ lại một thứ đã lỗi thời nếu tự bản thân mình không muốn. Dù cho đó có là thể chế, hay con người.
Vì vậy, trọng tâm 2014 phải là giải quyết rốt ráo các vấn đề này, dẫu có là những quyết sách vĩ mô, hay chỉ là các rào cản thuế má, giấy tờ mang tính chất “hành là chính” ở cấp cơ sở. Không ai có thể giữ lại một thứ đã lỗi thời nếu tự bản thân mình không muốn. Dù cho đó có là thể chế, hay con người.
Nguyễn Chính Tâm, sinh năm 1984, hoàn thành chương trình sau đại học tại Đức chuyên ngành Kinh tế - Chính trị quốc tế; hiện đang giảng dạy đại học tại TP.HCM
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)