Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Lảnh "Đạo" tài tình ! Lảnh luôn Chú đạo, Cô đạo !!!_đcm ! cái này của Phẹt :

ĐẬU PHỤ CHÙA - VỸ THANH



Tôi vốn vô thần. Chả tin đéo gì ngoài tin chính mình. Ấy thế mà lắm khi lung lay bỏ mẹ. Tôi đồ rằng con người phải có đức tin, cũng như niềm tin vào cuộc sống. Thế nên đợi khi nào cái sự tin vào bản thân lung lay như răng bô lão thì sẽ kiếm cái gì đó chắc chắn để hàn tôi vào. Còn hiện tại thời chưa. Hoặc nếu có, tôi chỉ tin...vào lìn hehe.

Ai đó nói Phật giáo là tôn giáo là sai nhé. Nó đơn giản chỉ là đạo nên người ta gọi là đạo Phật. Tôi không đủ viễn kiến và thì giờ để là luận giải, nhất là cho các anh, bọn con bò. Nên tôi chỉ lan man vài điều nhố nhăng, báng bổ.

Chả là tôi không mấy khi đi chùa, hoặc có thì chỉ là việc chở con vợ già đi những ngày trọng, tỉ như đầu hoặc cuối năm. Thi thoảng cũng chăn dăm em vện trẻ vào chùa hóng cảnh để cho cái sự sôi sục chim bò nó bớt hung hăng. Nhưng số tôi đen, đi lần nào thì y như rằng không bị đá ví thì mất điện thoại. Có vẻ như sự ngáo ngơ của tôi nó hợp với phường đạo chích. Tôi thật không thích tí nào.

Có đận tôi chăn một con mái mạn Hà Tây - Thường Tín, nhà em ý cạnh chùa Nhị Châu, cạnh luôn cả nhà ông Nguyễn Trãi. Chùa này nhỏ lại trong làng nên vắng lắm, ra cái vẻ thanh tịnh, nghe đâu lại còn thiêng. Con mái hay dẫn tôi vào mỗi dịp đến chơi. Nó cầu khấn cái đéo gì tôi chả biết vì tôi chỉ le ve lượn vòng hóng lờ bên ngoài. Nhưng tôi thích chị sư trụ trì chùa này, bởi chị đẹp như Lan trong chuyện Tắt lửa lòng của ông thợ văn chết tiệt nào đó. Chị ý mời tôi dùng trà và gởi cho danh thiếp. Từ đó tôi mới biết các sư nữ trụ trì thì có Phật danh là Tì Kheo Ni. Tôi thành thật xin lỗi chị.

Ni sư thuyết tôi lịch sử chùa cũng như vài khái niệm Phật pháp. Tôi không hiểu mấy nhưng cam đoan là ni sư rất thông tuệ. Tôi không có ý báng bổ khi hỏi ni sư đẹp thế sao vào chùa? Ni sư bảo là do căn cốt. Tôi chả hiểu căn cốt là gì nhưng cũng cố luận giải, đại khái như định mệnh. Không biết đúng hay sai?

Cảm cái vẻ xinh đẹp của ni sư và sự hứng tình với em mái trẻ nên tôi vọc túi móc năm trăm bỏ phong bì làm công đức. Ni sư ghi danh tôi nắn nót vào sổ và trao cho một cái giấy ghi công, giống như cái bằng khen nhưng bé tẹo, lại còn bắt tôi để lại số di động làm duyên. Gớm chết chết.

Thế thôi mà tháng nào cũng réo hai bận, vào ngày rằm và mồng một. Khi thì mời dự tiệc chay, khi thì báo nhà chùa có lễ trọng. Ban đầu tôi hân hoan lắm vì nghĩ ni sư kia cảm cái chân tình của tôi, hoặc chí ít là cái vẻ lơ ngơ đi chợ như đi chùa. Nhưng khi tôi trình bày với con vợ già, nó bảo em đi chùa quanh năm làm gì có ai gọi. Nó hỏi tôi có cho tiền không? Tôi thành thật là công đức năm trăm chứ mấy. Nó cười thét lên, bảo tôi là con ếch và ni sư kia đang miệt mài làm công tác tiếp thị bán cháo hoa. Tôi hoang mang đéo chịu.

Có dịp đi đó đây tôi mới để ý. Là cái sự ăn mặc của sư. Nếu như phía Bắc nâu sòng thì phía Nam vàng tía. Là bởi cái đường truyền vào mà thành ra. Nâu từ phương Bắc sang, gọi là Đại thừa. Vàng từ phía Nam vào, gọi Tiểu thừa. Cái tiểu - đại đó các anh đi mà Gúc, tôi đéo lắm hơi. Nhưng cái tôi nhận thấy là cái Tiểu thừa nó nhập thế hơn, nghĩa là đời hơn. Còn cái Đại thừa lại thiên về thoát tục. Xa xôi và kẻ cả.


Đừng tưởng đại học là đặc quyền của các anh. Nó còn là chỗ cho sư rèn kinh giũa phật dưới cái tên oách hơn nhiều: Học viện Phật giáo. Đâu như ngoài Bắc có cái to lắm ở Sóc Sơn. Miền Trung cũng vật vã ở Huế. Phía Nam hình như ở chùa Vĩnh Nghiêm - Sài Gòn? Muốn vào học cũng phải thi cử, đỗ đạt mới được đi. Rồi cũng có cả hệ chuyên tu, tại chức dành cho các vị đã an bề nhưng chửa mấy tinh thông. Người ta gọi đây là sự chuẩn hóa đội ngũ sư. Tôi kịch liệt phản đối anh nào gọi là đội trọc. Ra trường cũng được bổ đi làm việc, từ chùa trung ương đến chùa địa phương hay làm thư lại cho TW giáo hội. Nhưng có chuyện này không biết có phải là hoạt kê hay không nên tôi không dám bình luận. Nếu như các anh tốt nghiệp đại học muốn có chỗ ngon thì phải chạy việc, còn các anh sư kia cũng phải...chạy chùa. Cơ chế lòng vòng hay bạc tiền thế nào tôi không biết nên chỉ coi đó là sự hoạt kê. Đời thiếu đéo gì những thứ chéo ngoe như cẳng ngỗng.

Như tôi nói đâu đó, xứ ta giỏi nhất ba nghề là kinh doanh xác chết, hình nộm và tâm linh. Cho tôi miễn bàn về hình nộm và xác chết. Tôi bàn về tâm linh, mà cái này lại gắn chặt với Phật, với chùa thông qua vật trung gian là sư. Con vợ già tôi kể, sở dĩ nó muộn chồng là do không chịu đi cắt tiền duyên. Thế nên khi có ý định xơi tôi thì bắt đi cùng cắt tiền duyên cho bằng được. Nó sợ bong mất tôi hoặc cũng có ý đề phòng đkm. Không hiểu nó liên hệ qua kênh nào mà đúng ngày trọng dắt tôi đến cái chùa vật vã mạn Thanh Trì với một tâm trạng tưng bừng hiếm có. Tôi có hỏi đồ lễ thì nó bảo đặt tiền thày biện cho rồi. Tôi hỏi nhiều không? Nó bảo bảy triệu. Các anh nhớ cho, bảy triệu thời giá 2001 nhe. Đến khi cưới mẹ tôi cho tôi có hai triệu làm vốn riêng thôi đấy.

Gớm chết chết, cả một sảnh phủ phê nào những vàng tiền hoa quả. Ông thày là một ông sư trọc nhưng mai - gáy lại xanh rì, ăn vận chỉnh tề lầm rầm khấn vái như bổ củi. Chốc chốc lại chen thêm tiếng cheng cheng của cái khánh tí hỉn kề bên. Tôi chả hiểu thày khấn gì. Chỉ biết con vợ tôi ( hồi đó là người iêu) mắt nhắm tít, hai tay thành kính chắp ngực, mồm rên những âm thanh lạ tai rít rít, xùy xùy...

Tôi ngồi xếp bằng bên cạnh, mắt thao láo nom cái bộ dạng ông thày và con vợ rồi cười rinh rích, tí tóe dắm ra quần. Ô thế mà may, sau đó nửa tháng tôi cưới nó thật. Nó khen ông thày kia tận mây xanh. Đâu lại có cái giống thày cao tay đến thế hế hế. Tôi thì tôi nghĩ, địt mẹ đéo trói tôi thì có cặc ý mà tiền duyên. Mất tiền và không có duyên là cái chắc. Mà cũng biết đâu đấy, bảo là đi cắt tiền duyên nhưng nó lại nhờ ông thày khấn cho trói chặt chứ cắt bỏ cái đéo gì.