Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Sách sử nói quá ít về Trường Sa, Hoàng Sa

( theo tuoitre )
 22/03/2014 08:11 (GMT + 7)
TT - Đó là phản ảnh của nhiều học sinh tại buổi đối thoại sáng 21-3, giữa lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM với 150 học sinh đại diện cho học sinh các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn TP.
Trực tiếp đối thoại với học sinh là các ông Nguyễn Tiến Đạt, Nguyễn Hoài Chương - phó giám đốc Sở GD-ĐT, cùng trưởng, phó phòng chuyên môn của sở. Xem !

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

Suy nghĩ tản mạn về văn hóa

Mạc Văn Trang
Trong cuộc tọa đàm (22 - 01- 2014) về Văn hóa, giáo dục và phát triển nhân cách người Việt Nam… khi được giới thiệu bài “Mấy suy nghĩ tản mạn về giáo dục” của tôi vừa viết, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thế thao, Du lịch Hồ Anh Tuấn liền đặt viết bài này. Dẫu không chuyên, nhưng trước một gợi ý đầy cảm hứng, nên thành thật bày tỏ mọi nghĩ suy, chỉ mong gợi ra chút gì đó để cùng tư duy…. Đọc tiếp !

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Cop cho anh Kiên :

Luận bàn về bài viết "Tổ Quốc cần những con người mới" của Nguyễn Đắc Kiên

Chim Báo Bão (Danlambao) - Hôm nay lên mạng nhân đọc bài "Tổ Quốc cần những con người mới" của ký giả Nguyễn Đắc Kiên (NĐK). Sau khi đọc xong bài viết, dựa trên tinh thần dân chủ, thẳng thắn cởi mở tôn trọng những ý kiến khác biệt, tôi có một vài suy nghĩ nhằm phản biện lại bài viết trên của anh. Sau đây tôi xin có ý kiến  tập trung vào phần 1 bài viết  của NĐK, nhằm làm sáng tỏ vấn đề trên và rộng đường cho dư luận nhận xét bài viết trên của NĐK. Đọc tiếp !

Một con đường cải tổ

cọp bài của anh Kiên :

Lời dẫn
Ba tháng qua tôi đã có thời gian để suy xét lại về những điều tôi đã cho là đúng và cả những điều tôi đã cho là sai trước đó. Cũng trong ba tháng qua tôi có điều kiện quan sát gần hơn, tiếp cận gần hơn, có điều kiện để biết nhiều hơn, hiểu rõ hơn về các xu hướng vận động của nền kinh tế – chính trị nước nhà. Đó là khoảng thời gian quý báu với riêng tôi. Có thể coi đề xuất, chương trình, ý kiến… gọi là gì cũng được mang tên “MỘT CON ĐƯỜNG CẢI TỔ” ở dưới là kết quả của 3 tháng vừa rồi. Bài viết này xuất phát từ ý thức dân tộc, ý thức về trách nhiệm của một cá nhân, một công dân với vận mệnh dân tộc.
Tôi đã cố gắng giữ cho mình nguyên tắc, đứng ngoài mọi phe nhóm, mọi tổ chức chính trị, trong hay ngoài nước, trong hay ngoài Đảng Cộng sản để giữ cho mình một sự độc lập nhất định về tư tưởng. Hay nói cách khác, tôi chọn cho mình một con đường tri thức độc lập. Đó là tôn chỉ tôi đã theo và sẽ theo. Bài viết này, vì thế tôi mong mọi người được đọc với một tinh thần khách quan như vậy.  Đọc tiếp !

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

cop từ com :

Chúng tôi đã thừa thuốc gây mê, thưa tiến sĩ.

Bài phỏng vấn tiến sĩ người Áo gốc Việt Đặng Hoàng Giang: “Phương Tây - một giấc mơ hời hợt!” trên báo Lao động* đang được nhiều người đọc và tranh luận. Tôi có cái nhìn khác vể bài viết này, trước nhất là lời cám ơn ông TS Đặng Hoàng Giang: Cám ơn về liều thuốc an thần của ông có nhã ý muốn tặng cho người dân chúng tôi.... đọc tiếp !:

Thách thức của xã hội dân sự VN

Cập nhật: 10:19 GMT - thứ hai, 17 tháng 3, 2014
Các nhóm dân sự ở Việt Nam còn hoạt động lẻ tẻ và manh mún
“Xã hội dân sự và các mối quan hệ giữa nhân dân hai nước là một trong những mảng thú vị nhất của mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ” - nữ chính trị gia kiêm thứ trưởng Ngoại giao phụ trách về chính trị của Hoa Kỳ Wendy Sherman đã bình phẩm một cách ý nhị trong chuyến làm việc với các quan chức cao cấp Hà Nội vào đầu tháng 3 năm 2014.
Lối nói bóng bẩy nhưng không kém tính thực tế của những người đang cầm cân nảy mực về số phận TPP, gắn liền với mưu cầu thực dụng của chính quyền Việt Nam, đã gần như hợp thức hóa và mở toang cánh cửa xã hội dân sự trong một cơ chế vừa trải qua cuộc kiểm điểm định kỳ về nhân quyền đầy dị nghị tại Geneva vào đầu tháng 2 năm 2014.  Xem !

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

ha nguyenthanh: Toà Án Xứ KafkaĐăng bởi: Guest Ngày: 16 / 03 / 201...: Toà Án Xứ Kafka Đăng bởi:  Guest   Ngày:  16 / 03 / 2014   Trong:  Bài Của Khách   |   bình luận :  0 Vụ án kỳ lạ nhất Việt Nam Th...

Những Đúng và Sai về Con Người


Alan Phan
human monkey
(Bài viết từ 2012, nhưng vẫn là …thực tại. Có gì gọi là “thay đổi” ở xứ này không?)
May 21, 2012
May mắn luôn luôn là chỗ ẩn trú của sự lười biếng và bất lực (Luck is always the last refuge of laziness and incompetence – James C. Penney)
Hôm qua, một ký giả của một tờ báo mạng tận bên Đức xa xôi, điện thoại hơn 45 phút để phỏng vấn tôi về các vấn đề kinh tế xã hội hiện tại của Việt Nam. Về những dự đoán, anh cho rằng tôi khá chính xác khi tiên liệu các đây hơn 16 tháng trong một bài viết về cơn bão tái chánh sắp đổ bộ và về cái bong bóng bất động sản sẽ nổ vào cuối năm nay. Anh hỏi có những dự đoán nào ông đã sai về Việt Nam ?
Thực ra, những cái “đúng” của tôi (cũng như của nhiều người khác) rất dễ định vị. Triệu chứng sốt cảm hay ung thư của một con bệnh hiện diện cùng khắp. Nhìn qua các hiện tượng, nếu không bị đồng tiền hay thiên kiến làm mù mắt, bất cứ ai cũng nhận ra những nghịch lý và yếu kém của nền kinh tế Việt Nam so với chuẩn mực bình thường của toàn cầu. Quá dễ để đoán đúng.
Tuy nhiên, tôi thú nhận là đã “sai” khi phân luận về phản ứng của người có quyền và có lợi trong cuộc chơi. Tôi nghĩ rằng trước biến động, mọi người sẽ tích cực thay đổi tư duy, tìm lối sáng tạo, và giải pháp sau cùng sẽ nâng sức cạnh tranh của kinh tế Việt Nam lên vài ba bực. Tôi còn cho đây là cơ hội để tiến hành chính sách mà tôi gọi là “Đổi Mới II”.
Dĩ nhiên, tôi đã sai hoàn toàn. Khi gặp nạn, mọi người đều hô hào phải tái cấu trúc, phải cứu con bệnh, phải thay đổi cơ chế và con người để vượt bão. Ống loa của làng thì bảo dân cứ yên chí, mọi chuyện sẽ tốt đẹp trong vòng 2 hay 3 tháng, tối đa. Nhiều hội thảo, đề cương, quyết nghị…được thực hiện. Nhưng sau khi “nói”, đến giai đoạn phải “hành” thì mọi người lại quay về chỗ củ, tiếp tục đẩy tảng đá của Sysiphus. Ngay cả những doanh nghiệp tư nhân và những lớp người trẻ mà tôi kỳ vọng đã hầu như thụ động và bó tay.
Tôi còn nhớ vào thời điểm 1990 gì đó, khi tôi quay lại Saigon lần đầu sau 15 năm xa cách. Tháp tùng theo đoàn là vài nhà tư bản Mỹ quản lý 3 quỹ đầu tư lớn tại Wall Street. Toà Đô Chánh (quên, Uỷ Ban Nhân Dân TP) tổ chức một buổi thuyết trình rất trang trọng dành cho các vị khách đặc biệt này để mời họ đầu tư vào Trung Tâm Tài Chánh Thủ Thiêm bên kia sông Saigon. Các vị lãnh đạo cao cấp nhất hứa là cho đến 1993, thành phố sẽ hoàn tất đường hầm cũng như 2 cây cầu mới nối liền với Thủ Thiêm (mô hình theo Trung Tâm Pudong của Shanghai). May mà các ông tư bản Mỹ này cũng có nhiều kinh nghiệm với lời hứa của chính trị gia, nên không cắn câu. (Đường hầm và cầu mới hoàn tất vào 2012, 19 năm sau).
Có lẽ vài tháng của tái cấu trúc và đổi mới thể chế sẽ kéo dài đến vài thập niên? Không sao, chúng ta cũng chẳng có gì nhiều để làm, ngoài những giờ ăn nhậu mỗi đêm và cà phê mỗi ngày.
Cũng có thể đất nước sẽ vượt bão yên ổn vì các nhà lãnh đạo của chúng ta có lá số tử vi tốt. Họ hay đi chùa chiền, lên đồng, cúng bái thường xuyên nên rất nhiều thần linh phù hộ. Nhưng với 95% dân số, cuộc sống tạm bợ lây lất dưới những cơn bão này có thể trở thành vô tận không?
Đó là cái giá phải trả cho những lựa chọn đã làm nhiều thập niên trước.
Alan Phan

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

TỬU LUẬN



An-nam ta là một quốc gia vô địch về uống diệu. Kinh hoàng đến nỗi tôi cứ nghĩ ngoài việc đánh giặc ra thì chỉ có diệu. Tôi cũng là một thành viên iu tú và tích cực trong công cuộc uống diệu của nước nhà. Nhưng mấy năm nay, trên đà suy thoái của sức khỏe và hầu bao nên sự nghiệp cũng có phần kém đi long trọng. Nhưng có hề gì, sự nghiệp lẫy lừng nào mà chả có khúc quanh co.

Tử vi nhà người ta thì có cung quan lộc. Tôi mọi cung đều tệ, phát mỗi đường uống ăn nên khẩu lộc theo đó mà rực rỡ. Xưa ai hú cũng đi, bỏ cả việc để lên đường. Uống từ diệu cỏ cho đến Camus X.O hảo hạng mà tịnh chả băn khoăn về đẳng cấp hay độ thơm ngon. Cứ có tí cay tạo say và sau đó là la đà sa ngã. Cũng tầm lìu tìu thôi, tỉ như đá tí mát - xa, tẹo kara không có oke. Cùng lắm cũng chỉ ấp ôm chút bèo dạt mây trôi đôi khi là máu me và cũng có thể là be bét.

Bi giờ đỡ nhiều rùi. Hú vẫn nghe nhưng bao giờ cũng chốt lại là với ai. Đại khái là diệu có tí chọn. Là chọn người đối ẩm hoặc quần ẩm ( liu ý quần ẩm không có nghĩa là quần chưa khô, hố hố ). Nói thế để thấy diệu bây giờ chỉ là thứ xúc tác đưa cay cho đầu mày rạng rỡ nói những chuyện hàn lâm và cũng có thể là giời ơi. Nó không còn là thứ cốt iếu để đến với nhau nữa, mà sự nồng nàn của bạn hữu tình đời mới là cái lý mơi mơi.

Uống diệu cũng như lấy vợ và làm tình. Đầu tiên phải thích rồi làm bạn với nó. Rồi nhớ, rồi iêu và kết hôn cùng nó. Rồi cũng phải khởi động vuốt ve mơn trớn. Rồi cũng phải dồn dập nồng nàn. Và cuối cùng là cực khoái xuất ra. Tất nhiên với diệu thì ở đằng mồm. Chứ ở đằng chym thì có khi tiểu đường hay suy thận mãn. Có người càng già diệu càng hay. Có người rực rỡ quãng trung niên ngắn hạn. Còn những loại ngựa non hay trống choai mười tám đôi mươi thì chán hẳn. Bởi chúng không uống diệu, mà diệu uống chúng.

Bây giờ mở mắt ra là diệu. Sang thì bát phở đôi trứng đề ly lấy khí. Hèn thì cũng mét lòng hay rổ cóc ổi xoài me. Họ uống theo triết lý diệu sáng - trà trưa - tối kính thưa. Kinh hãi nhất có lẽ là đội ngũ viên chức nhà nước. Vô tội vạ đến mức quốc gia phải sức thông tri ban bố cấm kị. Mà nào có ăn thua. Hay như bần nông quê tôi, uống diệu để tiễn biệt những ngày dài vô nghĩa. Họ gom thành hội để uống. Chả dụ như hội trung niên xa vợ ( vì có vợ đi osin Đài Loan hay Mã lai ), hội gà tập gáy ( mới nhớn ) hay hội cận địa viễn thiên ( sắp chết ). Chán đi thì giao liu, tỉ thí, ầm ĩ cả một miền nhếch nhác quê hương.

Bạn tôi tuyền dạng thần tửu. Nghĩa là uống diệu thành thần, tuy cũng có vài anh đôi khi thành cẩu. Nghĩa là uống diệu như chó ấy, sủa nhiều và cuối cùng là cắn càn. Cứ sau một cơn say là ân hận, xót xa rồi mai lại lặp lại. Tôi có đi hỏi vài nhà tửu học về hiện tượng trên thì được giải thích là não xếp các nếp nhăn không tương thích với thể tích lọ chai. À hóa ra uống diệu có liên quan nhiều đến não cơ đấy. Đèo mẹ...

Là một dân tộc lấy diệu làm niềm vui và lẽ sống nhưng giáo khoa thư về diệu lại không nhiều. Chủ iếu là qua đường truyền miệng và rỉ tai. Khác hẳn với Tây dương diệu có dòng có giống và lịch sử hẳn hoi. Diệu An-nam ta để nhận ra bản sắc là bất khả bởi chả theo giống theo dòng nào mà thiên về cái sự thủ công man mọi hay bắt chước kèm theo cái tên gọi rất bần nông là lá chuối hay cuốc lủi hoặc mấy cái tên Tây phương đọc gãy cả răng hàm. Vài anh tỏ vẻ tinh hoa cứ bảo diệu quê aka cuốc lủi hay lá chuối là bổ béo. Đéo phải đâu, bởi với phương thức nấu và pha phách đó thì độc tố an - đê - hít vưỡn còn đến 80%. Nốc nhiều thì nguy cơ lên cồn đổ giun chơi dế là lắm lắm. Uống vừa để say thì rất mệt và nặng đầu, chưa kể người ngợm hay mồm mép thối rưng rức như bể phốt. Có hạ thổ đi vài tháng hay ít năm thì còn tí hồn vía để ru đời. Khác với cái anh diệu Tây chính cống, đã say là sâu lắng dịu dàng, người cứ như đu trên tiên cảnh và đặc biệt mồm mép lại thơm tho. Trước tôi hay có cái bình thép mỏng đựng diệu kiểu cách của các tay chơi cao bồi nên thi thoảng vưỡn chắt diệu vào mà đi mèo mỡ. Cứ lâm trận là dốc nửa bình lấy sức và tiện thể xúc miệng luôn. Nhưng từ đận gặp một giai nhân mồm thối tôi cũng ít dùng bởi vệ sinh trong ái tình nó không nằm nghiêng sang một phía.

Nhà tôi diệu có nòi. Nghe bố tôi kể thì từ đời ông cố nội. Nhưng khác với người ta là uống diệu đâm phương phi béo tốt và sống dai thì đằng này toàn tạch lúc vửa qua đốt 6 sọi. Và tất nhiên tuyền những xác ve bịnh trọng. Đến đời bọn tôi nhẽ thoát ly đi cả và ăn cơm thiên hạ nhiều nên sự diệu bơn bớt đi tí chút. Có mỗi tôi nặng đô nhất nhưng lại được cái béo tốt hồng hào tuy đôi lúc ấm ách lá gan hay phàn nàn tý Gút. Tôi cứ hay lo toan cái sự diệu ngày một vợi đi. Điều đó đồng nghĩa với việc giảm dần sức kéo. Vợ tôi thì mừng lắm, bởi với thị uống ít đi là sức khỏe kiện toàn và quan trọng là hầu bao đảm bảo. Nhưng thị đâu biết, uống diệu nó như làm tình. Không còn iêu, mê, say nữa là chỉ dấu cho sự phấn đấu lên bàn thờ. Lúc đấy lại chả nức nở ra tưới diệu lên mộ phần mà kêu gào niềm hanh hao xưa cũ. Mẹ cái loại bú zù.

Các bạn, cứ diệu và iêu. Nếu có thể!



Xem tại đây !

Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

theo bbc :

Mỹ sẽ ‘sát cánh’ cùng Ukraine

Cập nhật: 05:13 GMT - thứ năm, 13 tháng 3, 2014
Mỹ thể hiện cam kết với Ukraine tại Nhà Trắng
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chào đón Thủ tướng tạm quyền của Ukraine đến Nhà Trắng và cam kết sẽ ‘sát cánh cùng Ukraine’ trong cuộc khủng hoảng của nước này với Nga.
Ông cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng cộng đồng quốc tế ‘sẽ buộc bắt Nga phải trả giá’ nếu nước này không lui quân.

‘Không đầu hàng’

Phát biểu sau cuộc hội đàm với ông Obama, Thủ tướng lâm thời Ukraine Arseniy Yatsenyuk, nói rằng nước ông sẽ ‘không bao giờ đầu hàng trước Nga’.
“Hoàn toàn không thể chấp nhận được việc binh lính Nga đặt chân lên đất Ukraine ở thế kỷ 21, vi phạm tất cả thỏa thuận và hiệp định quốc tế,” ông nói.
Trước đó, lãnh đạo các nước G7 cũng đưa ra cảnh báo tương tự đối với Nga.
Cộng đồng quốc tế đưa ra lời kêu gọi này đối với Moscow trước khi diễn ra cuộc trưng cầu dân ý vào Chủ nhật ngày 16/3 tới tại Crimea để quyết định xem khu tự trị này có muốn sát nhập vào Nga hay không.
Tổng thống Obama nói ‘lập trường của Mỹ là rất rõ ràng rằng chúng tôi xem việc binh lính Nga thâm nhập vào Crimea bên ngoài các căn cứ của họ là hành động vi phạm luật pháp quốc tế’.
"Hoàn toàn không thể chấp nhận được việc binh lính Nga đặt chân lên đất Ukraine ở thế kỷ 21, vi phạm tất cả thỏa thuận và hiệp định quốc tế."
Thủ tướng lâm thời Ukraine Arseniy Yatsenyuk
“Chúng tôi rất kiên quyết khi nói rằng chúng tôi sẽ sát cánh cùng với Ukraine và người dân các bạn trong việc đảm bảo giữ gìn chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ,” ông nói.
Đề cập đến cuộc hội đàm sắp tới giữa ngoại trưởng hai nước là John Kerry và Sergei Lavrov ở London, ông Obama nói ông hy vọng các nỗ lực ngoại giao sẽ đưa đến việc ‘suy nghĩ lại’.
Tuy nhiên ông nhấn mạnh rằng nếu Moscow ‘tiếp tục đi trên con đường hiện nay thì không chỉ chúng tôi mà cộng đồng quốc tế... sẽ buộc phải bắt Nga trả giá đối với hành động vi phạm luật pháp quốc tế và xâm phạm vào lãnh thổ Ukraine’.
Ông không nói rõ cái giá phải trả này là gì, nhưng Washington đã ra lệnh cấm cấp thị thực nhập cảnh đối với một số quan chức cấp cao của Nga và đe dọa đóng băng tài sản của một số nhân vật khác.
Ông Obama cũng nói rằng Mỹ sẽ ‘bác bỏ hoàn toàn’ kết quả cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea vì nó được tổ chức một cách ‘vội vã’.

Sẽ trừng phạt thêm?

Ukraine dự định thành lập thêm lực lượng vệ binh quốc gia
Phóng viên BBC Rajini Vaidyanathan từ Washington nhận định rằng cuộc gặp ở Nhà Trắng này là cách để Mỹ bày tỏ sự ủng hộ công khai cho chính phủ lâm thời Ukraine.
Nhưng hiện nay vẫn chưa rõ là làm thế nào để buộc Nga thay đổi hành động, bà nói thêm.
Trong lúc này, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu chấp thuận khoản cho vay đảm bảo trị giá 1 tỷ đô la cho chính phủ mới của Ukraine và cho phép Chính phủ Mỹ áp đặt lệnh cấm vận đối với các quan chức Nga và Ukraine.
Trước đó, lãnh đạo các nước G7 bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Ý và Canada và Liên minh châu Âu đã ra một thông cáo tương tự.
"Nếu Nga tiếp tục đi trên con đường hiện nay thì không chỉ chúng tôi mà cộng đồng quốc tế... sẽ buộc phải bắt Nga trả giá đối với hành động vi phạm luật pháp quốc tế và xâm phạm vào lãnh thổ Ukraine."
Tổng thống Mỹ Barack Obama
Thông cáo này đe dọa họ sẽ ‘có thêm hành động, riêng rẽ hoặc tập thể’ nếu Nga tiếp tục hành xử như vậy.
Tại cuộc họp báo chung ở Warsaw, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk nói các ngoại trưởng châu Âu sẽ bàn thảo ‘giai đoạn trừng phạt thứ hai’ khi họ nhóm họp vào thứ Hai ngày 17/3.
Các nhà lãnh đạo EU đã đình chỉ các cuộc đàm phán với Nga về việc nới lỏng hạn chế thị thực cho công dân nước này cũng như ngừng các hoạt động chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh G8 tại Sochi vào tháng Sáu tới.
Bà Merkel cũng tỏ dấu hiệu cho thấy EU sẽ ký ‘nội dụng chính trị’ trong thỏa thuận liên hiệp giữa EU với Ukraine trong tháng này.
theo thanhnien :

Máy bay Malaysia mất tích: Gặp khó vì 'đụng' bí mật quân sự?

(TNO) Các nỗ lực tìm kiếm máy bay mất tích thuộc hãng hàng không Malaysia Airlines gặp khó khăn vì các nước trong khu vực không sẵn lòng chia sẻ thông tin về tầm hoạt động của hệ thống radar quân sự của nước mình, tờ Telegraph(Anh) dẫn lời cựu điều tra viên tai nạn máy bay người Anh David Gleave bình luận.


Nhân viên cứu hộ trên máy bay AN-26 của Không quân Việt Nam đang lùng tìm chiếc máy bay mất tích thuộc hãng hàng không Malaysia Airlines - Ảnh: Reuters
Chuyên gia hành không này cho rằng hệ thống radar hải quân và radar quân sự đặt trên đất liền của các quốc gia nằm gần địa điểm chiếc Boeing 777 bị mất tích nhiều khả năng đã lần ra chiếc máy bay.
Nhưng tiết lộ khả năng dò tìm của các hệ thống radar này là một điều nhạy cảm và đó có thể là nguyên nhân chính quyền các nước không sẵn lòng công bố những gì họ biết.
“Điều đầu tiên công chúng không biết chính là radar quân đội trên mặt đất đã thấy gì. Đây là một khu vực đang có căng thẳng khá lớn về chính trị”, ông Gleave, hiện là chuyên gia hàng không thuộc Trường đại học Loughborough (Anh), nói.
Những nước trong khu vực đều có radar hoạt động, nhưng chúng ta không hề biết họ đã thấy gì. Và một lý do khiến họ không nói ra là vì điều này sẽ đồng nghĩa với việc phơi bày khả năng quân sự của họ đối với các nước xung quanh, chuyên gia này nhận định.
Ông Gleave còn nói thêm rằng chiếc máy bay của Malaysia Airlines “lẽ ra đã phải xuất hiện trên radar quân sự từ khá lâu rồi”.
Chuyên gia người Anh cũng chỉ ra rằng các hoạt động của tàu hải quân trong khu vực, vốn có khả năng phát hiện các máy bay bay ở các vùng lân cận, cũng không được công bố.
Hoàng Uy
tuoitre :

Chiếc phong bì không còn chứa đủ tiền hối lộ

13/01/2014 10:44 (GMT + 7)
TT - Có hay không hành vi đưa và nhận hối lộ còn phải chờ cơ quan chức năng điều tra, làm rõ nhưng những lời khai tại phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng mới đây cho thấy có những cuộc giao dịch mà tiền USD được chất đầy trong những vali, giỏ xách.
Và chuyện đưa và nhận tiền với hàng trăm ngàn USD ấy diễn ra hết sức bình thường, đơn giản...
TS Phạm Duy Nghĩa (trưởng khoa luật Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) nói: “Giả định rằng những lời khai tại tòa là sự thật thì nửa triệu USD mà ông Dương Chí Dũng mang đi hối lộ phải đựng trong túi kéo. Còn 1 triệu USD mà trước đó một bị cáo khác khai đã đưa cho ông Dũng thì phải bỏ trong vali kéo...
Chẳng còn là chuyện lạ
* Có phải ông muốn dùng hình ảnh cái vali, túi kéo thay thế chiếc phong bì để khái quát tình hình tham nhũng?
- Cái việc hối lộ, nhiễu nhương trong xã hội Việt Nam không còn là chuyện lạ. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói với cử tri quận Ba Đình (Hà Nội) là “bây giờ làm gì cũng phải có tiền, không có tiền là không trôi... tham nhũng nhiều như gãi ghẻ, rất khó chịu”.
Trước đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khi tiếp xúc cử tri ở TP.HCM cũng nói trong bộ máy của chúng ta không chỉ có một con sâu mà cả một bầy sâu.
Rồi các phiên họp của Quốc hội, HĐND bị chất vấn nhiều nhất là vấn đề có hiện tượng chạy chức chạy quyền, thậm chí ở HĐND TP Hà Nội đã có cuộc tranh luận chạy chức này chức kia là bao nhiêu tiền...
Như vậy, đây không phải là chuyện lạ, giật đùng, ngã ngửa gì cả. Từ 20 năm trước ở vỉa hè Hà Nội tôi đã nghe chuyện chạy chức này chức kia, chạy việc này việc kia giá bao nhiêu... Nhưng nay hiện tượng chạy chức chạy quyền ấy không còn nằm ở quán chè nước nữa mà đã lan đến nghị trường.
Và lời khai của Dương Chí Dũng chỉ lượng hóa được một điều cụ thể là cái phong bì không chứa nổi tiền hối lộ nữa mà nó phải là một cái giỏ xách, một vali.
Đồng thời cảnh báo xã hội về việc các quan chức khi dính vào tội hình sự thì dùng tiềm lực kinh tế để tránh sự trừng phạt của công lý.
* Nhưng đây là lần hiếm hoi người ta nghe chính thức một người trong cuộc kể lại hành trình đi đưa hối lộ với số tiền kếch xù, số tiền bao nhiêu, ngày nào, đưa cho ai, rất đơn giản...
- Chuyện này cũng không mới. Vụ tham nhũng ở dự án đại lộ Đông Tây của ông Huỳnh Ngọc Sĩ (nguyên phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM), bên đưa hối lộ là Công ty PCI của Nhật cũng đã khai hết quá trình, dân ta cũng đã biết hết.
Có điều người ta không đưa hối lộ, chuyển tiền thô thiển kiểu kéo - một - chiếc - vali như ở nước mình. Ở nước ngoài, muốn chuyển một khoản tiền cũng phải có những động tác giả, giả vờ có những hợp đồng, chuyển qua công ty trung gian.
Vì họ biết sẽ bị kiểm toán chặt chẽ, không tránh được ánh mắt của luật pháp. Cái phong bì trước đây hay vali, túi xách bây giờ không chỉ phản ánh một sự thật chua chát về tham nhũng mà còn cảnh báo một sự cẩu thả trong quản lý dòng tiền của Việt Nam cũng như chủ nghĩa tiền mặt và sự giám sát đáng ra phải có của Nhà nước.
Tất cả những điều này mọi người đều biết hết, có điều qua vụ này nó mới lộ ra chi tiết.
* Dương Chí Dũng nhận và đưa những khoản tiền lớn đến cả triệu USD một cách rất gọn nhẹ. Ông có bình luận gì về sự “đơn giản” này không?
- Sự khốn đốn do kinh tế suy thoái đang tác động rất lớn đến người dân, người ta quan tâm đến chuyện con cái học hành, khám bệnh, tết này ra sao...
Cuộc mưu sinh đang làm cho người ta thờ ơ. Nhưng cái lớn hơn là người ta thấy tham nhũng đó nhưng không chống lại được.
Biệt thự quan chức ở đâu dân cũng biết. Nhà thờ họ quan chức ở đâu dân cũng biết. Con công chức đi học nước ngoài người ta cũng biết. Quan chức ốm chữa bệnh ở đâu người ta cũng biết luôn.
Thế nên họ chẳng “sốc” mà cũng chẳng kinh ngạc. Đó là dấu hiệu rất đáng lo ngại. Vì thế vụ việc này nhìn chung dân chúng bình thường thì có một sự tò mò nhưng theo tôi dự cảm là không gây ra hiệu ứng “sốc”.
Phiên tòa như một tiếng thét
* Ông có nói đến hai chữ “phúc lợi”. Nếu hiểu đó là một miếng bánh thì những chiếc vali hay túi tiền các bị cáo khai tại hai phiên tòa đang minh chứng có hiện tượng“kẻ ăn không hết, người lần không ra”?
-  Ở Việt Nam đang thiếu một tầng lớp trung lưu nhưng lại rất nhanh chóng có một tầng lớp thượng lưu giàu có. Còn phần đông công chúng còn lại là những tầng lớp vừa đủ sống có thể dư một chút chứ không phải là trung lưu. Xã hội Việt Nam đang bước vào tình trạng mất cân xứng, xuất hiện một lớp váng những người giàu có.
Và sự bí ẩn cần giải thích là nguồn gốc đã tạo nên sự thịnh vượng của những người này. Đó là gần 30 năm đổi mới, có một số doanh nghiệp hoạt động tốt nhưng cũng có những doanh nghiệp hoạt động không tốt lại được giao rất nhiều tài nguyên, đất đai.
Và do quản lý không tốt, số tài nguyên này cứ “róc rách” chảy về túi của các cá nhân. Và vụ tham nhũng tại Vinalines do Dương Chí Dũng cầm đầu là một ví dụ cụ thể.
* Ông nhận xét chiếc vali kéo và túi xách đầy tiền là một hình ảnh thô thiển. Hình như nó còn hàm ý gì khác?
- Thô thiển là vì như tôi đã nói, chiếc phong bì không còn chứa nổi tiền nữa. Đó cũng là điều chẳng mới, cái đáng buồn cho dân tộc Việt Nam là rất nhiều nguồn tài nguyên đã làm giàu cho ngoại quốc.
Ví dụ mua cái ụ nổi thì phần lớn số tiền đâu phải quan chức Việt Nam được hưởng mà là vào tay chủ cái ụ rác đó ở nước ngoài.
Chúng ta đang phát triển bằng cả cách bán sức lao động trong độ tuổi dân số vàng, bán tài nguyên của tổ tiên để lại. Có một chút phúc lợi thì được san sẻ bởi những người có thế lực, còn số còn lại thì được khai thác bởi tư bản nước ngoài.
Tham nhũng có tội không chỉ ở chỗ ăn đi phần nhiều miếng bánh phúc lợi mà còn tước đi cơ hội của hàng triệu người, chuyển nguồn tài nguyên tích cóp của tổ tiên sang tay cho các ông chủ trong nước và nước ngoài. Điều chua xót nó nằm ở chỗ đó!
Phiên tòa xét xử những vụ việc liên quan đến Dương Chí Dũng như một tiếng thét, một hồi còi. Cần phải làm ra những sức ép mới để cho những người có quyền hiện hành phải đối mặt với thách thức và sự đòi hỏi của dân chúng.
Dòng chảy của nguồn tiền kếch xù
* Ở phiên tòa xét xử vụ tham nhũng tại Vinalines, một bị cáo khai đã kéo một vali đầy tiền đến đưa cho Dương Chí Dũng. Còn ở phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng và đồng phạm tổ chức đưa người khác trốn đi nước ngoài, Dương Chí Dũng lại khai ông xách một giỏ tiền đến đưa cho một cán bộ cao cấp ngành công an. Dường như chiếc vali và chiếc túi xách đầy tiền có chung một “dòng chảy”?
- Cái vali chạy đến nhà Dương Chí Dũng không thể dừng lại mà nó phải chạy chỗ khác để làm cho hệ thống đó “hài hòa”. Và quy luật ấy có sự khắc nghiệt của nó. Nó tự tái sinh và thù địch với những ai ngăn cản. Ai tấn công thì sẽ trở thành đối thủ, hoặc sẽ bị tiêu diệt hoặc sẽ được kết nạp vào... Chúng ta không đủ thông tin để hiểu. Cho nên không có gì lạ khi những người này bị pháp luật hạch tội thì họ lại dùng nguồn tiền nhận được để chạy tội.
Giả định rằng có thật việc nửa triệu đô mà Dương Chí Dũng đưa cho một cán bộ ngành công an thì bởi nguồn phúc lợi kếch xù họ nhận được quá dễ dàng và trong một thời gian ngắn. Và số tiền mà họ nhận được từ vali hay túi kéo dĩ nhiên không thể dừng lại mà nó phải được lưu chuyển “hài hòa”.

NGUYỄN VIỄN SỰ thực hiện

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

Quê Choa: Viết trong ngày 8 tháng 3

Dạ Ngân 
Bảy giờ sáng, con gái cách xa 12 cây số mang lẵng hoa đến. Của rể mua à con? Đâu, ảnh bận lu xà bù, hoa cho con còn chưa thấy nữa. Đành cười, rể cày để nuôi vợ nuôi con, vợ nó là con gái mình, coi như lẵng hoa này là của chồng công vợ.



Sở dĩ con gái mang hoa cho mẹ là vì biết mẹ thích hoa nhưng chồng của mẹ không bao giờ mua hoa. Đó là một trong những đặc điểm ưu tú của đàn ông Việt. Nhưng hôm nay khác, sau khi ăn phở được con gái trả tiền, ông chồng ra chợ cầm về một bông hồng vàng. Không khỏi ngạc nhiên, hội chứng đám đông đây à?  Xem tại Quê Choa !:

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

Quê Choa: Mỹ kêu gọi Trung Quốc minh định bản đồ lưỡi bò ở B...

Trà My
Ảnh bên:Đô đốc Samuel Locklear III, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ

Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc minh định các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh theo bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn ở Biển Đông.




Phát biểu của Đô đốc Samuel Locklear được đưa ra tại buổi hội thảo do Trung tâm An ninh Quốc tế Brent Scowcroft thuộc Hội đồng Đại Tây Dương có trụ sở tại thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ tổ chức hôm 6/3.

Nội dung chính của cuộc hội thảo bàn về tương lai An ninh Châu Á, các viễn ảnh ngắn-dài hạn đối với Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Hoa Kỳ trong việc củng cố cấu trúc an ninh của Mỹ tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, cùng những thách thức và cơ hội trong việc thực thi các ưu tiên chiến lược quốc phòng chủ yếu của Washington.
Xem !:

Quê Choa: Bốn lý do tại sao Putin đang thua cuộc ở Ukraina

Simon Shuster từ Simferopol, Time, ngày 3/3/2014
Vũ Thị Phương Anh dịch
Ảnh bên:Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái), và Tổng cục trưởng Tổng cục huấn luyện chiến đấu của Lực lượng vũ trang Ivan Buvaltsev quan sát cuộc diễn tập tại trường bắn Kirillov, tỉnh Leningrad, ngày 3 tháng Ba, 2014. Mikhail Klimentyev—RIA Novosti/Reuters



Chỉ một tuần trước đây, ý tưởng về sự can thiệp quân sự của Nga vào Ukraina vẫn còn rất xa vời nếu không phải chỉ là những đồn thổi nhằm gây hoang mang dư luận. Bởi các rủi ro là quá lớn đối với Tổng thống Vladimir Putin và đất nước mà ông đã cai trị trong suốt 14 năm qua. Nhưng sự xuất hiện của quân đội Nga ở Crimea vào cuối tuần qua đã cho thấy rằng Putin chẳng phải là không thích những cuộc phiêu lưu liều lĩnh, ngay cả khi chúng hầu như chẳng mang lại lợi ích gì cả. Trong những ngày tới, ông sẽ phải quyết định xem mình sẽ tiếp tục can thiệp đến đâu và sẵn sàng trả giá cho nó đến mức độ nào. Tuy nhiên, rõ ràng là Putin đã không thể nổi lên như kẻ chiến thắng trong cuộc xung đột này, ít ra là không cân nhắc những thiệt hại và lợi ích mà ông đạt được qua cuộc xung đột. May lắm thì đó sẽ là một chiến thắng với cái rất cao, còn nếu không may thì đó sẽ là một thảm họa hoàn toàn. Dưới đây là những lý do:...Xem tại Quê Choa !

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

Quê Choa: 'Việt Nam giam tù chính trị nhiều nhất Đông Nam Á'...

'Việt Nam giam tù chính trị nhiều nhất Đông Nam Á'

Trà My
Ảnh bên:Công an canh gác bên ngoài trại giam Thanh Xuân, Hà Nội. Theo thống kê của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH, Việt Nam là nhà tù lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á giam giữ tù nhân chính trị.

Việt Nam là nhà tù lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á giam giữ tù nhân chính trị, theo thống kê được Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH có trụ sở tại Châu Âu công bố hôm nay.


FIDH nói ước tính hiện có ít nhất 212 nhà bất đồng chính kiến đang bị Hà Nội giam cầm và nhiều người khác đang bị quản thúc tại gia.  Xem tại Quê Choa !

Quê Choa: Thảm sát Côn Minh: Điềm báo không thể hạ cánh mềm

Thảm sát Côn Minh: Điềm báo không thể hạ cánh mềm

Phạm Chí Dũng
Ảnh bên:Xác những người thiệt mạng sau vụ thảm sát được đặt nằm la liệt trên mặt sàn nhà ga Côn Minh, 29 người tử nạn. (Theo Giao thông vận tải)

Điềm báo vĩnh biệt


Không một chế độ chính trị nào có thể tồn tại vĩnh viễn, nhất là với những thể chế không muốn vĩnh biệt khúc quanh độc tài. 
Quê Choa: Thảm sát Côn Minh: Điềm báo không thể hạ cánh mềm:

Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ là cổ đông tại nhiều ngân hàng.

Ngày 21/2/2014, bài vết trên Báo Người cao tuổi phản ánh về khối tài sản khổng lồ của ông Trần Văn Truyền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã thu hút sự chú ý của nhiều người.
Sự việc vẫn còn đang "nóng hổi" thì mới đây, Báo Người cao tuổi tiếp tục đưa thêm thông tin khác không kém phần “đình đám” về ông Truyền và ông Ngô Văn Khánh – Phó Tổng Thanh tra Chính phủ.  (Đọc tiếp !:) 

Trung Quốc có thể học tiền lệ của Nga?

clip_image001
PGS Hoàng Ngọc Giao quan ngại tiền lệ của Nga bị Trung Quốc sao chép sử dụng ở nước ngoài và Đông Nam Á.
Nếu lập luận đưa quân đội của Nga vào bán đảo Crimea của Nga để bảo vệ kiều dân Nga được chấp nhận, thì sẽ rất khó bác lý khi một cường quốc khác, chẳng hạn như Trung Quốc, sử dụng chiêu thức tương tự để can thiệp ra nước ngoài nhằm 'bảo vệ lợi ích' của Trung Quốc và 'bảo vệ an ninh' cho cư dân, kiều dân Trung Quốc ở nước ngoài, theo PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, nguyên Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ.
Hôm 03/3/2014, chuyên gia luật quốc tế nói với BBC từ Hà Nội: (Đọc tiếp !:)