Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2015

 

Chuyến thăm Mỹ của Nguyễn Phú Trọng báo hiệu một sự thay đổi lớn!

Posted By Đoàn Hữu Long on 11/07/2015 | 17:07

 (Việt Hoàng) - Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam (đảng CSVN) Nguyễn Phú Trọng đã có mặt tại Mỹ từ ngày 7/7/2015 đến ngày 10/7/2015 trong một cuộc thăm viếng mang tính lịch sử. Theo báo chí chính thống thì đây là một cột mốc đánh dấu 20 năm ngày bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ (1995-2015) và đồng thời nâng cao sự hợp tác giữa hai nước lên tầm “đối tác chiến lược”. Cuộc thăm viếng này được dư luận trong và người nước quan tâm theo dõi đặc biệt, nhất là hồ sơ Biển Đông đang ngày càng trở nên nóng bỏng trước các động thái quyết liệt của Trung Quốc.

Chúng tôi sẽ không nhắc lại những gì mà báo chí Việt Nam và quốc tế đã loan tải mà chỉ đưa ra những phân tích và nhận định riêng của chúng tôi, một tổ chức chính trị dân chủ đối lập với cái nhìn về tương lai của đảng CSVN và của phong trào dân chủ Việt Nam.

1. Chính quyền Việt Nam đang trong tình trạng tuyệt vọng.Đúng là trong lịch sử 80 năm cầm quyền của mình, đảng CSVN nhiều lần gặp khó khăn và rơi vào tình trạng tuyệt vọng nhưng rồi họ đều vượt qua được. Có ít nhất hai lý do khiến họ thoát hiểm. Thứ nhất, nền văn hóa Khổng giáo đã giúp họ. Đó là sự trung thành mù quáng, sự vâng phục tuyệt đối của giới trí thức và sự nhẫn nhục đến cam chịu của người dân đối với một lực lượng chính trị đã có công “giải phóng đất nước”. Thứ hai là trong mọi trường hợp đảng CSVN luôn nhận được sự ủng hộ và bảo trợ vô cùng lớn của Liên Xô hoặc Trung Quốc hoặc cả hai. Đừng quên rằng đảng CSVN chỉ là một phân bộ của Cộng sản Quốc tế và nhiệm vụ của họ là chống đế quốc và xây dựng một “thế giới đại đồng”. Vì thế đảng CSVN luôn nhận được mọi sự đáp ứng cần thiết về mọi thứ để có thể “kháng Pháp, chống Mỹ”.

Hai thuận lợi trong quá khứ đó không còn tác dụng trong thời điểm hiện nay. Văn hóa và dân trí người Việt đã thay đổi và nâng cao. Ánh hào quang của quá khứ đã mờ nhạt và không thể đem ra ăn thay cơm. Người dân Việt Nam đã thật sự thất vọng với đảng CSVN . Một tầng lớp trí thức trẻ, không chịu ân huệ của đảng CSVN đã trưởng thành và nhập cuộc. Tiếng nói của họ ngày càng thuyết phục và được lắng nghe. Hai thế lực “chống lưng” cho Việt Nam là Nga và Trung Quốc cũng không còn nữa. Nước Nga của Putin đã sa lầy quá nặng do cuộc can thiệp quân sự thô bạo, bất chất luật pháp quốc tế vào Ukraina. Nga sẽ không còn có thể làm gì và giúp được gì cho Việt Nam. Trung Quốc, một đồng minh ý thức hệ, thay vì bảo trợ cho Việt Nam thì nay trở thành nguy cơ đe dọa Việt Nam.Kinh tế Việt Nam thật sự đã phá sản. Do tình trạng tham nhũng công khai và trắng trợn dẫn đến việc ngân sách Việt Nam ngày càng eo hẹp, thu không đủ chi. Bộ máy công chức ngày càng phình to, người làm được việc thì ít mà người ăn lương lại quá nhiều. Việt Nam có đến ba bộ máy đang cùng cai trị: chính quyền, đảng CSVN và các đoàn thể. Thâm hụt ngân sách Việt Nam vào khoảng 20 tỉ USD mỗi năm.

2. Trung Quốc đang sụp đổ và không còn là chỗ dựa cho đảng CSVN nữa. Bắc Kinh muốn giữ Việt Nam cũng không giữ nổi. Hà Nội muốn tiếp tục lệ thuộc Bắc Kinh cũng không được.

Tiến trình tan rã và sụp đổ của Trung Quốc có vẻ đang tăng tốc với việc thị trường chứng khoáng Trung Quốc mất hơn 3000 tỉ USD trong chưa đầy một tháng qua. Sau đó sẽ đến thị trường bất động sản, ngân hàng và cuối cùng là toàn bộ nền kinh tế. Chúng tôi cũng đã tiên liệu trước được điều này qua bài viết “Khi thiên triều sụp đổ và lịch sử sang trang” của ông Nguyễn Gia Kiểng, người lãnh đạo Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên. Chúng tôi cũng xin nhắc lại một ý kiến trong bài viết đó để mọi người khỏi ngộ nhận và hy vọng là Trung Quốc sẽ vỡ nợ hay sụp đổ ngay lập tức như Hy Lạp. Trung Quốc là một đế quốc vì vậy sự sụp đổ và tan rã của nó sẽ kéo dài và từ từ chứ không đến ngay một lúc như các quốc gia khác. Với Việt Nam thì Trung Quốc sụp đổ khi nó không còn là chổ dựa. Trung Quốc rất muốn giữ Việt Nam trong vòng tay của mình, ngoài lý do quan trọng là ý thức hệ và địa chính trị thì Việt Nam còn là một mối lợi lớn về kinh tế. Trung Quốc xuất siêu vào Việt Nam mỗi năm hơn 35 tỉ USD và nhiều mặt hàng trong đó là đồ phế thải gây độc hại cho sức khỏe của người dân Việt Nam và cũng là nguyên nhân gây ra “cái chết” cho hàng vạn doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam

 Đổi lại mỗi năm Trung Quốc phải viện trợ hoặc cho Việt Nam vay tiền. Số tiền đó vào khoảng 20 tỉ USD mỗi năm, bằng đúng số tiền thâm thủng ngân sách của Việt Nam (Ngân sách 2014, chi: 50 tỉ USD, thu 28 tỉ USD). Khi Trung Quốc ổn định thì khoản tiền đó không phải là nhiều nhưng trong lúc thiếu thốn và sẽ rất thiếu thốn trong một tương lai gần thì Trung Quốc không thể thỏa mãn yêu cầu đó của Việt Nam. Liên Xô sụp đổ và khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã cũng bắt đầu từ việc Liên Xô không còn là chỗ dựa cho các nước cộng sản chư hầu vì hết tiền. Ba Lan và toàn bộ các nước cộng sản Đông Âu bắt buộc phải dân chủ hóa và sau đó tác động ngược lại Liên Xô khiến nó cũng sụp đổ theo.

Văn hóa cầm quyền của đảng CSVN là văn hóa chư hầu. Tự thân nó từ lúc khai sinh đến bây giờ chưa bao giờ có khả năng tự lập mà luôn phụ thuộc vào một cường quốc nào đó. Trước một Trung Quốc hung hăng và tham lam, đảng CSVN cũng chỉ biết im lặng và cam chịu để tiếp tục tồn tại. Họ sẵn sàng hy sinh quyền lợi của đất nước và dân tộc để đổi lấy sự cai trị của mình. Người dân Việt Nam có câu “Đi với Trung Quốc thì mất nước, đi với Mỹ thì mất đảng nhưng thà mất nước chứ không chịu mất đảng”.

Việc ông Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu một phái đoàn hùng hậu (với 11 ủy viên trung ương đảng, ba bộ trưởng và hai ủy viên bộ chính trị) đến Mỹ là một hành động chẳng đừng được và là một sự thay đổi bắt buộc, không thể không làm. Không có Mỹ ủng hộ thì đảng CSVN sẽ sớm tiêu vong. Nếu vẫn còn dựa được vào Trung Quốc thì chắc chắn không có cuộc thăm viếng này, vì vậy với bất cứ lý do gì thì đây cũng là một sự thay đổi ngoạn mục và lớn lao trong nội bộ đảng CSVN .



3. Chế độ cộng sản Việt Nam muốn gì hay âm mưu gì cũng không quan trọng. Họ bắt buộc phải xáp lại với Mỹ và các nước dân chủ dù đó là con đường dẫn tới chỗ chết.

 Trước chuyến thăm Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng, tướng Nguyễn Chí Vịnh đã cho biết là Mỹ không có ý định thay thế chế độ hiện nay tại Việt Nam. Nhiều người lên án Mỹ hoặc cho rằng Mỹ nói dối nhưng chúng tôi cho rằng người Mỹ nói thật lòng. Mỹ sẽ không bao giờ đem quân đội can thiệp vào Việt Nam để lật đổ chế độ cộng sản. Họ không cần và không thể làm điều đó. Việc lựa chọn chế độ chính trị tại Việt Nam là việc của người dân Việt Nam, nhất là tầng lớp trí thức tinh hoa Việt Nam. Đây là công việc nội bộ của Việt Nam. Đừng quên rằng chính quyền Mubarak tại Ai Cập trước đây là một đồng minh quan trọng của Mỹ tại Trung Đông nhưng khi chế độ này bị người dân lật đổ thì Mỹ khoanh tay đứng nhìn và sau đó tiếp tục hợp tác với chính quyền mới.

Việc đảng CSVN đem “bầu đoàn thê tử” đến Mỹ là để khẳng định những cam kết Việt-Mỹ sẽ được tuân thủ đầy đủ miễn là Mỹ không hậu thuẫn lật đổ chế độ cộng sản hiện nay. Mỹ (có lẽ) đã cam kết không can thiệp vào nội tình của Việt Nam, đây vấn đề mà đảng CSVN lo lắng nhất, vì thế các cuộc gặp gỡ lần này xem ra cả chủ lẫn khách đều thoải mái, hài lòng và vui vẻ. Các vấn đề mà hai bên đã thảo luận bao gồm TPP, môi trường, an ninh quốc phòng, tình hình Biển Đông, nhân quyền và tự do tôn giáo…

Bằng mọi giá Việt Nam phải vào được khối TPP nếu không thì kinh tế Việt Nam sẽ sụp đổ. Tuy nhiên nếu vào ngay TPP lúc này cũng chết vì khối TPP kiểm soát nguồn gốc hàng hóa vì vậy Việt Nam không thể bán hàng Trung Quốc với nhãn mác “made in Vietnam”. Việt Nam rất cần thời gian và sự yểm trợ của Mỹ để thích nghi với tình hình mới. Hà Nội bắt buộc phải đi với Mỹ dù biết rằng như thế chế độ độc tài đảng trị sẽ phải chấm dứt. Chắc chắn là Mỹ không chỉ đơn phương chấp nhận mọi thứ Việt Nam yêu cầu mà không kèm theo điều kiện. Ông Phó tổng thống Mỹ Biden và cả Thượng nghị sĩ McCain đều nói rõ là họ “tin tưởng rằng Việt Nam sẽ tiến tới một nhà nước pháp trị”.

Chúng ta đều biết rằng chỉ còn 6 tháng nữa là đến đại hội đảng 12 nhưng đảng CSVN vẫn chưa có Dự thảo cương lĩnh chính trị. Lý do của sự chậm trễ này là vì đảng CSVN chưa chắc chắn về định hướng khi chưa biết là có thỏa thuận được gì với Mỹ hay không. Sau chuyến đi Mỹ của ông Trọng về, trong một thời gian ngắn đảng CSVN sẽ sớm công bố dự thảo cương lĩnh chính trị. Vì vậy chuyến đi này rất quan trọng và đánh dấu m

 4. Đảng CSVN hoàn toàn không có một hy vọng nào trong một nước Việt Nam dân chủ, nó sẽ bị xóa bỏ ngay trong cuộc bầu cử tự do đầu tiên.

Nỗ lực xáp lại với Mỹ của đảng CSVN là một nỗ lực rất lớn, một cố gắng phi thường. Không bắt tay với Mỹ thì sẽ chết rất nhanh mà bắt tay với Mỹ thì phải thay đổi. Sự thay đổi cuối cùng sẽ là dân chủ hóa đất nước, thay thế chế độ đảng trị bằng một nhà nước pháp trị.

Muốn hay không thì Việt Nam cũng phải thay đổi và sự thay đổi sẽ lớn, rất lớn.

Không còn ai có thể chống lưng cho đảng CSVN ngoài Mỹ vì vậy họ phải nhân nhượng nhiều điều từ phía Mỹ. Xã hội dân sự Việt Nam nói riêng và phong trào dân chủ Việt Nam nói chung đang đứng trước những cơ hội và thuận lợi rất lớn. Lịch sử đang sang trang.

Vấn đề quan trọng đối với phong trào dân chủ Việt Nam hiện nay đó là sự chuẩn bị. Phải có sự chuẩn bị về tinh thần, lý luận, nhân sự và nhất là một giải pháp thay thế khả thi để thuyết phục dân chúng. Những người Việt Nam yêu nước cần ủng hộ và tham gia vào các tổ chức chính trị dân chủ đứng đắn để hình thành một mặt trận dân chủ thống nhất, làm đối trọng và giải pháp thay thế cho đảng CSVN.

Những đảng viên cộng sản có tâm và có lòng yêu nước cần phải hiểu rằng mọi sự thay đổi chỉ có thể đến từ các lực lượng chính trị bên ngoài đảng. Đảng CSVN đã quá phân hóa và thối nát để có thể tự thay đổi. Hơn nữa, tất cả những gì liên quan đến hai chữ “cộng sản” đều đã mất hết uy tín vì quá lạc hậu và lạc điệu. Đó còn là hiện thân của sự dối trá, chết chóc, mông muội, bạo lực và thù hận vì vậy nó không còn chỗ đứng trong tương lai. Hiểu được điều này để các thành phần tiến bộ trong đảng mạnh dạn và dứt khoát bắt tay với các tổ chức dân chủ đối lập để cùng nhau tạo ra sự thay đổi cho Việt Nam. Chúng tôi xin nhắc lại một nhận định quan trọng rằng một tổ chức chính trị dân chủ đối lập đơn độc hay một mình các đảng viên đảng CSVN sẽ không có đủ uy tín để tập hợp quần chúng mà cần đến cả hai. Phải là một sự kết hợp giữa một tổ chức chính trị đối lập đứng đắn với các đảng viên tiến bộ trong đảng mới có thể động viên được quần chúng và tạo ra được sự thay đổi.

Chúng ta cần chuẩn bị và sẵn sàng để đúng hẹn với lịch sử.
Việt Hoàng
Nguồn: http://ethongluan.org

.............................................................

lãnh Nhà nước Hồi giáo ở Afghanistan bị tiêu diệt

VOA - 30 phút trước
Hafiz Saeed Khan, người cầm đầu nhóm Nhà nước Hồi giáo tại Afghanistan, đã bị giết chết trong một cuộc tấn công do máy bay không người lái thực hiện ở tỉnh Nangarhar

Các vụ tấn công tự sát làm rúng động Chad và Nigeria

VOA - 1 giờ trước
Ít nhất có 14 người bị giết và 74 người bị thương trong vụ tấn công tự sát nhắm vào một ngôi chợ đông đúc ở N'Djamena, thủ đô của Chad hôm nay

Thông báo của Tổ chức Yểm Trợ Nhân Quyền về việc tham gia ngày Tổng Tuyệt Thực

noreply@blogger.com (danlambao) tại Dân Làm Báo - 1 giờ trước
Hưởng ứng lời kêu gọi của phong trào *We Are One* - Nhanquyen 2015 - Tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền tại Việt Nam, Tổ Chức Yểm Trợ Nhân Quyền - Human Rights Relief Foundation (HRRF) sẽ phối hợp với các thành viên của Phong Trào We Are One tại Úc tổ chức Ngày Tổng Tuyệt Thực vào ngày Thứ bảy 25 tháng 7 năm 2015, từ 8 giờ sáng tới 8 giờ tối, tại Town Hall Sydney. * Sydney 9/7/2015 *THÔNG CÁO BÁO CHÍ* *v/v Ngày Tổng Tuyệt Thực cho Tự do của tù nhân lương tâm tại Việt Nam* Vào ngày 10 tháng 3 năm 2015, hơn 20 tổ chức xã hội dân sự trong nước đã phát động Lời Kêu Gọi tham gi... thêm »

Bom nổ bên ngoài lãnh sự quán Ý ở Cairo, 1 người chết

VOA - 1 giờ trước
Nhà chức trách Ai Cập cho hay một vụ nổ lớn xảy ra bên ngoài lãnh sự quán Ý ở Cairo đã giết chết 1 người và làm bị thương ít nhất 4 người khác

VNTB - Trung Quốc truy bắt hàng trăm luật sư hoạt động nhân quyền

Việt Nam Thời Báo (IJAVN) tại Việt Nam Thời Báo - The Vietnam Times - Hội nhà báo độc lập Việt Nam - 1 giờ trước
*Lê Thanh Thảo (VNTB) Hàng chục luật sư Trung Quốc, trong đó bao gồm những luật sư hoạt động nhân quyền của nước này đã bị bắt giam hoặc bị truy vấn trong một chiến dịch truy quét của chính quyền Trung Quốc, FT cho hay.* Việc gia tăng bắt bớ các luật sư diễn ra sau khi luật an ninh quốc gia mới của Trung Quốc được thông qua, các nhà phê bình cho rằng, luật mới này là nhằm củng cố quyền lực của bộ máy an ninh quốc gia. Các nhân vật và tổ chức truyền thông xã hội nổi tiếng, các tổ chức NGO đang phải gánh một áp lực, khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tìm cách củng cố quyền lực của m... thêm »

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

VNTB - Cán người khiếu kiện đất đai ở Hải Dương: "Hiện, chị đang cấp cứu nhưng chắc không qua khỏi đâu."

Việt Nam Thời Báo (IJAVN) tại Việt Nam Thời Báo - The Vietnam Times - Hội nhà báo độc lập Việt Nam - 42 phút trước
*Khúc Thừa Sơn (VNTB) *Như thông tin đã đưa trước đó trên Việt Nam Thời Báo (VNTB) về việc đơn vị thi công sử dụng xe xúc đất cán người dân khiếu kiện tại Cẩm Giàng (Hải Dương). Tiếp tục tìm hiểu vụ việc này thì được biết, vì quyết tâm giữ đất ruộng chưa được các bên liên quan đền bù thoả đáng nên một người phụ nữ tên Lê Thị Châm (54 tuổi) ở xã Cẩm Điền - huyện Cẩm Giàng - tỉnh Hải Dương bị một chiếc xe xúc của đơn vị thi công cán ngang lên người gây căm phẫn dư luận, hiện tại, tình trạng bà Châm khá bi quan. Bà Lê Thị Châm bị xe xúc đất cán ngang người khi phản đối việc đền bù giá ... thêm » 
------------------------
 

VNTB - Dân ta chưa bao giờ được sống trong bầu "không khí dân chủ như hiện nay"

Việt Nam Thời Báo (IJAVN) tại Việt Nam Thời Báo - The Vietnam Times - Hội nhà báo độc lập Việt Nam - 1 giờ trước
VNTB xin đăng lại loạt bài phóng sự của hai phóng viên, nhà báo Hoàng Anh - Thiên Nhân (báo Nông nghiệp Việt Nam) được đăng tải từ ngày 6/7/2015. Nội dung phản ánh về việc lạm thu phí của chính quyền cơ sở ở Can Lộc (Hà Tĩnh), khiến người dân buộc phải viết đăng trả ruộng vì... kiệt quệ khả năng sản xuất. Nơi mà người dân buộc phải đóng "Phần thu của xóm hết 558 nghìn đồng, phần thu của xã hết 928 nghìn đồng.". Trong một sự kiện có liên quan, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lần đứng tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tại Washington DC ngày 8/7 đã trả lời học ... thêm » 
--------------------------------------- 

Chứng khoán Trung Quốc tăng giá nhưng vẫn còn quan ngại

VietnameseWeb@voanews.com (William Gallo) tại VOA - 2 giờ trước
Thị trường chứng khoán TQ tăng mạnh sang ngày thứ nhì liên tiếp, nhưng vẫn còn quan ngại rằng sự bất ổn của thị trường chỉ mới bắt đầu gây tác hại tới nền kinh tế nước này
--------------------------------------------
 

Việt Nam truy tìm hung thủ trong vụ thảm sát một gia đình

VOA - 3 giờ trước
Cơ quan điều tra bước đầu đã xác định hung thủ là một nhóm khoảng 3 – 4 người đã đột nhập vào ngôi nhà và sử dụng dao làm hung khí gây án.

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

Phó TT Hoa Kỳ Biden phát biểu tại buổi tiếp đãi TBT Nguyễn Phú Trọng

 

Từ Mỹ, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ ‘lấy lại uy tín’?

 
 Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Phó tổng thống Joe Biden trưa nay (giờ Washington) sẽ tiếp đón Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu dục.
Theo các nhà phân tích, việc Tổng thống Mỹ gặp người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam là điều chưa có tiền lệ, vì trên danh nghĩa, tổng bí thư không phải là nguyên thủ quốc gia, nhưng trong thể chế độc đảng của Việt Nam hiện nay, trên thực tế, ông Trọng là người có quyền hạn lớn nhất.
Tiến sỹ Jonathan London, một chuyên gia về quan hệ Việt – Mỹ từ Hong Kong, nhận định với VOA Việt Ngữ về chuyến thăm mang tính biểu tượng này:
“Chuyến đi này mang một tầm quan trọng thực tiễn. Đó là một dịp, một cơ hội để cho hai lãnh đạo hai nhà nước và tất nhiên là Tổng bí thư của Việt Nam, hiểu lẫn nhau nhiều hơn, sâu hơn. Trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là động thái của Trung Quốc ở biển Đông là một và thứ hai là quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ, thì quyền lợi giữa hai nước Việt Nam và Mỹ đang dần dần gần nhau hơn bao giờ hết. Và vì thế, dù có những trở ngại nhất định, trong đó có nhân quyền, nhưng chúng ta đang chứng kiến hai nước Mỹ và Việt Nam đã cùng nhau đến một nơi có quyền lợi của cả hai bên. Với sự có mặt của ông Bill Clinton vừa rồi ở Việt Nam, và việc ông Nguyễn Phú Trọng gặp tổng thống và phó tổng thống Mỹ sẽ là một cơ hội rất tốt và thực sự có ý nghĩa cho đất nước Việt Nam, đặc biệt là việc giao thương giữa Việt Nam với Mỹ.
 
"Trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là động thái của Trung Quốc ở biển Đông là một và thứ hai là quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ, thì quyền lợi giữa hai nước Việt Nam và Mỹ đang dần dần gần nhau hơn bao giờ hết. Và vì thế, dù có những trở ngại nhất định, trong đó có nhân quyền, nhưng chúng ta đang chứng kiến hai nước Mỹ và Việt Nam đã cùng nhau đến một nơi có quyền lợi của cả hai bên"

Tin cho hay, Tổng thống Obama sẽ thảo luận với người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam cách thức củng cố thêm nữa mối quan hệ đối tác toàn diện Việt – Mỹ, với nền tảng là những thành quả đã đạt được kể từ khi hai nước cựu thù bình thường hóa quan hệ song phương 20 năm trước.
Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo dự kiến sẽ thảo luận một số các vấn đề khác như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhân quyền và hợp tác quốc phòng.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam, từ Australia cho rằng ông Trọng có thể yêu cầu Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam.
Ông nói: “Đó vẫn từng là một lời kêu gọi chính trị ngay từ ban đầu. Việt Nam cảm thấy mình bị phân biệt đối xử. Nhưng trong tuyên bố tầm nhìn chung mà Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter ký với đối tác Việt Nam, chỉ có một ý mới là gia tăng việc mua bán thiết bị quân sự, nhưng vẫn có các giới hạn”.
Dù biển Đông không được đề cập tới trong thông cáo chính thức về chuyến công du của ông Trọng tới Mỹ, các nhà quan sát cho rằng vấn đề hiện gây căng thẳng trong khu vực này không thể không nằm trong nghị trình thảo luận.
Nhiều nhà quan sát trong và ngoài nước cho rằng chuyến thăm mang tính lịch sử tới Mỹ sẽ giúp ông Trọng “lấy lại uy tín đã đánh mất trong lòng dân chúng” vì mối quan hệ với Trung Quốc.
Giáo sư Tương Lai, cựu thành viên nhóm tư vấn của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, nhận định với VOA Việt Ngữ:
“Mỹ bất chấp các nghi lễ ngoại giao và Tổng thống Obama sẵn sàng tiếp ông Nguyễn Phú Trọng. Đó là một cử chỉ hết sức là thiện chí để thúc đẩy Việt Nam nhanh chóng nắm lấy cơ hội này nhằm thoát khỏi vòng kìm tỏa của Trung Quốc, đáp ứng nguyện vọng sâu xa và mãnh liệt của cả dân tộc. Nếu ông Nguyễn Phú Trọng làm được điều đó, thì chính ông ta sẽ phần nào lấy lại được những uy tín mà ông đã bị đánh mất do thái độ nhu nhược và hèn nhát trước Trung Quốc từ xưa tới nay”.

Giáo sư Tương Lai nói thêm rằng nếu ông Trọng “bắt tay với những ai giúp Việt Nam chống lại áp lực của Trung Quốc thì sẽ được nhân dân ủng hộ, và sẽ trở thành một nhân vật thúc đẩy lịch sử”.
“Còn nếu làm ngược lại, cố tình làm chậm quá trình vào TPP, cố tình hòa hoãn, đu dây để mà ‘móc’ vào những cam kết nào đó có thể có với Trung Quốc trong những chuyến đi vừa qua, thì kẻ đó sẽ trở thành tội đồ của lịch sử”, ông Tương Lai nói thêm
 
"Tổng thống Obama sẵn sàng tiếp ông Nguyễn Phú Trọng. Đó là một cử chỉ hết sức thiện chí để thúc đẩy Việt Nam nhanh chóng nắm lấy cơ hội này nhằm thoát khỏi vòng kìm tỏa của Trung Quốc, đáp ứng nguyện vọng sâu xa và mãnh liệt của cả dân tộc. Nếu ông Nguyễn Phú Trọng làm được điều đó, thì chính ông ta sẽ phần nào lấy lại được những uy tín mà ông đã bị đánh mất do thái độ nhu nhược và hèn nhát trước Trung Quốc từ xưa tới nay”.
Giáo sư Tương Lai, cựu thành viên nhóm tư vấn của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt nhận định
 
Trước khi đi Mỹ, hồi tháng Tư vừa qua, nhà lãnh đạo đảng 71 tuổi của Việt Nam đã sang Trung Quốc, và đã nhấn mạnh tới “chính sách nhất quán của Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hợp tác, hữu nghị với Trung Quốc”.
Các nhà quan sát nhận định với VOA Việt Ngữ rằng việc Trung Quốc năm ngoái đưa giàn khoan dầu vào vùng biển mà Việt Nam nói là thềm lục địa của mình, cộng với các hoạt động lấp đất, lấn biển và xây đảo rầm rộ đã khiến giới lãnh đạo Việt Nam chịu nhiều áp lực phải ngả về Mỹ để làm đối trọng trong mối quan hệ với Bắc Kinh.
Blogger Lê Anh Hùng, người từng nhiều lần xuống đường phản đối Trung Quốc thời gian qua, bày tỏ kỳ vọng rằng chuyến thăm Mỹ của ông Trọng sẽ giúp Hà Nội dần thoát khỏi cái bóng của nước láng giềng phương Bắc.
Anh Hùng nói: “Trong bối cảnh khu vực và quốc tế hiện nay, Trung Quốc không thèm che giấu tham vọng của họ ở trên biển Đông, và Việt Nam không có đồng minh nào khả dĩ để có thể dựa vào để đối đầu với những tham vọng và những cuồng vọng của Trung Quốc thì không chỉ tôi mà rất nhiều người Việt Nam đặt rất nhiều kỳ vọng vào chuyến thăm này, đem lại hy vọng cho người Việt Nam là có thể thoát khỏi ảnh hưởng về chính trị, mà còn thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc về mặt kinh tế. Đây là một bước đột phá mang tính chất biểu tượng và chúng ta có quyền kỳ vọng nhiều vào quan hệ Việt – Mỹ nhân chuyến thăm lần này của ông Nguyễn Phú Trọng”.

Trong một bài bình luận đăng trên tờ The Diplomat, nhà phân tích Vũ Hồng Lâm từ Trung Tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á - Thái Bình Dương ở Hawaii, Mỹ, viết rằng chuyến thăm của ông Trọng sẽ làm “tăng tính chính danh của chính quyền cộng sản”, và sẽ “gây nên chia rẽ về chính trị và chiến lược”.

Nhà nghiên cứu này cho rằng cán cân quyền lực sẽ “nghiêng về phe cải cách” và “phe bảo thủ đang bị lấn át”.
"Không chỉ tôi mà rất nhiều người Việt Nam đặt rất nhiều kỳ vọng vào chuyến thăm này, đem lại hy vọng cho người Việt Nam là có thể thoát khỏi ảnh hưởng về chính trị, mà còn thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc về mặt kinh tế" Blogger Lê Anh Hùng nói
 
Hai nhà nghiên cứu Ernest Bower và Phương Nguyễn từ Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế cũng có cùng quan điểm với ông Lâm.
Viết trên trang web của viện nghiên cứu có uy tín ở thủ đô Washington DC, hai nhà phân tích này cho rằng “một chuyến công du tốt đẹp tới Washington sẽ củng cố lập trường của giới đảng viên có tư tưởng thực tiễn muốn tăng cường an ninh quốc gia cho Việt Nam”.
Trong khi đó, khác với nhiều người, anh Lã Việt Dũng, một nhà hoạt động xã hội ở Việt Nam, cho biết anh không kỳ vọng nhiều vào chuyến đi của ông Trọng.
Anh nói: “Ông Nguyễn Phú Trọng là người rất là bảo thủ ở Việt Nam. Ông ấy cũng ở cuối nhiệm kỳ của đảng rồi nên tôi nghĩ ông ấy không tạo được quá nhiều sự thay đổi. Chuyến đi Mỹ của ông ấy thì đánh bóng, tạo ra tính chính danh của Đảng Cộng sản nhiều hơn, ở chỗ có vẻ như nước Mỹ sẽ chấp nhận chế độ Cộng sản ở Việt Nam. Thú thật là tôi không kỳ vọng gì ở chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ cả. Nhiều người nói rằng là sẽ có hy vọng về TPP hay là có hợp tác chiến lược lâu dài giữa Việt Nam và Mỹ được trao đổi trong chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng, nhưng tôi nghĩ rằng chuyến đi này mang tính hình thức nhiều hơn, chứ không mang tính thực tế”.
Trả lời các phóng viên nước ngoài trước khi sang Mỹ, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rằng cuộc gặp giữa ông và Tổng thống Obama sẽ là “cơ hội để cho hai bên có một cuộc đối thoại cởi mở và chân thành về những điểm khác biệt”.
Một ngày trước cuộc gặp, hôm 6/7, 9 dân biểu Hoa Kỳ đã gửi thư tới ông Obama trong đó, đề nghị ông đề cập tới vấn đề nhân quyền trong cuộc gặp với ông Trọng cũng như yêu Hà Nội trả tự do cho 10 tù nhân lương tâm.
Chưa rõ là ông Obama sẽ thảo luận ra sao về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, nhưng bấy lâu nay, các quan chức Mỹ đều nhấn mạnh rằng đây là vấn đề còn gây trở ngại cho mối quan hệ giữa hai nước.
Ông Trọng sẽ kết thúc chuyến công du lịch sử tới Mỹ vào ngày 10/7, sau khi có các cuộc gặp với quan chức nước chủ nhà cũng như trao đổi với giới doanh nhân nước này.

 http://www.voatiengviet.com/content/tu-my-ong-trong-se-lay-lai-uy-tin/2851818.html

-----------------------------------------000--------------------------------------

Xin Tổng Thống Obama yêu cầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thả tất cả các tù nhân lương tâm ngay lập tức, nhất là Tạ Phong Tần và Võ Minh Trí

bauxitevn tại Bauxite Việt Nam - 16 giờ trước
*Nguyễn Thị Ngọc Giao*, Chủ tịch Voice of Vietnamese Americans Ngày Hoa Kỳ ăn mừng Lễ Độc Lập năm thứ 239, người Mỹ gốc Việt chúng tôi rất hãnh diện đọc lại Tuyên Ngôn Độc Lập: “Chúng tôi tin rằng sự thật hiển nhiên là tất cả mọi con người sinh ra đều bình đẳng, được tạo hoá ban cho những quyền bất khả xâm phạm, trong đó có quyền được sống, được tự do, và được mưu cầu hạnh phúc “. Khi tiếp ông Nguyễn Phú Trọng tại Toà Bạch Ốc ngày 7 tháng 7, xin Tổng thống Obama vui lòng nhắc lại với ông ta một điều vô cùng quan trọng: Ngày 2 tháng 9, 1945, toàn dân Việt đã được nghe chính Hồ Chí Min... thêm »

Mục đích và hệ quả chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng là gì?

bauxitevn tại Bauxite Việt Nam - 16 giờ trước
Thiện Ý Sau nhiều lần đình hoãn, chuyến đi Mỹ của Tổng Bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng được thực hiện trong tuần lễ tiếp ngay sau ngày Quốc khánh Hoa Kỳ 4 Tháng 7. Câu hỏi được nhiều người quan tâm đặt ra là: Mục đích và hệ quả của chuyến đi này là gì? Câu trả lời chính xác chỉ có thể là những người trong cuộc. Là người ngoại cuộc, chúng tôi cũng thử đưa ra một số nhận định về mục đích và hệ quả của chuyến đi này. *I/- Mục đích chuyến đi Mỹ* Theo chúng tôi, chuyến đi Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có mục đích chủ yếu là đưa mối quan hệ Việt-Mỹ đi vào thực chất... thêm »

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

Một chuyến viếng thăm quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam tới Washington

bauxitevn tại Bauxite Việt Nam - 1 giờ trước
Hoàng Bình Quân *The Washington Post* ngày 3 tháng 7 năm 2015 *Anh Hoàng* dịch Nông dân đợi bán quả vải cho thương lái tháng trước ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, miền Bắc Việt Nam (Hoang Dinh Nam/Agence France-Presse via Getty Images) *Hoàng Bình Quân là ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và là Trưởng ban Đối ngoại Trung ương.* Rất ít quốc gia thay đổi đường lối quan hệ của họ một cách sâu sắc trong thời gian ngắn như là Việt Nam và Hoa Kỳ. Tuần này, các chuyến thăm chính thức của tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ, sẽ đánh dấu thêm một mốc quan trọ... thêm » 
--------------------00----------------- 

GS Ngô Vĩnh Long: TPP còn là một bảo đảm an ninh cho Việt Nam

bauxitevn tại Bauxite Việt Nam - 1 giờ trước
Trọng Nghĩa Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton trước khi lên đường công du Hoa Kỳ. Ngày 03/07/2015.REUTERS/Tri Dung/VNA ATTENTION EDITORS Giáo sư Ngô Vĩnh Long, Đại học Maine, Hoa Kỳ: 05/07/2015 *Nghe* Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ bắt đầu từ ngày mai 06/07/2015 của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Hiệp định tự do thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương đang trong tiến trình đúc kết là một chủ đề thảo luận quan trọng. Chính ông Nguyễn Phú Trọng đã xác nhận với giới báo chí rằng hiệp định gọi tắt là TPP này là một trong những điể... thêm » 
-------------------0000000000000------------------- 

Hàn Quốc giàu có và văn minh hơn VN do đâu và vì đâu?

Đoàn Hữu Long tại Đoàn Hữu Long - 1 giờ trước
Dưới đây là một bài viết ngắn gọn, mạch lạc và thú vị về kinh tế Hàn Quốc. Cá nhân tôi không thích Hàn Quốc và thứ văn hóa Khổng Giáo hủ lậu độc hại của họ. Tuy nhiên bài viết này cũng sẽ là một tham khảo cần thiết cho phát triển kinh tế VN sau khi đất nước có dân chủ đa nguyên. ============================== Năm 1963, 10 năm sau chiến tranh liên Triều (1950~1953), Hàn Quốc vẫn nằm trong danh sách những nước nghèo nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người là 100 USD (Album ảnh Thủ đô Seoul những năm 1960: https://www.facebook.com/media/set/…). Đọc thêm »
-------------------00000000000----------------

"Việt Nam đang cố gắng tái cân bằng chiến lược"

Trang chủ - 1 giờ trước
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bắt đầu chuyến thăm chính thức tới nước Mỹ từ ngày 6-10/7. Chuyến thăm đầu tiên của một Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tới nước Mỹ được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh Rian. Trong khuôn khổ chuyến thăm lịch sử tới nước Mỹ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ có cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama. Kênh truyền hình nhà nước Thái Lan Thaitv3 ngày 6/7 nhận định, Việt Nam và Mỹ gần đây đã tăng cường quan hệ nhằm đối phó với các đối đe dọa chung mạnh mẽ nh... thêm »

Campuchia đề nghị Liên Hợp Quốc cho trích lục bản đồ biên giới với Việt Nam

Trang chủ - 1 giờ trước
Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong lễ cắt băng khánh thành mốc biên giới số 314. Ảnh: KI Media. The Phnom Penh Post ngày 6/7 đưa tin, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã gửi công hàm cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đề nghị cho phép truy cập bản gốc bản đồ Hiến pháp Campuchia thể hiện đường biên giới giữa nước này với Việt Nam. Chính phủ Campuchia muốn mượn lại bản gốc bản đồ Bonne tỉ lệ 1/100.000 do chính quyền Pháp phát hành từ năm 1933 đến 1955 được ông Norodom Sihanouk trình lên Liên Hợp Quốc năm 1964. Ông Hun Sen nói với Tổng thư ký Ban Ki-... thêm »

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015


Ông Trọng sẽ thảo luận gì với ông Obama?


Tòa Bạch Ốc hôm 3/7 vừa ra thông cáo cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tiếp Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng tại Phủ Tổng thống vào ngày 7/7 sắp tới.
Đây sẽ là một cuộc gặp lịch sử, sau 20 năm ngày hai quốc gia cựu thù bình thường hóa bang giao, sau 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam, và là lần đầu tiên một Tổng bí thư ĐCSVN đến Hoa Kỳ.
Thông cáo trên cho biết Tổng thống Obama trông đợi thảo luận với nhà lãnh đạo ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng về các phương cách củng cố thêm Quan hệ Đối tác Toàn diện Mỹ-Việt cùng các vấn đề khác như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP),
hợp tác quốc phòng song phương, và nhân quyền Việt Nam.
Trong khi đó truyền thông quốc tế tại Hà Nội cũng cho biết ông Trọng mong muốn trong chuyến công du này sẽ có “thảo luận cởi mở và thẳng thắn với phía Hoa Kỳ để giúp hiểu biết lẫn nhau, xây dựng sự tin cậy giữa hai nước, cũng như để thảo luận về những phương cách thắt chặt quan hệ song phương”.
Đã 20 năm có quan hệ song phương ở cấp Đại sứ, với biết bao nhiêu cuộc thăm viếng của bao thế hệ lãnh đạo các cấp của hai chính quyền mà vẫn chưa hiểu biết lẫn nhau, chưa thu hẹp được khoảng cách khác biệt, chưa xây dựng được niềm tin giữa hai quốc gia, đó chẳng phải là một thất bại sao? Chẳng nhẽ từ trước giờ hai bên chưa bao giờ nói chuyện “thẳng thắn” với nhau sao?
Điều gì đã cản trở quan hệ Việt-Mỹ? Hoa Kỳ thực sự muốn gì ở Việt Nam? Và, Việt Nam cần gì ở Hoa Kỳ? Đâu là những vấn đề song phương còn tồn đọng chưa giải quyết được?

Nhân quyền, cái gai trong quan hệ Mỹ – Việt

Đương kim Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius từng khẳng định rằng, “Mục tiêu của Hoa Kỳ rất rõ ràng: Chúng tôi muốn Việt Nam trở thành một quốc gia vững mạnh, thịnh vượng, độc lập, tôn trọng pháp luật và nhân quyền”.
Ông cũng chia sẻ rằng “Hoa Kỳ sẵn sàng chấp cánh cho Việt Nam bay cao và xa” hơn nữa nhưng bay cao và xa tới đâu thì tùy thuộc vào Việt Nam và theo ông nhận định thì nhân quyền là chủ
đề mà ông gọi là “hóc búa nhất”, là rào cản trở chính trong quan hệ Mỹ-Việt hiện nay.
Nhân dân Việt Nam hơn bất cứ người dân nào khác trong khu vực hiểu rõ sự hưng vong của Việt Nam cũng như hòa bình, an ninh, thịnh vượng của khu vực Á Châu - Thái Bình Dương sẽ tùy thuộc rất nhiều vào sự ổn định, hòa bình và thịnh vượng chung của toàn khu vực, trong đó vai trò đặc biệt của Hoa Kỳ như là một tác nhân chính sẽ là một trong các yếu tố quyết định.
Với bề dày quan hệ với một nước láng giềng như Trung Quốc, người dân Việt Nam chắc chắn sẽ hoan nghênh sự hiện diện tích cực của Hoa Kỳ trong khu vực như một đối tác quan trọng có trách nhiệm.

Họ thừa biết rằng liên minh với Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời giúp phát triển kinh tế Việt Nam thịnh vượng, kiến tạo đời sống sung túc, ấm no, hạnh phúc cho người dân Việt Nam.
Nhưng vấn đề ở đây không phải là người dân Việt Nam mà là lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam. Chính họ đang là rào cản cho tiến trình “liên minh” đó. Họ thà chấp nhận mất nước hơn là mất Đảng chỉ vì họ sợ rằng một liên minh với Hoa Kỳ tự do, dân chủ, tôn trọng nhân quyền sẽ khai tử chế độ cộng sản của họ.
Đó cũng chính là lý do mà Tổng thống Obama quyết định lịch sử mời ông Trọng đến Tòa Bạch Ốc để cam kết rằng “một Việt Nam tôn trọng nhân quyền” sẽ là một quốc gia độc lập, tự do, dân chủ, vững mạnh và thịnh vượng; sẽ là một đồng minh đáng tin cậy của
Hoa Kỳ, một đối tác khả tín của cộng đồng quốc tế và khu vực.

Hợp tác kinh tế, an ninh và quốc phòng

Như thông cáo của Tòa Bạch Ốc có đề cập, trọng tâm thảo luận giữa ông Obama và ông Trọng ngày 7/7 sắp tới sẽ là: (1) Tăng cường hợp tác kinh tế sâu rộng, đặc biệt với việc sớm kết thúc đàm phán TPP; (2) mở rộng khuôn khổ sự tiếp cận cảng Cam Ranh của Hải quân Mỹ; và (3) năng cấp hợp tác quốc phòng thông qua việc tiến tới hủy bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam.
Cả ba chủ đề trên, ông Trọng chắc chắn sẽ có cơ hội “thảo luận cởi mở và thẳng thắn” với ông chủ Tòa Bạch Ốc nhưng ông Trọng cũng cần hiểu rằng người Mỹ rất quý trọng thời gian và họ sẽ không đủ kiên nhẫn để chỉ nói mà không có hành động thực tiễn đi kèm mặc dù họ sẵn sàng chấp nhận cho Việt Nam hưởng một số quy chế đặc biệt để có thể theo kịp 11 quốc gia còn lại
trong khối TPP.
Với đạo luật “Quyền đàm phán nhanh” (TPA), Tổng thống Obama sẽ cam kết để Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhưng ông Trọng cũng cần phải cam kết tuân thủ triệt để các điều khoản của TPP, đặc biệt về sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân cũng như các điều khoản về quyền lập hội, tự do tổ chức nghiệp đoàn độc lập, quyền đàm phán chung của người lao động, những quy định như cấm sử dụng mọi hình thức lao động cưỡng bức, cấm khai thác lao động trẻ em, cấm không phân biệt đối xử trong lực lượng lao động.

Tham gia TPP, Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều kinh tế nhưng Việt Nam phải chấp nhận hy sinh «đổi mới chính trị».
Về vấn đề quân cảng Cam Ranh, phía Mỹ từng khẳng định rằng họ không có nhu cầu xây dựng căn cứ quân sự ở đây. Cái mà Hoa Kỳ mong muốn hợp tác với Việt Nam là quyền tiếp cận bến cảng này.
Việt Nam có quyền tự do giao lưu với tất cả các nước và cho phép các quốc gia có nhu cầu sử dụng quân cảng Cam Ranh được quyền tiếp cận. Tuy nhiên, điều Hoa Kỳ quan ngại là sự tiếp cận của bên thứ ba có thể làm tổn hại đến quyền lợi của Hoa Kỳ, thí dụ như trường hợp gần đây, Hoa Kỳ đã chính thức gửi công điện tới chính phủ Việt Nam phản đối việc Nga đã dùng quyền tiếp cận căn cứ Cam Ranh để thực hiện các hoạt động quân sự có thể làm tăng căng thẳng trong khu vực.
Chắc chắn, Tổng thống Obama sẽ nhân cơ hội này làm ông Trọng hiểu rõ rằng «Việt Nam không thể kết bạn với những kẻ thù của Hoa Kỳ».
Về vấn đề hiện đại hóa quốc phòng Việt Nam, Hoa Kỳ sẽ tái cam kết sớm xem xét việc bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Tuy nhiên, Hoa Kỳ lưu ý Việt Nam cần nghiêm túc hơn nữa về tình trạng nhân quyền. Mọi tiến bộ về nhân quyền sẽ là tiến bộ tỷ lệ thuận với việc hủy bỏ lệnh cấm vận này. Đó là điều mà ông Obama sẽ không ngần ngại tái khẳng định với ông Trọng.

Tự do hàng hải, hàng không và an ninh Biển Đông

Một vấn đề khác quan trọng cũng nằm trong chương trình nghị sự của hai ông Obama và Nguyễn Phú Trọng hôm 7/7 là Biển Đông.
Bảo vệ tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông không chỉ có tầm quan trọng đối với hòa bình, an ninh và thịnh vượng trong khu vực mà còn vì lợi ích của toàn thế giới, nơi mà hàng năm có trên 40% tổng lưu lượng hàng hóa trên thế giới được di chuyển qua khu vực này. Đây cũng là nơi điểm xuất phát của hai nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba trên thế giới (Trung Quốc và Nhật Bản).
Hoa Kỳ luôn khẳng định có quyền lợi quốc gia trong việc bảo vệ an ninh, hoà bình và sự tự do hàng hải và hàng không trong khu vực Biển Đông.
Tuy không đứng về phía nào trong các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nhưng vì quyền lợi quốc gia, Hoa Kỳ sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam tìm kiếm giải pháp hòa bình, thông qua đàm phán ngoại giao, phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực luật pháp quốc tế.
Tổng thống Barack Obama hồi đầu tháng 6 vừa qua cũng đã lên tiếng kêu gọi các bên trong khu vực tôn trọng luật pháp và ngừng những hành động gây hấn như cải tạo đất trên Biển Đông, đồng thời tuyên bố sẽ tiếp tục điều máy bay và tàu quân sự đến khu vực căng thẳng để bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không.
Chắc hẳn chúng ta sẽ không lấy làm ngạc nhiên khi đọc một đoạn văn tương tự như trên trong Tuyên bố chung Mỹ – Việt sau buổi hội đàm Obama – Nguyễn Phú Trọng (nếu có).

Tương lai Việt Nam

Ở một chừng mực nào đó, cuộc viếng thăm Tòa Bạch Ốc của TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ được ghi nhận như một sự kiện lịch sử vì đây là lần đầu tiên một lãnh đạo CSVN, một thể chế thù nghịch với Mỹ bước vào Tòa Bạch Ốc, cơ quan quyền lực bậc nhất của Hoa Kỳ và thế giới.
Tuy nhiên, nếu dừng tại đây thì nó chỉ có giá trị mang tính biểu tượng và sẽ chóng bị lãng quên. Nhưng nó sẽ có giá trị nhiều hơn nếu như chuyến công du này thực sự mang lại một luồng sinh khí mới cho Việt Nam thông qua những cam kết cụ thể của hai nhà lãnh đạo của hai quốc gia.
Hoa Kỳ với cam kết giúp đỡ “Việt Nam trở thành một quốc gia vững mạnh, thịnh vượng, độc lập, tôn trọng pháp luật và nhân quyền”. Và TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ nhân danh ĐCSVN cam kết “đổi mới chính trị, tôn trọng nhân quyền” để có thể sát cánh cùng Hoa Kỳ trong công cuộc kiến tạo hòa bình, an ninh và thịnh vượng cho khu vực Á Châu – Thái Bình Dương.Từ khi Thủ tướng Phan Văn Khải lần đầu tiên bước vào Tòa Bạch Ốc năm 2005 cho đến nay, hễ mỗi lần có một lãnh đạo cấp cao CSVN đến thăm nơi này thì truyền thông độc quyền nhà nước Việt Nam thường có những bài viết hoài niệm về một nỗi niềm nuối tiếc nào đó cho những cơ hội vàng đã bỏ lỡ trong quan hệ của hai nước kể từ năm 1945.
ĐCSVN có thể quy đổ trách nhiệm đó cho người Mỹ và cho rằng Hoa Kỳ không hiểu người CSVN nhưng lần này thì người CSVN không thể trách là người Mỹ không hiểu họ.

Với tất cả những gì người Mỹ đã làm từ 20 năm qua và đặc biệt trong chuyến bay đưa ông Trọng từ Hà Nội đến Washington để vào Tòa Bạch Ốc, có một cựu Tổng thống Mỹ, Bill Clinton, người của 20 năm trước đã can đảm mở đường bang giao với Hà Nội giữa muôn vàn khó khăn, đi tháp tùng. Đó không thể là một thông điệp không rõ ràng hơn được về sự quan tâm trân trọng của chính phủ Hoa Kỳ đối với Việt Nam.
Liệu ông Trọng sẽ mang thông điệp gì đến Washington và quan trọng nhất vẫn là sau khi rời Tòa Bạch Ốc, ông Trọng và những người đồng chí của ông sẽ làm gì để “Việt Nam trở thành một quốc gia vững mạnh, thịnh vượng, độc lập, tôn trọng pháp luật và nhân quyền”?
...
 http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2015/07/150705_nguyenphutrong_obama

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015

  Ngay trước chuyến đi Mỹ của ông Trọng,

Nga giúp Việt Nam mở rộng cảng Cam Ranh


Việt Nam còn ký kết một hợp đồng phụ trong đó có việc xây dựng cơ sở hạt tầng có trị giá gấp đôi, tới 4 tỷ USD ở Cam Ranh.
Việt Nam còn ký kết một hợp đồng phụ trong đó có việc xây dựng cơ sở hạt tầng có trị giá gấp đôi, tới 4 tỷ USD ở Cam Ranh.
Chính quyền Nga đã giúp hiện đại hóa và mở rộng quân cảng Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa của Việt Nam, tin từ Moscow cho hay.
 
Chính quyền Nga đã giúp hiện đại hóa và mở rộng quân cảng Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa của Việt Nam, tin từ Moscow cho hay.
Theo phó tổng giám đốc của một tập đoàn xuất khẩu vũ khí lớn của Nga, hoạt động này nằm trong thỏa thuận mua bán 6 tàu ngầm giữa hai nước.
Tin cho hay, ngoài hợp đồng trị giá 2 tỷ USD mua 6 tàu ngầm Kilo từ Nga, Việt Nam còn ký kết một hợp đồng phụ trong đó có việc xây dựng cơ sở hạt tầng có trị giá gấp đôi, tới 4 tỷ USD ở Cam Ranh.
Theo đó, Nga sẽ huấn luyện thủy thủ tàu ngầm, cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng và cung cấp các thiết bị cần thiết cho Việt Nam. Moscow dự kiến sẽ chuyển giao tất cả 6 tàu cho Việt Nam trước năm 2016.
Mới đây, hôm 30/6, một tàu ngầm thứ tư mà Nga đóng cho Việt Nam đã được tàu chuyên dụng Rolldock của Hà Lan đưa về neo đậu tại vịnh Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa, sau hơn một tháng lênh đênh trên biển.
Chiếc tàu ngầm được đặt tên là Đà Nẵng có chiều dài hơn 70 mét và rộng gần 10 mét. Tàu này có thể hoạt động độc lập 45 ngày đêm và lặn sâu 300 mét với hơn 50 thủy thủ trên khoang.
Trước đó trong năm 2013 và 2014, ba chiếc tàu ngầm Kilo 182 Hà Nội, 183 TP Hồ Chí Minh, 184 Hải Phòng lần lượt được đưa về Việt Nam và đã tham gia huấn luyện ở Quân cảng Cam Ranh.
Tất cả 6 tàu ngầm do Nga chế tạo đã được đặt mua qua một hợp đồng trị giá 2 tỉ đôla mà Việt Nam đã ký trong chuyến đi của Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tới thăm Moscow năm 2009.
Mới đây, một trang mạng chuyên về chiến lược quốc phòng có trụ sở ở Mỹ đăng một bài nói rằng Trung Quốc đã chính thức khiếu nại với Nga, Việt Nam và Hoa Kỳ, sau khi Moscow đồng ý bán 50 tên lửa Klub trang bị trên tàu ngầm cho Hà Nội.

Còn Hoa Kỳ từng cũng từng yêu cầu Việt Nam ngừng cho phép Nga sử dụng căn cứ trước đây của Mỹ ở Vịnh Cam Ranh để tiếp nhiên liệu cho máy bay có khả năng ném bom hạt nhân của Nga đang phô trương sức mạnh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Chưa rõ là phía Việt Nam đã giải quyết như thế nào về các yêu cầu trên.
 
Theo Interfax, VOA
-----------------------
* Tựa đề do VNTB đặt
 http://www.ijavn.org/2015/07/ngay-truoc-chuyen-i-my-cua-ong-trong.html

 

Chiến lược quân sự mới của Trung Quốc dễ dẫn tới sử dụng vũ lực

Trang chủ - 3 giờ trước
Biên đội tàu chiến Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 3 tháng 7 dẫn trang mạng nguyệt san "Lợi ích quốc gia" Mỹ ngày 28 tháng 5 đăng bài viết "Vài nội dung chính liên quan đến chiến lược quân sự mới của Trung Quốc mà Mỹ cần biết". Theo bài viết, Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 26 tháng 5 đã công bố văn kiện mang tính chính sách đầu tiên trong 2 năm qua, một bản sách trắng có tên là "Chiến lược quân sự của Trung Quốc". Thời cơ công bố văn kiện này đúng vào lúc Trung Quốc đang tiến hành hoạt động lấn biển (bất hợp pháp) và tiến ... thêm »

 ..........................................

Nhà thầu bị phá đường: Hằn lún là do khâu thi công

Kim Dung/Kỳ Duyên tại Kim Dung/Kỳ Duyên - 12 phút trước
Tác giả: Bảo Hân .KD: Chuyện biết rồi, khổ lắm, nói mãi Vấn đề là chẳng .. kẻ nào chịu nghe. Nên lún vẫn hoàn lún :( Tuy nhiên trong trường hợp này, nghiêm trọng nhất là có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh, chơi “đểu” nhau ————– “Thời tiết chỉ là một nguyên […]
...........................................

5 sự kiện nổi bật tuần qua

Trang chủ - 24 phút trước
*Đại tướng Phùng Quang Thanh sang Pháp trị bệnh* Ngày 1/7, Ban bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trung ương cho biết, Đại tướng Phùng Quang Thanh - Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng đã đi Pháp trị bệnh từ ngày 24/6. Tối 30/6, ông Thanh đã được phẫu thuật thành công và sẽ về nước trong ít ngày tới. GS.TS Phạm Gia Khải – Thành viên Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cho biết: “Trước khi ông Thanh sang Pháp điều trị chúng tôi có hội chuẩn kiểm tra sức khỏe 3-4 lần và phát hiện một vết sẹo trong phổi. Vết sẹo này là do vết thương hồi chiến tranh chống Mỹ, khi đó ông Thanh bị tai nạn ô t... thêm » 
.......................................... 

Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Hoa Kỳ

Trang chủ - 24 phút trước
Chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử, diễn ra vào thời điểm quan trọng đối với quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ. Lần đầu tiên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thăm chính thức Hoa Kỳ, đúng vào dịp kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ và 40 năm chấm dứt chiến tranh, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Tháng Bảy - Đây không chỉ là dịp hơn 320 triệu người dân Hoa Kỳ hướng về kỷ niệm ngày Tuyên ngôn Độc lập (4/7), mà còn ghi nhiều dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ. Ngày 12/7/1995, hai nước bình thường hóa quan hệ, chính thức thiết lập quan hệ n... thêm » 
.......................................................... 

Trung Quốc vận động hành lang, “chạy án” vụ kiện đường lưỡi bò?

Kim Dung/Kỳ Duyên tại Kim Dung/Kỳ Duyên - 30 phút trước
Tác giả: Hồng Thủy.. KD: Cũng hơi buồn. TQ thì ráo riết chạy án vụ kiện đường lưỡi bò. VN thì QH họp kín và chưa cần thiết ra tuyên bố về Biển Đông :( ————— Một số công việc đã được xử lý bởi Đại sứ Trung Quốc tại The Hague, họ thành lập […]
......................................................

Tập Cận Bình : Nhà lãnh đạo chuyên chế

Việt Nam Thời Báo (IJAVN) tại Việt Nam Thời Báo - The Vietnam Times - Hội nhà báo độc lập Việt Nam - 39 phút trước
Minh Anh [image: media]Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình *Cuộc trưng cầu dân ý tại Hy Lạp tiếp tục lấn át các chủ đề khác trên các báo Pháp hôm nay 04/07/2015. Thời sự về Châu Á hầu như vắng bóng trên các nhật báo. Duy chỉ có tuần san Courrier International, trên mục Tiêu điểm, tập hợp luận điểm các nhà phân tích đăng trên các tờ The Wall Street Journal tại New York và Shun Po của Hồng Kông, dưới một tiêu đề nhận định chung là «Tại Trung Quốc, Tập Cận Bình – một nhà lãnh đạo chuyên chế ».* Tờ The Wall Street Journal đăng bài nhận định của nhà Trung Quốc học người Mỹ, David Shambaug... thêm »

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

Cảnh giác với yếu tố Trung Quốc ở biên giới Tây Nam

Trang chủ - 3 phút trước
Ngày 30/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã lên tiếng yêu cầu Campuchia có biện pháp xử lý thỏa đáng vụ việc ngày 28/6 khoảng 250 người Campuchia, trong đó có một số nghị sĩ đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) đối lập tiến sâu vào khu vực cột mốc 203 do Việt Nam quản lý thuộc địa phận tỉnh Long An. Những người này đã tấn công người dân Việt Nam khiến 7 người bị thương. Ông Bình yêu cầu phía Campuchia không để tái diễn những hành động phá hoại hòa bình ổn định ở biên giới như trên để đảm bảo công tác phân giới cắm mốc được triển khai thuận lợi. *Việt Nam có quyền n... thêm »

VNTB - Cảnh sát cơ động không thích chụp ảnh cây đổ

Việt Nam Thời Báo (IJAVN) tại Việt Nam Thời Báo - The Vietnam Times - Hội nhà báo độc lập Việt Nam - 23 phút trước
*M.Trí - N.Thịnh (VNTB) *Ghi nhận của nhóm phóng viên của VNTB, vào chiều tối ngày 1/7/2015, tại khu vực đường Đinh Tiên Hoàng đối diện Đài truyền hình TP.HCM, có một cây xanh lớn đã bật gốc ngã ra phía đường và chiếm hết cả vỉa hè. Hiện trường cây đổ đè ôtô tại Tp. Hồ Chí Minh vào chiều tối 1/07. Ảnh: M.Trí - N.Thịnh Theo lời một vài người chứng kiến ở đây, thì cây ngã khoảng ngoài 18 giờ, may mắn là không có ai bị thương, chỉ có một chiếc xe 16 chỗ bị cây đè, hư hỏng nặng. Các cơ quan chức năng đang làm việc, dọn dẹp cây bị ngã. Cây ngã cũng làm số đông người hiếu kỳ dừng xe lại... thêm »

Biển Đông: Tâm bão chính, chiến trường thế giới (Bài 3)

noreply@blogger.com (Danlambao 2012) tại Dân Làm Báo - 33 phút trước
*David Thiên Ngọc (Danlambao)* *Vị thế địa chính trị lẫn quân sự của Việt Nam ở Biển Đông.* Tôi xin nhắc lại là tháng 1.2014, Moscow thông báo được chính quyền CSVN cho phép và sẽ dùng cảng Cam Ranh để tiếp nhiên liệu cho máy bay chiến lược tầm xa TU 95 có thể mang bom nguyên tử để thuận tiện dọc ngang mà do thám, kiểm soát cả vùng biển Hoa Nam (Biển Đông) và biển Hoa Đông. Ngay sau đó ngày 11.3.2014 Đại tướng tư lệnh quân đội Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương Vincent K. Brooks yêu cầu CSVN chấm dứt sự kiện trên. Đáp trả lại yêu cầu của Hoa Kỳ đối với CSVN, ngày 15.3.2014 Bộ Quốc Phòng Ng... thêm »

Về sức khỏe Tướng Phùng Quang Thanh

Việt Nam Thời Báo (IJAVN) tại Việt Nam Thời Báo - The Vietnam Times - Hội nhà báo độc lập Việt Nam - 53 phút trước
Đại tướng Phùng Quang Thanh tại Đối thoại Shangri-La 2013 *Báo trong nước đưa tin Đại tướng Phùng Quang Thanh vừa được phẫu thuật phổi tại Pháp và 'sức khỏe tiến triển tốt'.* Một thời gian nay các mạng xã hội dồn dập tin đồn về Bộ trưởng Quốc phòng, nhất là khi lần cuối ông Thanh xuất hiện trước công chúng là vào ngày 19/6, khi được Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian tiếp đón tại Paris. Cuối ngày 1/7, báo Tuổi Trẻ dẫn nguồn Ban Bảo vệ và Chăm sóc Sức khỏe Trung ương cho hay Đại tướng Phùng Quang Thanh "đã đi Pháp trị bệnh cách đây một tuần". Nguồn tin này nói tối 30/6, ông... thêm »

Muốn có điện cạnh tranh, phải làm EVN bớt thế “độc quyền”!

Việt Nam Thời Báo (IJAVN) tại Việt Nam Thời Báo - The Vietnam Times - Hội nhà báo độc lập Việt Nam - 1 giờ trước
“Sẽ không có thị trường điện cạnh tranh nếu EVN vẫn độc quyền sản xuất, cung ứng và phân phối bán lẻ điện như hiện nay... TS. Nguyễn Đình Cung TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã nói như vậy tại Hội thảo thị trường năng lượng cạnh tranh ở Việt Nam, ngày 1/7. Theo ông Cung, cản trở lớn nhất để phát triển thị trường điện cạnh tranh hiện nay chính là nút thắt về cơ chế, thể chế và mâu thuẫn lợi ích khó giải quyết. “Ngành điện đang đóng hai vai, nhà sản xuất, kinh doanh và trực tiếp phân phối. Sự độc quyền đã được thuyên giảm do lộ... thêm »

Nguyễn Phú Trọng hỏi: Nếu chúng tôi đánh Trung Quốc, Việt kiều có chịu theo không?

noreply@blogger.com (Danlambao 2012) tại Dân Làm Báo - 1 giờ trước
*Ông Bút (Danlambao)* - Mấy ngày gần đây báo chí CS đưa tin* "Mỹ mong đợi chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng."* Cái tựa đề bài báo nghe nó vừa mơ hồ, vừa gượng ép, cho dù TT Obama đại diện nước Mỹ, song tiếp NPT, cũng khó gọi là Mỹ "mong đợi", bởi sự viếng thăm này, do phía Việt Nam gợi ý. Như nhà văn Tô Hoài gợi ý giám đốc nông trường, chủ nhiệm hợp tác xã: "Lần trước tôi viếng nông trường chè, ban giám đốc cho tôi ăn xôi gà, lần này các đồng chí cho tôi ăn món gì nào? Thôi ta ăn tạm bún thịt nướng, đi nhá!" Lần trước tôi đi thăm hợp tác xã B, họ biếu tôi tủ đựng trà, thôi lần nà... thêm » 
 ....................
 

Cuộc sống người lính đảo lay động tâm hồn thí sinh trong đề Ngữ văn

Trang chủ - 2 giờ trước
*Cuộc sống người lính đảo vào đề thi* Đề Ngữa văn có thời lượng 180 phút với hai mặt giấy A4 khiến nhiều thí sinh “choáng” bởi đề viết dài. Tuy nhiên khi đọc kỹ, nhiều thí sinh tỏ ra hào hứng và thích thú với cách hỏi như vậy. Đề Ngữ văn có hai phần, phần đọc - hiểu và phần làm văn. Phần 1: Đọc – hiểu bao gồm 2 văn bản. Văn bản số 1 trích đoạn bài thơ Hát về một hòn đảo – Trần Đăng Khoa. Một trong những câu hỏi yêu cầu thí sinh chỉ ra: Đoạn thơ đã gợi cho anh/chị tình cảm gì đối với người lính đảo? Văn bản số 2 nêu vấn đề: Hội chứng vô cảm hay nói cách khác là căn bệnh trơ cảm ... thêm »
 ........................
 

lột lon tuỳ chọn?

koll tại đinh tấn lực - 2 giờ trước
Lại phải hỏi thăm những chuyên gia khác: Lý do gì mà, dù chưa biết phẩu thuật Xơ Phổi ra sao, thì Đại Tướng đã bị báo chí lột lon tức tưởi như này:
.................
 

Tin đồn và lòng tin

noreply@blogger.com (Danlambao) tại Dân Làm Báo - 3 giờ trước
*Ba Càm Ràm (Danlambao)* - Tin giang hồ đồn từ Hà Nội đang có 'đảo chính'. Anh Ba Dũng đang 'nắm tình hình' với đại tướng Trần Đại Quang bên công an. Đại tướng họ Phùng thì đang trị bệnh tại Pháp. Bác Trọng thì đang bị an ninh theo sát. Phía Mỹ cử đại diện sang thăm dò. Cựu tổng thống Bill nghe nói lên đường cấp tốc sang Việt Nam thảo luận. Tướng Vịnh thì bị cô lập... Tin tức nhiều. Đọc mà loạn đầu. Nhưng nói thật Ba Càm Ràm không quan tâm lắm cho bằng tình hình nhận thức của người dân trong nước. Người Tàu họ có câu: Muốn xây nhà cao tầng, phải làm nền vững chắc. Dân là nền móng... thêm »

Tự Do = Hạnh Phúc = Can Đảm ?

Guest tại GÓC NHÌN ALAN - 3 giờ trước
30 Câu Nói Về Tự Do Theo Ku Búa – Triết Học Đường Phố – 1 July 2015 1. “Những ai trao đổi sự tự do để giữ một chút an toàn không xứng đáng để hưởng tự do và an toàn.” – Benjamin Franklin 2. “Nơi nào tự do cư ngụ, nơi đó […] The post Tự Do = Hạnh Phúc = Can Đảm ? appeared first on GÓC NHÌN ALAN. 
..............................................
 

Đỗ Trung Quân

Quản thủ thư viện tại Sáng Tạo - 4 giờ trước
Nguyễn Quang Lập Năm 1992 mình vào Sài Gòn dự liên hoan Sân khấu nhỏ toàn quốc, đang đi lơ ngơ trên vỉa hè bỗng nghe tiếng gọi bác Lập bác Lập, ngoảnh lại thấy một ông nhỏ thó, đầu tóc rối bù, mặt mày già xụm, mỗi bước đi cái đầu bù lại gật […]